3.3.3.4. Sự hư hóa nghĩa ơn huệ trong câu có ĐTBT~Vてもらう[~Vte morau]
Cũng nhƣ câu có ĐTBT~Vてくれる [~Vte kureru], câu có ~Vてもらう
[~Vte morau] cũng có thể sử dụng trong trƣờng hợp diễn đạt ý nghĩa phi ơn huệ. Lợi ích mà ngƣời nói nhận đƣợc thông qua hành động của ngƣời trao là một lợi ích âm tính. Đây cũng là một dạng câu biểu thị ý nghĩa mỉa mai, châm biếm của ngƣời nói.
(3.59) 聞き手の書類の落書きを見て)うわー、すごいことしてもらったね。
(dẫn theo 142, tr. 268) Nhìn vào tài liệu bị đứa trẻ viết lung tung vào của ngƣời nghe, ngƣời nói đã có một phát thoại: “Oa, đã nhận được một việc làm giỏi quá nhỉ!”. Rõ ràng với ngƣời nói hành động “viết lung tung” không thể là hành động đem đến lợi ích cho ngƣời nghe. Nhƣng việc lựa chọn câu ~Vてもらう[~Vte morau], tức là dùng cấu trúc câu ơn huệ để nói về hành động không có tính ơn huệ đã thể hiện ý nghĩa mỉa mai của ngƣời nói đối với chủ thể hành động.
(3.60) 世の中には、本当にいろんな女がいると思う。自分のために、相手に
死んでもらうことを望む女。(N16, tr.33)
Lợi ích, ơn huệ, có hƣớng
Chuyển dời vật, Chuyển quyền SH, lợi ích, ơn
huệ Ơn huệ Yêu cầu,
nhờ vả Mỉa mai Vてくれる くれる Vてくれる Vてくれる Vてくれる Khiêu khích Vてくれる
Trên đời thật có lắm loại đàn bà. Có cả loại đàn bà muốn người khác chết vì mình.
Hành động “chết” không thể đƣợc coi là một hành động đem lại lợi ích cho ngƣời khác. Nhƣng ngƣời nói đã sử dụng cấu trúc ~Vてもらう[~Vte morau] biểu thị ý nghĩa nhận “ơn huệ” để thể hiện thái độ châm biếm, chế giễu đối với hành động “muốn đƣợc ngƣời khác chết vì mình” của ngƣời phụ nữ nào đó mà những ngƣời tham gia đối thoại đều hiểu. So với câu mang sắc thái mỉa mai ~Vてくれる
[~Vte kureru], câu ~Vてもらう[~Vte morau] có điểm khác biệt ở chỗ dạng câu này không chỉ đƣợc ngƣời nói sử dụng khi ngƣời nghe là ngƣời nhận thiệt hại mà còn cả trong trƣờng hợp có thể ngƣời nghe là ngƣời nhận ơn huệ từ một hành động của ngƣời thứ 3 nhƣng ngƣời nói lại cảm nhận đó là một lợi ích âm tính.
(3.61) あんないいことしてもらって、あとで困ってもしらないよ。
(dẫn theo 142, tr. 272)
Cậu được làm cho một việc tốt như thế thì sau này có khổ cũng không biết đâu.
Sự có mặt của “việc tốt nhƣ thế” cho thấy ngƣời nghe là ngƣời nhận ơn huệ từ hành động “làm việc tốt” của ngƣời thứ 3 nào đó. Tuy nhiên, đối với ngƣời nói “việc làm tốt” này lại bị coi là hành động mang đến phiền phức bởi sự có mặt tiếp theo đó là động từ thể hiện sự phiền toái, khổ sở (困る[komaru]). Nhƣ vậy, sự đối lập giữa tính ơn huệ và phi ơn huệ để tạo nên sắc thái mỉa mai cho phát ngôn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của ngƣời nói, mặc dù ngƣời nói không phải là ngƣời tiếp nhận hay chịu ảnh hƣởng của hành động. Trƣờng hợp này, không có sự tƣơng đồng với câu ~Vてくれる[Vtekureru].
Quá trình chuyển nghĩa của động từ もらう[morau] có thể minh họa bằng sơ đồ 3.4