Nhóm động từtra o nhận trong tiếng Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 52 - 56)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Nhóm động từtra o nhận trong tiếng Nhật

Một hành động trao - nhận đƣợc miêu tả theo quan điểm của Temura (1982) là một hành động thể hiện sự tƣơng tác giữa hai đối tƣợng. Sự tƣơng tác giữa hai đối tƣợng đƣợc thực hiện thông qua sự chuyển dịch của một vật thể (cụ thể hoặc trừu tƣợng) từ đối tƣợng này sang đối tƣợng kia. “Cho” là khi vật thể chuyển dời về phƣơng diện vật lý và quyền sở hữu từ một đối tƣợng để tới một đối tƣợng khác. Còn “nhận” là khi một đối tƣợng đƣợc tiếp nhận (hoặc sở hữu) một vật thể vốn không thuộc về mình mà của ngƣời khác. Hai hành động tƣơng tác rất cơ bản này tồn tại ở mọi cộng đồng và cũng đƣợc biểu hiện ở mọi ngôn ngữ, trong đó tiếng Nhật không phải là ngoại lệ. Xuất phát từ hƣớng chuyển dịch sự vật theo hai chiều: chiều chuyển đi và chiều chuyển tới, có thể chia nhóm động từ biểu thị ý nghĩa “trao” và “nhận” thành hai kiểu loại: nhóm động từ biểu hiện ý nghĩa trao và nhóm động từ biểu thị ý nghĩa nhận

2.1.1. Nhóm động t biu hiện ý nghĩa trao

Cách thể hiện sự dịch chuyển sự vật thuộc quyền sở hữu, quyền chi phối từ đối tƣợng X sang đối tƣợng Y đều đƣợc diễn đạt bằng các cấu trúc cơ bản với sự có mặt của động từ mang nghĩa trao làm vị ngữ trong mọi ngôn ngữ. Đối với tiếng Nhật, nhóm động từ đó là những động từ nhƣ: あげる[ageru] (cho), やる[yaru] (cho), 与える

[ataeru] (trao), 貸す[kasu] (cho vay), 預かる[azukaru] (giữ), 教える[osieru] (dạy), 売 る [uru] (bán) … Có thể mô hình hóa các câu có các động từ trên thành:

X が Y に Zを する。

sự vật Z vốn thuộc quyền sở hữu, quyền chi phối của chủ thể X đƣợc dịch chuyển từ chủ thể X sang chủ thể Y. Trong quan hệ với X thì Y là đối tƣợng hƣớng tới của hành động và là điểm đích của hành động. Một sự tình nhƣ vậy chính là sự kết hợp của động tác, quan hệ hai chiều và sự chuyển di. Trong câu, mối quan hệ giữa các vai nghĩa này đƣợc thể hiện thông qua các quan hệ cú pháp: chủ thể X đƣợc “đánh dấu” bằng PTNPが [ga], đối tƣợng Y đƣợc “đánh dấu” bằng PTNPに [ni], còn sự vật Z đƣợc “đánh dấu” bằng PTNPを[wo]. Động từ する [suru] mang tính đại diện cho các động từ mang ý nghĩa “trao” có thể xuất hiện ở vị trí vị từ. Quan hệ tƣơng tác này đƣợc Temura (1982) khái quát qua sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quan hệ giữa các thành tố của hành động “trao” [131, I, tr.128]

(2.1) タンさんが困っていたので、私はきのう田中さんにお金を貸しました。

(S29, tr.180)

Anh Tân gặp khó khăn nên hôm qua tôi cho đã cho anh ấy vay tiền.

Trong ví dụ trên, chủ thể là “tôi” khi “cho vay” tức là đã thực hiện một hành động hƣớng tới đối tƣợng “anh Tân” và tác động vào sự vật “tiền” để tạo ra sự di chuyển của “tiền” từ điểm xuất phát “tôi” đến điểm đích “anh Tân”.

Không chỉ với những động từ mang nghĩa “trao, tặng, cho” biểu thị sự di chuyển sự vật cụ thể nhƣ trên, các câu với các động từ nhƣ与える[ataeru] (trao) và bổ ngữ là影 響[eikyou] (ảnh hưởng) cũng đƣợc coi là câu mang nghĩa “trao, cho”, ví dụ:

(2.2) 中国の文化は日本の文化に大きいな影響を与えた。(S29, tr.24)

Văn hóa Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa Nhật Bản. Z Vật di chuyển tăngj) 到達点) Goal (đích) 仕手(chủ thể) (Agent) 出どころ

Source (khởi điểm)

相手(đối tƣợng)

(Target)

2.1.2. Nhóm động t biu hiện ý nghĩa nhận

Những động từ mang nghĩa “nhận” thƣờng là những động từ tạo thành cặp với động từ “trao” có ý nghĩa đối ứng với nhau. Chẳng hạn nhƣ: 買う- 売る[kau - uru] (mua - bán),教える- 教わる[oshieru - osowaru] (dạy - học),与える - 受ける

[ataeru - ukeru] (trao - nhận), 借りる - 貸す[kariru - kasu] (vay - cho vay)… Do vậy, tƣơng ứng với các cấu trúc câu mang nghĩa “trao” là các kết cấu câu mang nghĩa nhận. Cấu trúc chung của các câu mang nghĩa “nhận” là:

Y が (X に/から) Zを する。

Nhƣ vậy, tƣơng ứng với hành động “trao”, trong câu diễn đạt hành động “nhận” thì hƣớng tác động của động từ theo chiều ngƣợc lại từ Y sang X, tức là X là đối tƣợng đƣợc tiếp nhận sự vật. Y có thể hiện hữu, nhƣ:

(2.3) 山川さんは橋本さんにウイスキーをもらった。(S28, tr.243)

Anh Yamakawa nhận được chai whisky từ anh Hashimoto.

Nhƣng cũng có thể là ngầm ẩn, nhƣ:

(2.4) 私は高校までマレーシア語で教育を受けました。(S29, tr.94)

Tôi được tiếp nhận nền giáo dục bằng tiếng Mã Lai đến hết trung học.

Quan hệ giữa các thành tố X, Y, Z đƣợc Temura (1982) khái quát bằng sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quan hệ giữa các thành tố của hành động “nhận” [131, I, tr.130]

Nhìn vào sơ đồ có thể thấy X là chủ thể thực hiện hành động “cho” nào đó để ngƣời đƣợc “nhận” là Y, và đồng thời X cũng là nguồn của sự chuyển dịch của Z, còn Y là đích của Z.

Z

Vật di chuyển

Source (khởi điểm)

出どころ 仕手(chủ thể) (Agent) Goal (điểm đích) 到達点 相手(đối tƣợng) (Target) Y X

Tuy vậy, nhƣ trên đã trình bày, trong nhóm các ĐTTN của tiếng Nhật, các nhà Nhật ngữ học đều thống nhất lựa chọn các động từ やる[yaru], あげる[ageru], くれ る[kureru],もらう[morau] và các động từ tƣơng ứng thuộc phạm trù kính ngữ của chúng (さしあげる[sashiageru], くださる[kudasaru], いただく[itadaku]) là các động từ điển hình nhất, đại diện cho hoạt động chung của cả nhóm xét về mặt ý nghĩa, đồng thời lại có những đặc thù riêng xét về khả năng hoạt động trong câu.

2.1.3. Phân biệt các động t trao - nhận điển hình với các động t khác cùng nhóm

Mặc dù cùng thuộc hệ thống các động từ có nghĩa chuyển dịch nói chung nhƣng nhóm やる[yaru] – あげる[ageru] – もらう[morau] – くれる[kureru] lại đƣợc tách thành một nhóm riêng biệt. Sở dĩ nhƣ vậy là vì có sự phân biệt rõ rệt nhóm động từ này với các động từ khác cũng mang ý nghĩa trao - nhận ở những mức độ khác nhau nhƣng không thuộc nhóm. Qua khảo sát nguồn ngữ liệu đã thu thập đƣợc, chúng tôi cho rằng sự khác biệt đó thể hiện ở một số điểm nhƣ sau:

- Đây là các động từ trung tâm của nhóm ĐTTN, chỉ tập trung vào ý nghĩa quan trọng nhất của nhóm là thể hiện sự tƣơng tác giữa hai đối tƣợng thông qua việc chuyển quyền sở hữu từ đối tƣợng này sang đối tƣợng khác.

- Bên cạnh ý nghĩa về sự di chuyển sự vật, về sự chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng nhƣ đối với phần lớn các trƣờng hợp, các câu chứa các động từ của nhóm ĐTTN mang lại sắc thái ơn huệ (ban ơn cho ngƣời khác hoặc cảm giác biết ơn đƣợc ngƣời khác làm cho, giúp đỡ). Các sắc thái này không tìm thấy ở các động từ ngoài nhóm.

- Về mặt chức năng cú pháp, 7 ĐTTN trên vừa có thể đảm nhiệm hoặc vị trí của vị từ, đồng thời còn có khả năng đảm nhiệm chức năng phụ trợ cho một động từ vị ngữ. Trong khi đó các động từ khác chỉ có khả năng đảm nhiệm vị trí của vị từ mà thôi.

- 7 ĐTTN đặc thù lại có sự quy định chặt chẽ về vai ngƣời thực hiện hành động và đối tác hành động, về mối quan hệ xã hội giữa những ngƣời trong sự tình. Đó là những nội dung không có đối với nhóm còn lại. So sánh hai ví dụ sau:

(2.5) 太郎は花子に本を渡した。

Taro đưa cho Hanako quyển sách.

(2.6) 太郎は花子に本をあげた。

Nếu xét về chức năng cú pháp thì 2 động từ 渡す[watasu] và あげる[ageru] đều giữ vai trò của động từ vị ngữ trong câu. Nếu xét về nghĩa s ự tình thì cả 2 câu trên đều diễn tả sƣ̣ chuyển dời của vâ ̣t tƣ̀ đối tƣợng X sang đối tƣợng Y , “quyển sách được chuyển từ Taro sang Hanako”. Nhƣng về sắc thái biểu cảm thì hai câu l ại bô ̣c lô ̣ rất khác nhau. Sƣ̣ tình “quyển sách được chuyển từ Taro sang Hanako” trong (2.5) chỉ là một sự chuyển dời thuần túy khách quan mang tính chất cơ học thể hiện sƣ̣ thay đổi vi ̣ trí của vâ ̣t nhƣng trong (2.6) thì ngoài việc m iêu tả sƣ̣ tình ấy còn mang ý nghĩa chuyển quyền sở hữu từ đối tƣợng này sang đối tƣợng kia - nghĩa cơ bản nhất của hành động “trao, cho”.

Hơn thế nƣ̃a , các động từ thuộc nhóm chuy ển dịch nói chung không có khả năng tham gia vào các cấu trú c câu với tƣ cách là động từ phụ trợ nhằm thể hiê ̣n sƣ̣ chuyển dời về hành đô ̣ng , về lợi ích, ơn huê ̣ và qua đó là thái đô ̣ hàm ơn của ngƣời nhâ ̣n nhƣ các ĐTTN.

(2.7) 太郎は 花子に本を買って渡した。(?)

(2.8) 太郎は 花子に本を買ってあげた。

Taro mua tặng Hanako cuốn sách.

Vì sự khác biệt rất lớn trên, nhóm CTN đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nhóm câu có chứa 1 trong 7 ĐTTN đặc trƣng của tiếng Nhật: やる

[yaru],あげる[ageru],さしあげる[sashiageru],くれる[kureru],くださる[kudasaru] với nghĩa “trao” và もらう[morau], いただく[itadaku] với nghĩa nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)