Đối chiếu câu tra o nhận có động từ bổ trợ trong tiếng Nhật và câu có ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 129 - 138)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

4.2. Câu tra o nhận tiếng Nhật trong sự đối chiếu với các câu có ý nghĩa tƣơng

4.2.2. Đối chiếu câu tra o nhận có động từ bổ trợ trong tiếng Nhật và câu có ý nghĩa

tương đương trong tiếng Vit

4.2.2.1. Sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc câu

Việc phân loại CTN trong tiếng Nhật thành 2 dạng CTN với ĐTT và ĐTBT mà luận án áp dụng là dựa trên chức năng hoạt động của động từ trong câu. Tuy nhiên, nếu phân loại dựa trên phƣơng diện nghĩa, cũng có thể phân thành hai dạng tƣơng đƣơng: câu biểu thị ý nghĩa trao - nhận sự vật và câu biểu thị ý nghĩa trao – nhận hành động (X thực hiện một hành động đem lại lợi ích cho Y hoặc vì lợi ích của Y). Trên cơ sở sự phân loại này, có thể nói, điểm khác biệt lớn nhất về cấu trúc giữa CTN với ĐTBT trong tiếng Nhật với tiếng Việt là khả năng xuất hiện của ĐTTN trong câu. Là những động từ có khả năng hoạt động với 2 chức năng: động từ chính và ĐTBT, do đó nhƣ chƣơng 3 đã trình bày, tất cả 7 ĐTTN trong tiếng Nhật đều có khả năng tham gia vào cả hai dạng CTN với vị trí và chức năng nhƣ nhau. Khi tham gia câu với chức năng là ĐTBT, các ĐTTN đƣợc xem nhƣ một trong nhƣng hiện tƣợng ngữ pháp hóa phổ biến và điển hình trong tiếng Nhật. Động từ mất khả năng tồn tại độc lập trong câu và các nét nghĩa gốc cũng bị mất dần đi, thay vào đó là các ý nghĩa tình thái.

(4.12) 私は信男さんにネクタイを買ってあげた (S28, tr.3)

(mua + cho/ tặng) Tôi đã mua cho Nobuo một cái cà vạt.

(4.13) 僕は春子さんをなぐさめてあげた。(S28, tr.4)

(an ủi + cho/tặng) Tôi đã an ủi Haruko.

Song đối với tiếng Việt, tình hình lại không hoàn toàn giống nhƣ vậy. Khả năng xuất hiện trong câu biểu thị ý nghĩa trao - nhận hành động của các ĐTTN mà luận án đã tiến hành khảo sát ở phần trên bao gồm: cho, tặng, biếu, nhận, được, hưởng, lĩnh, xin là rất hạn chế. Trong ngữ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc, ngoài cho, tặng, biếu có thể kết hợp với một số ít ngoại động từ trong kết cấu [V+ cho/ tặng/ biếu] hay [đƣợc + V] thì các động từ còn lại hầu hết không có khả năng này. Nhƣ vậy, khi ý nghĩa “hƣởng lợi” đƣợc hiện thực hóa bằng mô hình có mặt các động từ nhƣ cho, tặng, biếu, được kết hợp với một số động từ đứng trƣớc thì có thể thấy sự gần gũi nhất định với tiếng Nhật.

(4.14) Anh Thái, anh phải viết tng bố con chúng tôi một bài thơ mới phải. (V1, tr.48) Thay vào đó, để biểu thị ý nghĩa trao - nhận một ân huệ - ý nghĩa cơ bản nhất của CTN khi ĐTTN giữ chức năng động từ bổ trợ của tiếng Nhật, thì trong câu tiếng Việt lại chỉ sử dụng một từ duy nhất làcho, ngoài ra phải sử dụng một nhóm từ khác không thuộc nhóm động từ mang nghĩa trao - nhận là hộ, giúp, giùm

(4.15) Nếu cậu ngại thì để mình nói với thầy cho. (4.16) Xin các bác xếp hàng lần lƣợt giúp ạ.

Các từ hộ, giúp, giùm trong trƣờng hợp này cũng không đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu và thƣờng nằm ở cuối câu. Về mặt ý nghĩa, có thể sau các từ này là một thành phần biểu thị “ngƣời hƣởng lợi” đƣợc ngầm ẩn đi. Vì vậy, các câu trên có thể hiểu là:

(4.15’) Nếu cậu ngại thì để mình nói với thầy cho (cậu). (4.16’) Xin các bác xếp hàng lần lƣợt giúp (cháu) ạ.

4.2.2.2. Sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng

Khi thực hiện khảo sát câu với ĐTBT, chúng tôi thấy để rút ra đƣợc những điểm giống và khác nhau quan trọng nhất, nổi bật nhất giữa hai ngôn ngữ thì phải lƣu ý tới hai vấn đề: khả năng xuất hiện của vai ngƣời hƣởng lợi trong câu và sự khác biệt giữa câu có ĐTBTもらう[morau]/ いただく[itadaku] trong tiếng Nhật với câu có “đƣợc” với tƣ cách một yếu tố ngữ pháp hóa trong tiếng Việt.

Khi khảo sát về vai nghĩa “kẻ hƣởng lợi” trong tiếng Việt, Lê Thị Lan Anh đã định nghĩa nhƣ sau: “Kẻ hƣởng lợi là những thực thể không đƣợc tiếp nhận trực tiếp vật trao mà chỉ là những thực thể đƣợc hƣởng kết quả của hành động (chủ yếu là kết quả do hành động của kẻ khác mang lại).” [1, tr.59] Nghĩa [+ ngƣời] là nét nghĩa chủ đạo và xuất hiện với tần số cao nhất. [1, tr.61]. Với nét nghĩa [+ ngƣời], “kẻ hƣởng lợi là những ngƣời đƣợc kẻ khác làm đỡ, làm thay, làm giúp, làm giùm, làm hộ những công việc mà mình không thể làm đƣợc hoặc nếu làm đƣợc thì cũng tốn nhiều thời gian, sức lực.” [1, tr.59]. Theo tác giả, dấu hiệu hình thức để nhận biết vai kẻ hƣởng lợi trong một sự tình: “X làm một việc vì Y, đem lại lợi ích cho Y” trong tiếng Việt là các từ phụ trợ nhƣ: hộ, giúp, giùm hoặc các quan hệ từ: cho, và trong một số ít trƣờng hợp là từ thay. Kết quả khảo sát của luận án cũng trùng với nhận định trên.

Khi thực hiện so sánh dạng CTN có ĐTBT, chúng tôi cho rằng một trong những vấn đề cần bàn tới là khả năng xuất hiện cùng động từ vai “ngƣời hƣởng lợi” trong hai ngôn ngữ Nhật - Việt. Do vậy, trong phần này luận án sẽ đối chiếu khả năng xuất hiện của nhóm ĐTTN với các động từ chính trong câu tiếng Nhật và khả năng xuất hiện của nhóm cho, hộ, giúp, giùm với động từ trong câu tiếng Việt.

* Khả năng xuất hiện vai ngƣời hƣởng lợi trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, vai “ngƣời hƣởng lợi” không bị hạn chế về khả năng xuất hiện trong mọi tình huống nếu có sự xuất hiện của các ĐTTN với tƣ cách là động từ phụ trợ nghĩa trong câu. Điều đó có nghĩa là điều kiện duy nhất cho sự xuất hiện của vai ngƣời hƣởng lợi là sự có mặt của một trong số 7 ĐTTN. Nếu chia động từ thành 2 nhóm lớn dựa trên đặc trƣng [+ chủ động] và [- chủ động] thì bất kể một động từ thuộc tiểu loại nào đều có thể trở thành động từ chính trong kết hợp [V-te ĐTTN] để thể hiện ý nghĩa trao - nhận cụ thể hay trừu tƣợng. Tuy nhiên mức độ cảm nhận về sự trao - nhận lợi ích phụ thuộc vào đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chính.

- Vai ngƣời hƣởng lợi có thể xuất hiện cùng tất cả các tiểu loại của nhóm vị từ mang đặc trƣng [+ chủ động]. Ví dụ:

Vị từ hành động tác động:

(4.17) 行ったら又絵端書でも送ってあげましょう。(N17, tr.87)

Nếu chúng tôi đi sẽ gửi bưu ảnh cho chú. (VD 11, tr.132) Vị từ hành động không tác động:

(4.18) お帰りになっていただきますわ。そんなことおっしゃるでしたら。」

Ngài nói toàn chuyện vớ vẩn. Tôi đề nghị ngài ra khỏi đây! Đừng có ngồi đấy mà nói những chuyện kiểu như vậy nữa. (VD 14, tr.479)

Vị từ tƣ thế:

(4.19) 然しそんな忙がしい身体でもないんだから、ああして泊まっていて

くれるんでしょう。(N17, tr.127)

Nhưng chú ấy có bận bịu gì lắm đâu có lẽ vì chú ấy còn có thể nấn ná lại đây vài hôm nữa. (VD11, tr.198 )

- Vai ngƣời hƣởng lợi có thể xuất hiện cùng tất cả các tiểu loại của nhóm vị từ mang đặc trƣng [- chủ động]. Ví dụ:

Vị từ chỉ trạng thái tâm lý:

(4.20) 萌の言う通りだ。信之は、間違いなく、わたしを心から愛してくれて

いる。(N16, tr.156)

Quả đúng như Hajime nói, Nobuyuki thật lòng yêu tôi.

Vị từ chỉ sự tồn tại:

(4.21) 実家のお父さんが菊子を可愛がったのは、よくわかるよ。わたしだっ

て、菊子がいてくれるので、どれほどなぐさめられるかしれない (N21, tr.164)

Ta hiểu vì sao ba con lại cưng chiều con và đối với ta, con cũng là niềm an ủi. (VD14, tr.91)

* Khả năng xuất hiện vai ngƣời hƣởng lợi trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, trong một số công trình về ngữ pháp chức năng, khi xem xét về khả năng xuất hiện vai ngƣời hƣởng lợi, một số tác giả (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, Lê Thị Lan Anh) về cơ bản đều thống nhất cho rằng vai ngƣời hƣởng lợi chỉ có khả năng xuất hiện cùng các vị từ [+ chủ động] và không có khả năng xuất hiện cùng các vị từ [- chủ động]. Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với quan điểm trên. Trên cơ sở quan điểm này, chúng tôi tiến hành khảo sát đối với từng nhóm động từ cụ thể.

- Khả năng xuất hiện cùng động từ hành động tác động: Đây là nhóm động từ mà ở hầu hết các tiểu loại của nó có khả năng xuất hiện vai ngƣời hƣởng lợi với sự đánh dấu bằng nhóm từ cho, hộ, giúp, giùm. Vai “ngƣời hƣởng lợi” chỉ ngƣời/vật đƣợc hƣởng những thành quả trọn vẹn do ngƣời khác làm mà bản thân không phải tham gia vào hành động, hoặc nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời khác, đƣợc làm thay, làm hộ những công việc mà mình phải làm hoặc không thể làm đƣợc.

(4.22) Ông nhờ con dâu nấu cho nồi cháo. (V5, tr.14)

(4.23) Hắn vội vàng đỡ nó dậy, giữ quần áo cho nó. (V7, tr.353)

xuất hiện cùng vai ngƣời hƣởng lợi của các tiểu loại thuộc nhóm động từ này hạn chế hơn so với các động từ tác động. Không phải tất cả các tiểu loại đều có thể xuất hiện cùng vai ngƣời hƣởng lợi. Chẳng hạn nhƣ các động từ chỉ sự tự di chuyển với nét nghĩa khái quát “hành động tự dời chỗ” là những vị từ đòi hỏi chính bản thân chủ thể phải thực hiện hành động mà không thể nhờ ngƣời khác làm hộ, làm thay, làm giúp đƣợc. Trong khi các trƣờng hợp này hoàn toàn có thể diễn đạt ở tiếng Nhật với câu có ĐTBT là くれるhoặc もらう thì các câu sau:

- Anh ấy chạy hộ tôi. (-) - Chị ấy đi bộ giúp tôi. (-)

lại khó chấp nhận (“hộ” hay “giúp” ở đây không có nghĩa là “thay thế” mà có nghĩa là “ngƣời nói hƣởng thành quả hoạt động của ngƣời kia”).

Đối với những tiểu loại khác, vai ngƣời hƣởng lợi có thể xuất hiện cùng một số động từ nhƣ: nghĩ, tính, ngắm, khóc

(4.24) Anh nghĩ hộ em bài này với.

(4.25) Tôi khóc cho số phận của chị.

- Khả năng xuất hiện cùng các loại vị từ khác: Đối với các loại vị từ mang đặc trƣng [- chủ động], về cơ bản hầu hết không có khả năng xuất hiện cùng vai ngƣời hƣởng lợi. Ví dụ nhƣ không thể nói “Nó ngã hộ tôi.” hay “Nó hắt xì hộ tôi”.

Tuy nhiên, cũng có một số vị từ bản thân nó không mang đặc trƣng [+ chủ động] nhƣng trong một số trƣờng hợp đặc biệt vẫn có khả năng xuất hiện cùng vai ngƣời hƣởng lợi, chẳng hạn:

(4.26) Cô mừng cho chị cô. (V9, tr.225)

(4.27) Tôi ngó chị Ba, thấy thương cho chị quá. (V9, tr.65)

Các vị từ “mừng”, “thƣơng”… là những vị từ chỉ trạng thái tâm lý con ngƣời, nảy sinh dƣới tác động khách quan, không phải là hành động do chủ thể tạo ra một cách có ý thức nên vốn không đặc trƣng [+ chủ động]. Nhƣng trong các ví dụ trên có thể coi “chị cô”, “chị” là những tham thể ngƣời hƣởng lợi, là những ngƣời đã nhận đƣợc sự chia sẻ, an ủi của “cô”, “tôi”. Vì vậy, có thể nói những trạng thái tâm lý trên đã đƣợc các chủ thể thực hiện một cách có chủ ý, có mục đích. Nhƣ vậy, nó đã đƣợc gắn thêm nét nghĩa [+ chủ động] nét nghĩa này trở thành đặc trƣng lâm thời của nhóm động từ này.

Vai ngƣời hƣởng lợi không phải lúc nào cũng xuất hiện mà hoàn toàn có khả năng bị lƣợc bỏ hoặc tồn tại một cách ngầm ẩn, nhƣng ngƣời giao tiếp vẫn có thể cảm nhận đƣợc đối tƣợng đƣợc “ban ơn” hay “đƣợc nhận lợi ích” từ hành động của ngƣời khác, mặc dù không có quan hệ trực tiếp với mình. Có thể quan sát ý nghĩa của câu sau:

- Mẹ để con mặc cho.

Dựa vào ngữ cảnh, câu này có thể có hai cách hiểu.

Thứ nhất, có thể ngƣời mẹ bị đau tay, ngƣời con đề nghị mặc áo cho mẹ. Do vậy, “mẹ” vừa là đối tƣợng tiếp nhận kết quả của hành động “mặc”, đồng thời là đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp.

Thứ hai, cũng có thể hiểu rằng đứa trẻ tự mặc quần áo cho mình, thay vì đƣợc mẹ mặc giúp. Nhƣng hành động này đem lại lợi ích cho ngƣời mẹ (cả về sức lực lẫn tinh thần).

Đối với các câu mệnh lệnh hoặc khuyến nghị, việc xuất hiện các từ “cho”, “giùm”, “hộ” không phải là hiếm thấy trong khẩu ngữ. Ví dụ hoàn toàn có thể nói:

- Mời anh đi ra ngoài hộ. - Xin các anh im lặng giùm. - Mày cút đi cho.

Trên đây là các câu khuyến nghị, thậm chí còn có sắc thái mệnh lệnh. Nhƣng việc thêm các từ “hộ”, “giùm”, “cho” làm giảm nhẹ sắc thái mệnh lệnh, hoặc thêm sắc thái mỉa mai sắc thái của hành động “đi ra”, “im lặng”, thậm chí là “cút” (ví dụ “Mày cút đi cho (tao nhờ)”). Về những sắc thái nghĩa này, có thể thấy sự gần gũi trong cách diễn đạt tiếng Nhật và hoàn toàn có thể chuyển dịch sang tiếng Nhật với việc sử dụng ĐTBT くれる [kureru].

Tóm lại, khả xuất hiện của vai ngƣời hƣởng lợi trong CTN của tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt. Ở tiếng Nhật, ĐTTN với tƣ cách là ĐTBT có khả năng kết hợp với tất cả các tiểu loại động từ chính đứng trƣớc trong câu làm tiền đề cho sự xuất hiện vai ngƣời hƣởng lợi. Còn vai ngƣời hƣởng lợi trong câu tiếng Việt thƣờng xuất hiện khi đi cùng các vị từ mang đặc trƣng [+ chủ động], đồng thời không phải tất cả các vị từ mang đặc trƣng [+ chủ động] đều có thể kết hợp với cho, hộ, giúp, giùm để đánh dấu vai ngƣời hƣởng lợi. Bên cạnh đó, trong các câu khuyến nghị, mệnh lệnh, việc sử dụng các từ cho, hộ, giúp, giùm sẽ bổ sung sắc thái “hàm ơn” hay tồn tại “ngƣời hƣởng lợi”, do vậy làm giảm mức độ mệnh lệnh của câu.

Có thể lý giải một trong những nguyên nhân khiến cho khả năng xuất hiện của vai ngƣời hƣởng lợi trong CTN của tiếng Nhật và tiếng Việt không giống nhau là do sự nhận thức, đánh giá về lợi ích và ơn huệ của ngƣời Nhật và ngƣời Việt khác nhau. Nếu nhƣ đối với ngƣời Việt, những hành động nhƣ “làm hộ”, “làm thay”, “làm giúp”

thƣờngchỉ dành cho những việc bản thân mình không thể tự mình làm đƣợc (vì những lý do khác nhau), và do vậy ai đó thực hiện những hành động này sẽ đem lại lợi ích hay

ơn huệ cho ngƣời khác, thì trong ý thức của ngƣời Nhật, bất cứ một hành động dù đƣợc thực hiện do ý thức của ngƣời thực hiện hay không, có đem lại lợi ích hay không, đều có thể trở thành hành động đem lại ơn huệ cho ngƣời khác đứng từ góc độ của ngƣời nói. Việc trao - nhận lợi ích, ơn huệ không chỉ bao gồm những lợi ích khách quan đƣợc đem lại thông qua hành động có chủ ý mà đôi khi hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận, đánh giá chủ quan của ngƣời nói. Do vậy, ngay cả với những hiện tƣợng tự nhiên hay những hành động không có chủ ý cũng có thể đem lại ơn huệ do cảm nhận chủ quan của ngƣời nói. Đó chính là lý do mà việc chuyển sắc thái “ơn huệ” từ tiếng Nhật sang tiếng Việt không phải là dễ dàng. Ví dụ nhƣ các trƣờng hợp dƣới đây:

(4.28) 信吾が解決をぐずついているうちに、とうとう時が解決してくれたのか。

(N21, tr.254)

Trong khi ông còn chưa biết xử trí chuyện vợ chồng Phuxacô thế nào thì thời gian đã giải quyết mọi việc. (VD14, tr.157)

(4.29) 私は忘れたことなんだけど。おぼえてくれて、ありがとう。(N18, tr.299)

Tôi đã hoàn toàn quên hẳn chuyện này rồi. Nhưng Takahashi kun vẫn nhớ, cảm ơn Takahashi kun. (VD13, tr.29)

Trong câu tiếng Nhật, sắc thái về ơn huệ đƣợc thể hiện rõ qua sự xuất hiện của từ くれる[kureru] trong kết hợp: 時が解決してくれた [thời gian đã giải quyết (giúp tôi)] và おぼえてくれて [bạn đã nhớ (hộ tôi)]. Song trong hai ví dụ trên và rất nhiều trƣờng hợp khác khi đối chiếu bản dịch ra tiếng Việt với bản nguyên gốc tiếng Nhật, hầu nhƣ sắc thái về sự hàm ơn này đã bị lƣợc mất đi hoàn toàn, vì vậy không lột tả đƣợc hết dụng ý về ngữ dụng của tác giả qua câu nguyên gốc.

b. Sự khác biệt giữa câu có động từ bổ trợ もらう[morau]/ いただく[itadaku] trong tiếng Nhật với câu có “được” với tư cách một yếu tố ngữ pháp hóa trong tiếng Việt

Các ĐTTN trong tiếng Nhật luôn tạo thành một cặp đối ứng 1-1 với nghĩa “trao” và “nhận” nên CTN trong tiếng Nhật cũng đƣợc chia làm hai dạng: câu mang ý nghĩa trao và câu mang ý nghĩa nhận. Hai nhóm câu này luôn tồn tại trên một trục đối xứng, tƣơng ứng với câu biểu thị ý nghĩa trao sẽ là một câu biểu thị ý nghĩa nhận. Ngoại trừ sự giới hạn về nhân xƣng và một vài sự khác biệt không nhiều, đa số các trƣờng hợp đều có thể có hai cách diễn đạt đồng nghĩa bằng việc sử dụng động từ “trao” hoặc “nhận”. Có thể hình dung sự mối quan hệ giữa câu biểu thị ý nghĩa trao và câu biểu thị ý nghĩa nhận giống nhƣ mối quan hệ giữa câu chủ động và câu bị động. Trong đó, câu biểu thị ý nghĩa trao tƣơng ứng với câu chủ động và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 129 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)