Các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 64)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Vai nghĩa và đặc trƣng của 3 diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

2.3.1. Các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Tại CTN có ĐTTN đóng vai trò vị ngữ, về cơ bản tồn tại 3 đối tƣợng cụ thể tham gia vào sự tình trao - nhận bao gồm: ngƣời trao, ngƣời nhận và vật trao - nhận. Do mỗi tham tố đƣợc đánh dấu bằng một PTNP riêng, biểu thị chức năng ngữ pháp cũng nhƣ vai nghĩa mà chúng đảm nhiệm trong câu nên ngoài vị trí vị ngữ luôn do ĐTTN đảm nhiệm nằm ở cuối câu, vị trí của các tham tố (cũng là các thành phần câu) có thể khá tự do. Trong câu biểu thị ý nghĩa “trao”, vị trí thƣờng thấy của chủ ngữ (cũng là chủ thể hành động) là ở đầu câu với PTNP (X)が [ga], tiếp tới là vị trí của đối tƣợng tƣơng tác hành động biểu thị bằng PTNP (Y)に [ni], tiếp theo là vị trí của bổ ngữ - vật đƣợc trao - nhận đƣợc đánh dấu bằng (Z)を[wo]. Trong trƣờng hợp câu biểu thị ý nghĩa “nhận”, vị trí các thành phần đƣợc đổi theo trật tự ngƣợc lại, chủ thể tiếp nhận hành động đứng đầu câu ở vị trí chủ ngữ với sự đánh dấu của PTNP (Y) が[ga], tiếp đến chủ thể hành động “trao” đƣợc đánh dấu bằng PTNP (X) に[ni] hoặc から[kara].

Trên cơ sở 6 lớp nghĩa của CTN trình bày ở trên, ở phần này luận án khái quát cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thông qua các vai nghĩa tham gia vào quá trình giao tiếp. Nhƣ trên đã nói, dựa vào ngữ cảnh, ngoài thành phần vị ngữ, còn các thành phần khác của câu có thể đƣợc tỉnh lƣợc, song trong hoạt động lời nói, các vai nghĩa luôn đƣợc xác định một cách rõ ràng. Về cách nhận diện vai nghĩa cũng nhƣ hệ thống thuật ngữ, luận án sử dụng các thuật ngữ với những nội hàm tƣơng tự đã

đƣợc Lâm Quang Đông (2008) sử dụng. Dựa trên đặc trƣng của CTN tiếng Nhật, có thể có các cách nhìn nhận các loại vai nghĩa nhƣ sau:

Thứ nhất, nếu tập trung vào tính chất tác động của động từ làm vị ngữ trong câu có thể chia thành: vai tác thể (agent), vai tiếp thể (recipient), vai đối thể (theme).

Thứ hai, nếu tập trung vào hƣớng di chuyển của vật thể đƣợc trao hay nhận, có thể chia thành: vai nguồn (source), vai đích (goal), vai đối thể (theme). Có thể nói đây là vai nghĩa gốc do ý nghĩa của các ĐTTN đem lại.

Thứ ba, nếu tập trung vào tính chất sở hữu thì có thể chia thành: vai ngƣời kiểm soát (controller), vai chủ sở hữu (possessor), vai đối thể (theme).

Thứ tƣ, nếu tập trung vào ý nghĩa ơn huệ hay hƣởng lợi từ hành động, có thể chia thành: vai ngƣời làm ơn (benefactor), vai đắc lợi thể (beneficiary), vai đối thể (theme).

Thứ năm, nếu tập trung vào ý nghĩa về quyền lực hoặc quan hệ thân - sơ giữa những ngƣời giao tiếp, có thể chia thành: vai bậc trên, vai bậc dƣới, hoặc vai ngƣời ngoài nhóm (soto) và vai ngƣời trong nhóm (uchi).

Tuy nhiên, trong một câu, cùng một lúc có sự trùng nhau của các loại vai nghĩa này. Đối với từng loại cấu trúc, các vai nghĩa đƣợc thể hiện ở các vị trí không giống nhau. Khi đóng vai trò là ĐTT làm vị ngữ trong câu, kết hợp với các tham tố ngƣời trao, ngƣời nhận, vật đƣợc trao - nhận trong khung vị từ - tham thể, ĐTTN đã kiến tạo nên cấu trúc nghĩa cơ bản và điển hình của CTN. Dƣới dây là các loại cấu trúc nghĩa cơ bản của câu thông qua các vai nghĩa:

2.3.1.1. Các vai nghĩa của câu có động từ やる[yaru], あげる[ageru] và さしあげる

[sashiageru]

X が Y に Z を やる/ あげる

{ tác thể} {tiếp thể} {đối thể} { nguồn } { đích}

{ ngƣời kiểm soát } { chủ sở hữu} { ngƣời làm ơn} { đắc lợi thể}

{ bậc trên} { bậc dƣới} (2.33) 私は兄にネクタをやりました。(S29, tr.906)

Cùng cấu trúc và ý nghĩa, song nếu thay vị từ cuối bằng động từ さしあげる

[sashiageru] thì các vai nghĩa cơ bản không thay đổi, song ý nghĩa quyền lực sẽ thay đổi ngƣợc lại.

X が Y に Z をさしあげる

{ tác thể} { tiếp thể} { đối thể} { nguồn } { đích}

{ ngƣời kiểm soát } { chủ sở hữu} { ngƣời làm ơn} {đắc lợi thể}

{ bậc dƣới} { bậc trên}

(2.34) 社長さんの息子さんが大学に合格したんですって。みんなで何かお

祝いをさしあげましょうか。

Nghe nói con trai ông giám đốc đã đỗ đại học. Mọi người cùng tặng thứ gì đó chúc mừng đi nhỉ.

Trong trƣờng hợp trên, xét về vị thế xã hội thì “ông giám đốc” là ngƣời có vị trí cao hơn. Để biểu thị sự tôn kính với “ông giám đốc” (và cả “con trai ông giám đốc”) mà ngƣời trao là “mọi ngƣời” (trong đó bao gồm cả ngƣời nói) đã đặt mình trong vị thế giao tiếp thấp hơn so với ngƣời nhận là “con trai ông giám đốc”. Mục đích này của ngƣời nói dẫn đến sự đổi chỗ của các vai thể hiện ý nghĩa quyền lực trong câu có động từ さしあ げる[sashiageru] và câu có động từ cùng nhómやる [yaru] hoặcあげる [ageru].

2.3.1.2. Các vai nghĩa của câu có động từ くれる[kureru] vàくださる [kudasaru]

X が Y に Z をくれる

{ tác thể} {tiếp thể} {đối thể} { nguồn } {đích}

{ ngƣời kiểm soát } {chủ sở hữu} { ngƣời làm ơn} {đắc lợi thể}

{ bậc dƣới} {bậc trên}

{ngƣời ngoài nhóm } {ngƣời nói/ ngƣời trong nhóm } (2.35) 川村さんは私の娘にレコードをくれた。(S28, tr.181)

Anh Kawamura đã cho con gái tôi một đĩa nhạc.

Việc sử dụng động từくれる[kureru], bên cạnh 5 nét nghĩa giống nhƣ câu có động từ やる[yaru], còn có thêm một nét nghĩa nữa, đó là nét nghĩa về “đối tác của

ngƣời thực hiện hành động là chính bản thân ngƣời nói hoặc là ngƣời cùng nhóm với ngƣời nói.” Cùng cấu trúc và ý nghĩa, song nếu thay động từ cuối bằng động từ くださる thì các vai nghĩa cơ bản không thay đổi, song ý nghĩa quyền lực sẽ thay đổi ngƣợc lại, X thuộc bậc trên, còn Y là bậc dƣới theo sự phân định trong ý thức của ngƣời nói.

X が Y に Z をくださる

{tác thể} {tiếp thể} {vai đối thể} {nguồn } {đích}

{ngƣời kiểm soát } {chủ sở hữu} {ngƣời làm ơn} {đắc lợi thể} {bậc trên} {bậc dƣới}

{ngƣời ngoài nhóm } {ngƣời nói/ ngƣời trong nhóm }

(2.36) 先生は私たちに作文のプリントをくださいました。(S29, tr.258)

Thầy giáo đã cho chúng tôi bản in của bài văn.

2.3.1.3. Các vai nghĩa của câu có động từ もらう[morau] và いただく[itadaku]

Y が X に/から Z を もらう

{chủ thể} {tác thể} {đối thể}

{đích } {nguồn}

{chủ sở hữu} {ngƣời kiểm soát} {đắc lợi thể} {ngƣời làm ơn} {bậc trên} {bậc dƣới}

(2.37) 今年の誕生日に妹から時計をもらいました。(S28, tr.892) Sinh nhật năm nay, tôi được chị gái tặng chiếc đồng hồ.

Cùng cấu trúc và ý nghĩa, song nếu thay động từ cuối bằng động từ いただく

[itadaku] thì các vai nghĩa cơ bản không thay đổi, song ý nghĩa quyền lực sẽ thay đổi. Y が X に/から Z を いただく

{chủ thể} {tác thể} {đối tƣợng} {đích} {nguồn}

{chủ sở hữu} {ngƣời kiểm soát} {đắc lợi thể} {ngƣời làm ơn}

(2.38) 私は先生に本をいただいた。(S28, tr. 244)

Tôi được thầy giáo tặng cuốn sách.

Trong trƣờng hợp mở rộng khái niệm trao - nhận, ngoài 7 động từ やる

[yaru], あげる[ageru], くれる[kureru], もらう[morau], さしあげる[sashiageru],

くださる[kudasaru] và いただく[itadaku], khi đƣa thêm vào nhóm động từ mang nghĩa trao các động từ nhƣ 与える(trao), 売る(bán), 教える(dạy)… và các động từ vào nhóm nhận nhƣ 受ける(nhận), 教わる(học), 買う(mua) …, cấu trúc nghĩa khái quát của CTN mở rộng cũng vẫn là sự di chuyển vật thuộc sở hữu, thuộc quyền nắm bắt, chi phối từ chủ thể X đến đối tƣợng Y. Nhƣng cấu trúc nghĩa của các CTN mở rộng không bao gồm các nét nghĩa ơn huệ và lợi ích.

Nhƣ vậy, trong cùng một vị trí ngữ pháp tồn tại một số vai nghĩa. Các vai nghĩa tƣơng tác lẫn nhau nhƣng cũng phân biệt nhau theo hệ cú đoạn, đồng thời quy định việc lựa chọn động từ trao (nhận) thích hợp. Ngƣợc lại, thông qua động từ có thể “suy” ra đƣợc những vai nghĩa có thể có trong câu.

2.3.2. Đặc trưng của ba din t trong cấu trúc nghĩa biểu hin ca câu

2.3.2.1. Diễn tố thứ nhất (người trao X)

Để một hành động trao - nhận có thể diễn ra, chúng tôi thấy về cơ bản có thể áp dụng các điều kiện mà Lâm Quang Đông (2008) đã đƣa ra đối với tham tố ngƣời trao để khảo sát trƣờng hợp tiếng Nhật.

Th nht: Muốn thực hiện đƣợc hành động, ngƣời/vật phải có năng lực thực hiện hành động ấy mà năng lực thực hiện hành động phải gắn với đặc trƣng [+ động vật]. Hơn nữa hành động trao - nhận là một hành động có chủ đích và chỉ có ngƣời hay động vật mới có khả năng thực hiện hành động có chủ đích. Vì vậy, đặc trƣng [+ động vật] là điều kiện cơ bản đối với diễn tố thứ nhất.

(2.39) 呉さんは金さんにキムチをあげた。

Kure đã tặng anh Kim kim chi.

(2.40) 犬が人間に元気をくれる。

Con chó đem đến cho con người sức khỏe.

Th hai: Muốn thực hiện một hành động có chủ đích, ngƣời/ vật thực hiện hành động phải kiểm soát đƣợc hành động của mình, quản lý đƣợc diễn tiến của hành động làm cho nó đƣợc thực hiện một cách thành công, trọn vẹn. Do vậy, đặc trƣng thứ hai cần có của diễn tố thứ nhất là [+ kiểm soát]

(2.41) 4時間おきに子供にミルクをやっているので、寝られないんです。

Cứ 4 tiếng tôi lại cho con uống sữa một lần nên không ngủ được.

Th ba: Ngƣời ta không thể cho, tặng ngƣời khác cái mà ngƣời ta không có quyền kiểm soát, quyền sở hữu. Vì vậy, đặc trƣng [+ sở hữu] cũng là điều kiện không thể thiếu đối với diễn tố thứ nhất

(2.42) クラスメートが健太郎にマンガをくれた。

Người bạn cùng lớp đã cho Kentaro cuốn truyện tranh.

Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù xuất hiện với tỷ lệ không nhiều nhƣng vẫn có tham thể không thỏa mãn 3 điều kiện trên nhƣng lại giữ vai trò của diễn tố thứ nhất. Đó là những trƣờng hợp diễn tố thứ nhất không mang đặc trƣng [+ động vật].

(2.43) 会社はたくさん給料をくれますか。(S38, tr.127)

Công ty cậu có trả lương cao không?

(2.44) 日本に留学する時間は良い経験をくれた。

(Thời gian lưu học tại Nhật Bản đã cho tôi những trải nghiệm bổ ích.)

Trong các trƣờng hợp trên, mặc dù diễn tố X có thể không phải là động vật mà đƣợc diễn đạt bằng những từ bất động vật, song việc sử dụng các ĐTTN đã trở thành một phƣơng thức “nhân cách hóa” các danh từ này, cho chúng hoạt động trong câu nhƣ những yếu tố mang đặc trƣng nhƣ động vật.

2.3.2.2. Diễn tố thứ hai (người nhận Y)

Diễn tố thứ hai tham gia cấu trúc nghĩa biểu hiện của CTN là đối tƣợng tiếp nhận vật đƣợc trao nên không bị hạn chế bởi những điều kiện nhƣ đối với diễn tố thứ nhất, tức là có thể mang đặc trƣng [+ động vật], nhƣng cũng có thể mang đặc trƣng [- động vật]

- Trƣờng hợp mang đặc trƣng động vật: [+ động vật] (2.45) ぼくは犬にパンをやります。(S38, tr.125)

Tôi cho (ăn)chó bánh mỳ.

- Trƣờng hợp không mang đặc trƣng động vật: [- động vật]

(2.46) 子供のころ、よく父と一緒に畑の作物に肥料をやりました。(S29, tr.770)

Khi còn nhỏ, tôi thường cùng với cha bón phân cho cây cối ở ngoài ruộng. 2.3.2.3. Diễn tố thứ ba (vật trao - nhận Z)

Trong cấu trúc nghĩa cơ bản, CTN có ĐTTN làm vị ngữ biểu thị sự chuyển dịch vị trí đi kèm với chuyển dịch quyền sở hữu của đối tƣợng Z từ chủ thể này sang chủ thể khác. Qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy ý nghĩa của Z khá đa dạng. Z có thể là

những vật thể cụ thể, có giá trị sử dụng thực tế, có khả năng chuyển, nhƣợng về mặt không gian vật lý hoặc quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Z cũng có thể những “vật thể” hết sức trừu tƣợng, không có khả năng di chuyển về không gian, những ngƣời giao tiếp chỉ có thể “cảm nhận” về sự hiện hữu các đối tƣợng này trên cơ sở “lợi ích” mà ngƣời nhận có đƣợc. Ý nghĩa của Z có thể đƣợc xem nhƣ thƣớc đo, dấu hiệu nhận biết quá trình trừu tƣợng hóa nghĩa của động từ vị ngữ trong câu dẫn đến ý nghĩa trao - nhận điển hình của câu cũng bị mờ đi, thay vào đó ý nghĩa tình thái đƣợc nhấn mạnh.

Với tƣ cách là trung tâm của câu, “vị từ quy định đối tƣợng nào đƣợc tham gia vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (tức là các tham thể) và phân vai cho các tham thể ấy. Mỗi tham thể thƣờng đƣợc phân một vai nhất định, song vị từ cũng có thể phân nhiều vai cho cùng một tham thể. Sự phân chia này phụ thuộc vào ngữ nghĩa của vị từ.” [15, tr.150). Song, xét trong bối cảnh nhóm ĐTTN của tiếng Nhật, chúng tôi nhận thấy rằng bên cạnh vai trò trung tâm của vị từ trong việc quyết định số lƣợng tham thể và phân vai cho các tham thể thì ngữ nghĩa của tham thể vật trao - nhận cũng có giá trị quan trọng trong việc giới hạn vai nghĩa của hai tham thể còn lại (ngƣời trao và ngƣời nhận).

Trên cơ sở ý nghĩa, chúng tôi phân chia đối tƣợng Z thành bốn nhóm sau:

a. Z là danh t biu th s vt c th

Khi Z là một danh từ biểu thị một cụ thể có giá trị sử dụng nhƣ: 本 (sách), 金

(tiền), 花 (hoa), 自転車 (xe đạp)… thì đó là CTN điển hình, diễn đạt sự dịch chuyển quyền sở hữu một vật thể từ chủ thể này sang chủ thể khác, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa “hàm ơn” về “nghĩa cử” này. Ví dụ:

(2.47) タンさんの誕生日に、タンさんに日本人形をあげました。(S29, tr.20)

Tôi đã tặng anh Tân quà búp bê Nhật bản nhân dịp sinh nhật anh ấy.

(2.48) 加藤さんが土屋さんにかわいい傘をもらった。

Chị Kato được chị Tsuchiya tặng cho một chiếc ô rất dễ thương.

Các câu trên biểu thị hành động trao (cho) hoặc tặng của một chủ thể (ngƣời) tới một đối tƣợng khác (ngƣời) một vật cụ thể nhƣ 人形 (búp bê) hay 傘 (ô) ..., tạo nên sự dịch chuyển về quyền sở hữu của sự vật hoặc về sự thay đổi về không gian. Ngoài ra, bên cạnh nghĩa trần thuật, các động từ còn tạo cho câu sắc thái tình cảm của chủ thể phát ngôn trƣớc các hành động này. Trong trƣờng hợp này tồn tại đồng

thời tất cả các vai nghĩa theo mô hình chung với đầy đủ nét nghĩa của động từ vị ngữ. Khi đó Z sẽ mang vai đối thể. Diễn tố X sẽ mang đầy đủ các vai nghĩa điển hình là vai tác thể, vai nguồn, vai ngƣời kiểm soát, vai ngƣời làm ơn. Diễn tố Y cũng mang đầy đủ các vai nghĩa điển hình của nó là vai tiếp thể, vai đích, vai ngƣời sở hữu và vai đắc lợi thể.

b. Z là danh t trừu tượng

Z cũng có thể đƣợc biểu thị bằng một danh từ trừu tƣợng, không có giá trị sử dụng về phƣơng diện vật chất. Trên cơ sở ý nghĩa của Z, chúng tôi tiếp tục phân nhỏ thành 3 loại:

- Trƣờng hợp Z là danh từ biểu thị vật không có giá trị sử dụng về phƣơng diện vật chất, nhƣng vẫn là những sự vật có thể hình dung đƣợc, cảm nhận đƣợc, chẳng hạn nhƣ: 歌(bài hát), 経験 (kinh nghiệm), 知識 (kiến thức) … Với trƣờng hợp này, Z mang vai tạo thể, diễn tố X sẽ mang các vai: vai công cụ, vai ngƣời làm ơn (trong tiếng Nhật vai ngƣời làm ơn có thể mang đặc trƣng ± động vật), còn diễn tố Y mang vai nghĩa đắc lợi thể.

(2.49) ええ、ご契約いただきましたお客さまからも、満足しているというお

言葉をたくさんいただいております。(S27, tr.185)

Vâng, chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời nói hài lòng của những vị khách đã ký hợp đồng với chúng tôi.

- Trƣờng hợp Z là danh từ biểu thị vật trừu tƣợng thuộc quyền hạn của chủ thể (đồng thời là ngƣời trao) trao cho ngƣời nhận, tạo điều kiện hoặc cho phép ngƣời nhận có thể thực hiện một hành động nào đó có lợi, vì thế ngƣời trao sẽ ở vị thế “đối tƣợng đƣợc hàm ơn”. Nhóm câu loại này biểu thị ý nghĩa : Do có tác động của X mà Y nhận đƣợc quyền lợi Z. X (trƣờng hợp câu trao) trong phạm vi quyền hạn, tƣ cách của mình tạo ra Z. Y (trƣờng hợp câu nhận) tiếp nhận Z và hƣởng quyền lợi đó. Z thƣờng là các danh từ nhƣ: 時間 (thời gian), チャンス (cơ hội), 許 可 (sự cho phép), アドバイス (lời khuyên), 了解 (sự thông cảm), 評価 (sự đánh giá), 答え(câu trả lời), 返事 (sự hồi đáp), 約束 (sự hứa hẹn), 暇 (sự rảnh rỗi), 権 利 (quyền lợi), 出会い (sự gặp gỡ), 仕事 (công việc), コメント(bình luận)... (2.50) 上司はもう一度チャンスをくれた。(dẫn theo 139, tr.38)

Cấp trên đã cho tôi thêm một cơ hội nữa.

Học sinh nhận được sự cho phép ra ngoài của người quản lý. (Học sinh đƣợc ngƣời quản lý cho phép ra ngoài.)

Phân tích 2 ví dụ (2.50), (2.51) chúng ta thấy : “Cấp trên” trong quyền hạn của mình đã tạo ra “cơ hội” cho “tôi”, thông qua việc tiếp nhận “cơ hội”, “tôi” đã đƣợc hƣởng quyền lợi từ đó. Cũng trong quyền hạn của mình, “ngƣời quản lý” có thể khiến cho “học sinh” nhận đƣợc “sự cho phép ra ngoài.” Nhƣ vậy, khác với câu trao - nhận khi Z là vật cụ thể, “cơ hội” hay “sự cho phép” vốn không phải là vật thuộc quyền sở hữu của “cấp trên”, của “ngƣời quản lý” và sau khi cho đi thì “cơ hội”, “sự cho phép” không còn thuộc quyền sở hữu của ngƣời trao mà chuyển thành quyền sở hữu của ngƣời nhận. Do vậy, mặc dù vẫn sử dụng các ĐTTN, song so với CTN điển hình, các nét nghĩa “chuyển quyền sở hữu, kiểm soát” và “chuyển dời vị trí ” của nhóm câu này đã bị hƣ hóa không đƣợc thấy rõ nhƣ trƣờng hợp câu điển hình. Vì vậy, số lƣợng vai nghĩa do các tham thể đảm nhiệm cũng thay đổi. Cụ thể là: Z sẽ đƣợc gắn vai tạo thể, X đƣợc gắn vai chủ thể, ngƣời làm ơn và Y đƣợc gắn tiếp thể, vai đắc lợi thể.

- Trƣờng hợp Z là danh từ biểu thị các trạng thái tâm lý của con ngƣời nhƣ: 勇 気 (dũng khí), 希望 (sự hy vọng), 感動 (sự cảm động), 夢 (ước mơ), 元気 (sức khỏe),

喜び (niềm vui), 安らき (sự an tâm), 活力 (năng lượng), 気力 (sức mạnh),自信 (sự tự tin), やさしさ (sự ân cần)... Các trạng thái tâm lý trên thực tế thuộc về vai tiếp nhận,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)