Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và lý thuyết dịch thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 46 - 52)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Một số lý thuyết cơ bản đƣợc sử dụng trong luận án

1.2.3. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và lý thuyết dịch thuật

1.2.3.1. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?

Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với các cách phân chia khác nhau. Một trong các cách phân loại phổ biến là chia ngành ngôn ngữ học nói chung thành 3 phân ngành: ngôn ngữ học đại cƣơng, ngôn ngữ học miêu tả và ngôn ngữ học so sánh. [28, tr.1] Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lƣu nghiên cứu so sánh chung. Tuy nhiên, khác với các khuynh hƣớng nghiên cứu so sánh khác nhƣ so sánh – lịch sử, loại hình học … mục đích của nghiên cứu đối chiếu là tìm ra sự giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ mà không tính đến những vấn đề loại hình, ngữ hệ. Việc lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu phụ thuộc vào những yêu cầu lý luận và thực tiễn của mỗi nghiên cứu cụ thể.

Yêu cầu của việc dạy và học ngoại ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của phân ngành ngôn ngữ học đối chiếu. Nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp, Di Pietro đã viết: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ kinh nghiệm dạy tiếng. Mỗi ngƣời học và dạy ngoại ngữ đều dễ dàng nhận ra là trong nhiều trƣờng hợp tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ đến việc hiểu và nắm thuần thục ngoại ngữ.” [dẫn theo 56, tr.35] Nhƣng thực tế, ngôn ngữ học đối chiếu không chỉ giúp việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tiếng mẹ đẻ.

Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

Trên cơ sở những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nƣớc nhƣ James (1980), Lê Quang Thiêm (2004), Bùi Mạnh Hùng (2008)… , có thể thấy việc nghiên cứu đối chiếu đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau: 1/ Việc nghiên cứu đối chiếu phải đảm bảo các phƣơng tiện trong các ngôn ngữ đƣợc miêu tả đầy đủ, sâu sắc trƣớc khi tiến hành đối chiếu; 2/ Việc đối chiếu các ngôn ngữ không

đƣợc phép tiến hành trên những hiện tƣợng ngôn ngữ tách biệt, tùy tiện. Những đơn vị đối chiếu phải luôn đƣợc quy về những nhóm hệ hình: những hệ thống con, những nhóm từ vựng – ngữ nghĩa, những loạt đồng nghĩa… ; 3/ Việc sử dụng thuật

ngữ trong đối chiếu phải chặt chẽ và thống nhất, đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu; 4/ Cần tính đến mức độ thân thuộc và sự gần gũi loại hình giữa các ngôn ngữ đối chiếu để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp, nâng cao hiệu quả của việc đối chiếu;

5/ Cần chú ý tới những chuyển di tích cực và tiêu cực kiến thức ngôn ngữ học trong

thao tác đối chiếu. Ngƣời nghiên cứu cần phát huy hiểu biết của mình về một ngôn ngữ nào đó để tiến hành phân tích, đối chiếu; tránh áp đặt máy móc những đặc điểm, thuộc tính của ngôn ngữ này cho một hiện tƣợng thuộc ngôn ngữ khác; 6/ Phải có cách nhìn đồng đại và đồng đại động đối với việc xem xét các hiện tƣợng đối chiếu. Khi nghiên cứu các hiện tƣợng ngôn ngữ ở bình diện đồng đại cần chú ý đến các hiện tƣợng, sự kiện ngôn ngữ có xu hƣớng phát triển hay thủ tiêu, tồn tại hay mất đi….trong phạm vi hệ thống; 7/ Khi thực hiện đối chiếu cần chú ý phân biệt các

hiện tƣợng ngôn ngữ cá nhân và ngôn ngữ dân tộc; 8/ Đối với những nghiên cứu đối chiếu phục vụ việc dạy và học tiếng cần chú ý tới nguyên tắc đơn giản và rút gọn. Những vấn đề đƣợc lựa chọn đối chiếu phải thiết thực với việc dạy và học tiếng bởi lẽ những vấn đề chuyên sâu và có tính hàn lâm thƣờng khó ứng dụng vào lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ.

Phƣơng pháp đối chiếu là một thuật ngữ chỉ một kiểu riêng của phƣơng pháp so sánh chung trong ngôn ngữ. Nó có một hệ thống nguyên tắc, thủ pháp riêng ngang hàng với các kiểu loại so sánh nhƣ: so sánh - lịch sử, so sánh ngữ vực, so sánh loại hình…

Việc nghiên cứu đối chiếu có thể thực hiện ở tất cả các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và ở tất cả các cấp độ khá nhau của cấu trúc ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ và các đơn vị của lời nói: ngữ đoạn, câu. Tất cả các bình diện, các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ có thể miêu tả đƣợc thì cũng có thể thực hiện đối chiếu đƣợc. Ngoài cách tiếp cận trên, dựa trên phạm vi đối chiếu, Lê Quang Thiêm (2004) phân loại thành hai loại là đối chiếu ngôn ngữ và đối chiếu dấu hiệu. Đối chiếu ngôn ngữ là cách đối chiếu tổng thể, bao quát chung và phạm vi đối chiếu là các ngôn ngữ với nhau. Đối chiếu dấu hiệu thƣờng đƣợc chia làm các bình diện chính nhƣ: đối chiếu phạm trù; đối chiếu cấu trúc, hệ thống; đối chiếu chức năng và hoạt động; đối chiếu phong cách; đối chiếu lịch sử-phát triển.

Tùy theo mục đích và nhiệm vụ cụ thể, mỗi công trình nghiên cứu đối chiếu sẽ có lựa chọn những cách tiếp cận khác nhau. Thông thƣờng, trong nghiên cứu đối chiếu có 2 cách tiếp cận cơ bản: đối chiếu một chiều và đối chiếu hai chiều. [28 tr.

160] Đối chiếu một chiều là những nghiên cứu xem xét ý nghĩa của một phƣơng tiện nào đó trong ngôn ngữ A và xác định những phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tƣơng đƣơng trong ngôn ngữ B. Đây là cách tiếp cận một chiều vì khi đối chiếu ngƣời nghiên cứu phải chọn một ngôn ngữ làm điểm xuất phát và một ngôn ngữ làm đích. Việc chọn ngôn ngữ nào làm ngôn ngữ xuất phát, ngôn ngữ nào làm ngôn ngữ đích phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ của mỗi nghiên cứu đối chiếu.

Đối chiếu hai chiều là xem xét hiện tƣợng đƣợc đem ra đối chiếu trong các ngôn ngữ trong mối quan hệ qua lại trên một cơ sở đối chiếu nhất định. Có nghĩa là ngƣời đối chiếu xem xét các ngôn ngữ đối chiếu trong mối quan hệ cân xứng, không có ngôn ngữ chính và ngôn ngữ phụ. Dựa trên một cơ sở đối chiếu đƣợc lựa chọn, các phƣơng tiện biểu hiện đƣợc miêu tả trong cả hai ngôn ngữ, sau đó mới thực hiện thao tác đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác nhau.

1.2.3.2. Lý thuyết dịch thuật Khái niệm dịch thuật

Dịch thuật là một hoạt động liên quan đến đến hai ngôn ngữ trở lên, một quá trình thay thế văn bản (nói hoặc viết) của một ngôn ngữ này bằng văn bản của một ngôn ngữ khác. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu dịch thuật cho rằng bản chất dịch thuật là một hoạt động giao tiếp xuyên ngôn ngữ, xuyên văn hóa của nhân loại. Dịch thuật không đơn thuần chỉ là hành vi ngôn ngữ. Hoạt động dịch thuật đƣợc thể hiện qua các tín hiệu có tính quy ƣớc và đặc thù văn hóa.

G. Muonin là một nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp và là một trong những ngƣời đầu tiên quan tâm đến lý thuyết dịch. Theo ông, “dịch là một hiện tƣợng ngôn ngữ và văn hóa, và là sự chuyển đổi ngôn ngữ. Mục tiêu của dịch thuật là nói điều tƣơng tự nhƣ nguyên bản [theo 12, tr.19]. Trong công trình “Một lý thuyết ngôn ngữ về dịch thuật (A linguitics Theory of Translation)”, Catford (1965) đã sử dụng mô hình ngôn ngữ của Halliday và đã thành công trong việc định nghĩa thế nào là dịch thuật. Ông đã phạm trù hóa đƣợc một số vấn đề nhƣ việc chuyển dịch các cấp độ ngôn ngữ học, các loại hình dịch, tƣơng đƣơng trong dịch thuật… Ông đã định nghĩa về dịch thuật nhƣ sau: “Dịch là thay thế chất liệu ngôn bản của ngôn ngữ này (ngữ nguồn) bằng chất liệu ngôn bản của ngôn ngữ kia (ngữ đích)” [70, tr.120]. Là ngƣời quan tâm nhiều đến dịch ngôn bản, Wilss (1982) cho rằng: “Dịch là một quá trình chuyển hóa nhằm mục đích dịch một ngôn bản viết ở ngữ nguồn sang một ngôn bản tƣơng đƣơng nhất ở ngữ đích, yêu cầu (thông dịch viên) phải có sự hiểu biết về cú pháp, ngữ nghĩa và dụng học về quá trình phân tích ngữ nghĩa ngôn bản ngữ nguồn ” [83, tr.3]

Ở Việt Nam, Hoàng Văn Vân là một học giả có nhiều đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu về dịch thuật với hàng chục bài viết và công trình nghiên cứu về dịch thuật. Chúng tôi cũng kết luận lại những quan điểm về dịch thuật bằng lời nhận xét của ông: “Dịch là một hoạt động xã hội sống động và dịch là một quá trình phức tạp, đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải nhìn hoạt động này từ nhiều bình diện khác nhau nhƣ: ngôn ngữ, tâm lý, ngữ dụng học, lý thuyết thông tin…” [68, tr. 54]

Các loại hình dịch thuật cơ bản

Trong lịch sử dịch thuật, ngƣời ta đề cập đến nhiều loại hình dịch thuật khác nhau tùy theo từng thời kỳ và từng cách tiếp cận khác nhau. Jakobson dựa trên ý nghĩa của các ký hiệu ngôn ngữ đã phân các kiểu dịch thành 3 loại chính: Dịch nội ngôn (intralingual translation), dịch liên ngôn (interlingual translation) và dịch liên tín hiệu (intersemiotic translation). Catford dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại các kiểu dịch: dịch đầy đủ (full translation) và dịch từng phần (partial translation); dịch tổng thể (total translation) và dịch hạn chế (restricted translation); dịch giới hạn cấp độ (rank - bound translation ) và dịch không giới hạn cấp độ (unbound translation) [ theo 21, tr.484].

Ở Việt Nam, Nguyễn Thƣợng Hùng đã tổng hợp các loại hình dịch thành 8 kiểu chính: Dịch ngữ nghĩa (semantic translation), dịch truyền đạt (communicative translation), dịch từ đối từ (word - for - word translation), dịch nguyên văn (literal translation), dịch phiên âm (transcription), dịch sao phỏng (calque), dịch miêu tả (descriptive translation), dịch tự do (free translation) [dẫn theo 30, tr.47-48].

Tương đương trong dịch thuật

Mục đích của dịch thuật là cung cấp những tƣơng đƣơng về nghĩa giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Do vậy, tƣơng đƣơng đƣợc xem là vấn đề trọng tâm của dịch thuật, là “khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào về dịch thuật” [60, tr.141]. Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, các học giả nghiên cứu về dịch thuật đã đƣa ra các cách hiểu khác nhau về tƣơng đƣơng. Catford (1965) cho rằng sự tƣơng đƣơng trong dịch đƣợc phát hiện bằng cách so sánh ngôn ngữ nguồn với ngôn ngữ đích thông qua những ngƣời cung cấp thông tin, thông qua quan sát của họ và thông dịch viên. Khi đề cập đến khái niệm “tƣơng đƣơng”, Wilss (1982) lại cho rằng không nên đƣa khái niệm tƣơng đƣơng vào lý thuyết dịch đại cƣơng mà chỉ nên coi nó nhƣ một phần của thực tiễn dịch. Để ứng dụng trong công tác giảng dạy dịch, Vũ Văn Đại đã đề xuất định nghĩa về tƣơng đƣơng của L.Trauffaut nhƣ sau: “Tƣơng đƣơng chỉ sự đồng

nhất về ngôn nghĩa (sens) giữa các phân đoạn văn bản/ diễn ngôn hay toàn bộ văn bản/diễn ngôn dù có sự khác biệt trong lựa chọn hình thức biểu đạt trên bình diện từ vựng hoặc ngữ pháp” [12, tr.52]. Nguyễn Hồng Cổn (2001) lại phân biệt bốn bình diện tƣơng đƣơng: tƣơng đƣơng ngữ âm, tƣơng đƣơng ngữ pháp, tƣơng đƣơng ngữ nghĩa và tƣơng đƣơng ngữ dụng. Ông cũng phân biệt tƣơng đƣơng hoàn toàn với tƣơng đƣơng bộ phận.

Theo Lê Hùng Tiến (2010), hiện nay có nhiều cách phân loại tƣơng đƣơng nhƣng có 4 cách phân loại tƣơng đƣơng dựa trên hình thức, ý nghĩa, chức năng và số lƣợng các phần tƣơng tƣơng. Ông cũng liệt kê một số loại tƣơng đƣơng hay đƣợc nói tới nhiều nhất và đƣợc ứng dụng phổ biến nhất khi bàn về dịch thuật. Đó là các kiểu tƣơng đƣơng sau: tƣơng đƣơng dựa trên số lƣợng các phần tƣơng đƣơng (quantity-based equivalence); tƣơng đƣơng dựa trên ý nghĩa (meaning-based equivalence); tƣơng đƣơng ngữ dụng (pragmatic equivalence); tƣơng đƣơng quy chuẩn của văn bản (text-normative equivalence); tƣơng đƣơng hình thức (formal equivalence).

Trong chƣơng 4 của luận án, chúng tôi thực hiện đối chiếu CTN của tiếng Nhật với những câu có ý nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt dựa trên kết quả khảo sát việc chuyển dịch Nhật - Việt và ngƣợc lại. Những vấn đề trong lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và lý thuyết dịch thuật sẽ là công cụ lý thuyết hữu ích để chúng tôi thực hiện đối chiếu và xử lý kết quả khảo sát và đƣa ra những nhận xét xác thực.

Tiểu kết

Trong chƣơng 1, luận án đã tập trung trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và những cơ sở lý thuyết cơ bản nhất đƣợc sử dụng trong luận án.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và do đó cũng có nhiều cách phân loại câu tiếng Nhật, luận án lựa chọn cách phân loại theo cấu trúc nghĩa của Temura (1982) làm cơ sở, trong đó CTN trong tiếng Nhật đã đƣợc khảo sát trong mối quan hệ với hệ thống câu chung của tiếng Nhật, mang những đặc điểm cơ bản nhất của loại câu miêu tả sự tình, có sự tƣơng tác giữa những đối tƣợng tham gia hành động. Loại CTN, đối tƣợng nghiên cứu của luận án đƣợc xác định, nhận diện từ các góc độ về hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng .

CTN tiếng Nhật đã đƣợc nghiên cứu từ các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Ở mỗi cách tiếp cận, các nghiên cứu đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong việc làm rõ đặc thù của CTN từ các phƣơng diện. Trong tiếng Nhật hiện đại,

CTN thƣờng đƣợc phân tích dƣới 3 vấn đề cốt lõi: tính có hƣớng, quan hệ nhân xƣng và góc nhìn của ngƣời nói, tính lịch sự dựa trên quan niệm về nhân tố đƣợc ƣu tiên trong giao tiếp. Những nghiên cứu trên góc độ ngữ dụng học đã phân tích khá sâu tính lịch sự trong ngôn ngữ thể hiện qua dạng CTN.

Bên cạnh việc trình bày những kết quả nghiên cứu cơ bản của CTN trong tiếng Nhật, luận án cũng đã tổng hợp và trình bày một cách tổng quan nhất các hƣớng nghiên cứu CTN trong tiếng Việt. Ở Việt Nam, CTN trong tiếng Nhật cũng chỉ xuất hiện mang tính chất giới thiệu cấu trúc và cách sử dụng trong các cuốn ngữ pháp. Cấu trúc các tầng nghĩa cũng nhƣ những đặc điểm ngữ dụng của dạng câu này chƣa đƣợc đề cập tới. Chính vì vậy việc giảng dạy cũng nhƣ thụ đắc dạng câu này đối với ngƣời Việt còn nhiều khá nhiều vấn đề. Đây cũng là vấn đề mà luận án tập trung giải quyết trong phần đối chiếu Nhật - Việt nhằm đƣa ra những điểm giống và khác biệt của dạng câu này trong hai ngôn ngữ, hƣớng tới một phƣơng pháp dạy phù hợp cho ngƣời Việt học tiếng Nhật. Đây là những cơ sở quan trọng vừa có giá trị tham khảo tốt, vừa là cứ liệu để luận án có thể có những nghiên cứu mang tính đối chiếu trong nội dung của mình.

Tại chƣơng này, luận án cũng lựa chọn trình bày một số khung lý thuyết cơ bản nhƣ: quan điểm về cấu trúc vị từ - tham thể, vai nghĩa, lý thuyết ngữ pháp hóa, lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết dịch thuật làm cơ sở về lý luận để nghiên cứu một loại CTN đã đƣợc giới hạn và nhận diện bằng những tiêu chí cụ thể.

Chƣơng 2

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN LÀM VỊ NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

Nhƣ ở chƣơng 1 đã trình bày, CTN - đối tƣợng khảo sát của luận án là loại câu biểu thị ý nghĩa trao - nhận, trong đó sự có mặt của một trong số 7 ĐTTN của tiếng Nhật là tiêu chí hình thức để nhận diện. Với đối tƣợng khảo sát nhƣ vậy, dựa trên quan điểm của L. Tesnière, ở chƣơng này luận án tập trung làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ làm vị ngữ, giữ vai trò trung tâm, chi phối các lớp nghĩa của câu, chi phối khả năng đảm nhiệm các vai nghĩa của các diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)