Sự hiện thực hóa cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu tra o nhận trong tiếng Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 74 - 76)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4. Sự hiện thực hóa cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu tra o nhận trong tiếng Nhật

Về nguyên tắc, để miêu tả một sự tình trao hay nhận cần phải có đủ 3 diễn tố: ngƣời trao, ngƣời nhận và vật trao tặng. Lâm Quang Đông, khi khái quát các mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng trong tiếng Việt và tiếng Anh đã cho rằng sự có mặt đầy đủ hoặc ít hơn 3 diễn tố phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các vai nghĩa mà các tham tố đảm nhiệm. Chẳng hạn trƣờng hợp cấu trúc cú pháp chỉ có một diễn tố thì thƣờng có mô hình [cho (tác thể)] hoặc [cho (đối thể)], trƣờng hợp có hai diễn tố thì thƣờng có mô hình [cho (tác thể; đối thể)] hay [cho (tác thể; tiếp thể)] hoặc [cho (đối thể; tiếp thể)]…

Tuy nhiên, với đặc thù riêng nhƣ đã phân tích ở các phần trên, bản thân các ĐTTN của tiếng Nhật khi hoạt động trong câu đã chứa đựng nhiều “gánh nặng” chức năng, quy định của nhiều yếu tố nhƣ góc nhìn ngƣời thực hiện, giới hạn nhân xƣng, mức độ quan hệ giữa những ngƣời có liên quan, hƣớng di chuyển sự vật... Vì vậy, bên cạnh những câu xuất hiện đầy đủ cả 3 diễn tố, trƣờng hợp các CTN không có mặt đầy đủ cả 3 diễn tố rất phổ biến, đặc biệt trong ngôn ngữ nói, khi ngữ cảnh giao tiếp trở thành yếu tố quan trọng hỗ trợ nội dung thông tin của câu. Hơn nữa, chính đặc điểm “một trung tâm duy nhất” là vị ngữ trong cấu trúc nòng cốt của tiếng Nhật cũng tạo điều kiện cho sự tồn tại của những câu không có chủ ngữ hoặc bổ ngữ.

2.4.1. Cu trúc nghĩa biểu hin ca câu vi s có mặt đủ 3 din t

Cấu trúc nghĩa biểu hiện với sự có mặt đủ 3 diễn tố là trƣờng hợp mang tính chuẩn mực nhất về cả cấu trúc và ý nghĩa, song thực tế lại không phổ biến, đặc biệt rất ít xuất hiện trong hội thoại. Phần lớn khi cả ngƣời nói và ngƣời nghe đứng ngoài sự tình trao - tặng, chỉ mô tả (kể lại) hành động này cho ngƣời khác nghe thì diễn tố ngƣời trao X và ngƣời nhận Y mới bắt buộc phải có mặt. Trong trƣờng hợp này mô hình của câu sẽ là:

- Đối với câu có động từ mang nghĩa “trao”

X が Yに Zを やる /あげる/さしあげる/くれる/くださる。

(2.54) チュンは先生に国の特産をさしあげました。

Trung đã tặng quà của nước mình cho thầy giáo.

(2.55) 社長は私の子供にチョコレートをくださいました。

Ông giám đốc đã cho con tôi kẹo sô kô la.

Y が Xに/から Zを もらう/いただく。

(2.56) 松田君は課長にテレホンカードをいただきました。

Cậu Matsuda được trưởng phòng tặng thẻ điện thoại.

2.4.2. Cấu trúc nghĩa biểu hin ca câu vi s có mặt ít hơn 3 diễn t

2.4.2.1. Trường hợp có 2 diễn tố

Đây là trƣờng hợp ngƣời nói hoặc ngƣời nghe trực tiếp tham gia vào sự tình trao - nhận, đóng vai trò của ngƣời trao hoặc ngƣời nhận. Khi ấy, diễn tố X hoặc diễn tố Y có thể đƣợc lƣợc bỏ bởi chỉ cần sự có mặt của vị từ đã xác định rõ các diễn tố là ngƣời nói hay ngƣời nghe. Đặc biệt, trong CTN (và câu tiếng Nhật nói chung), sự có mặt của từ “tôi” và “anh” (tức là ngôi thứ nhất và thứ hai) luôn có xu hƣớng đƣợc tránh khi không quá cần thiết.

a. Khi ngƣời nói hoặc ngƣời nghe là ngƣời trao, trong câu diễn tố X sẽ đƣợc ngầm ẩn. Ý nghĩa đầy đủ của thông báo đƣợc cung cấp dựa vào ngữ cảnh. Do vậy, mô hình của câu sẽ là:

Yに Zを やる /あげる/さしあげる。

(2.57) ホームステイの家族に何をあげましたか。

(Cậu) đã tặng gì gia đình Homestay thế?

b. Khi ngƣời nói hoặc ngƣời nghe là ngƣời nhận, trong câu diễn tố Y cũng sẽ bị lƣợc bỏ, nhƣng ý nghĩa đầy đủ của câu vẫn đƣợc cảm nhận dựa vào ngữ cảnh giao tiếp. Khi này, mô hình của câu sẽ là:

X が Z を くれる/くださる。

hoặc

Xに/から Zをもらう/いただく。

(2.58) おばあちゃんはいつもお菓子をくれます。(S36, tr.198)

Bà tôi lúc nào cũng cho (tôi) bánh kẹo.

(2.59) A: このスプーンすてきですね。(S36, tr.57)

B: ええ。会社に人にもらいました。

A: Chiếc thìa này đẹp quá nghỉ?

2.4.2.2. Trường hợp câu chỉ có 1 diễn tố

Khi cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều trực tiếp tham gia vào sự tình trao tặng thì hầu hết cấu trúc nghĩa của câu chỉ còn lại một diễn tố là vật đƣợc trao tặng. Cả diễn tố X và Y đều không cần xuất hiện mà đƣợc tỉnh lƣợc dựa vào ngữ cảnh, nhƣng không ảnh hƣởng đến nội dung ý nghĩa của câu.

(2.60) では、薬をあげましょうか。(S25, tr.17)

Thế thì (để tôi) cho (ông) thuốc nhé.

(2.61) すみません、もう1つお皿いただけますか。(S26, tr.232)

Xin lỗi, làm ơn lấy thêm một cái đĩa nữa được không?

Ở các trƣờng hợp trên, các diễn tố X và Y đều không xuất hiện trong câu, diễn tố duy nhất có mặt là Z nhƣng nội dung thông báo hoàn toàn rõ ràng. Thực tế, việc lƣợc bỏ các yếu tố X và Y trong những trƣờng hợp này trở thành đặc trƣng của phong cách khẩu ngữ trong tiếng Nhật, giấu đi những yếu tố “dƣ thừa” biểu thị bằng chính sự có mặt của ngƣời nói hoặc ngƣời nghe. Nhiều khi, ngƣời nƣớc ngoài muốn thêm vào cho đầy đủ các vai (do áp lực của tiếng mẹ đẻ) khiến câu tiếng Nhật trở nên không còn tự nhiên nữa.

Ngoài ra, trong những trƣờng hợp cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều không trực tiếp tham gia vào sự tình trao tặng, nhƣng khi muốn nói về một quy định nào đó thì cấu trúc nghĩa của câu cũng chỉ gồm 1 diễn tố vật trao - nhận . Với những trƣờng hợp này, cấu trúc câu đƣợc sử dụng tƣơng tự nhƣ một dạng của hình thức bị động, do vậy chỉ có động từ

もらう[morau] có khả năng xuất hiện ở dạng câu này. Chẳng hạn nhƣ các ví dụ sau: (2.62) ここで働くとまず基本給料だけもらいます。(S30, tr.73)

Ở đây lúc đầu làm việc chỉ hưởng lương cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)