Lớp nghĩa không gian động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 58 - 60)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các lớp nghĩa của câu trao – nhận trong tiếng Nhật

2.2.3. Lớp nghĩa không gian động

Khi các ĐTTN biểu thị một hành động tác động có hƣớng dẫn tới sự chuyển dời vị trí của sự vật Z với điểm xuất phát là X và điểm đích là Y, lớp nghĩa không gian - động cũng là lớp nghĩa cơ bản của nhóm ĐTTN. Trong các ví dụ trên đều có sự chuyển dời vị trí của “tiền”, “ô”, “sách” từ nhân vật này đến nhân vật kia. Đây thực tế là đặc trƣng chung của các ĐTTN trong mọi ngôn ngữ. Khi nghiên cứu với đối tƣợng là tiếng Anh, Newman đã khái quát sự chuyển động có hƣớng trong không gian của nhóm động từ này theo sơ đồ 2.3.

Sơ đồ 2.3. Lớp nghĩa không gian – động [dẫn theo15, tr.120]

Thông thƣờng, hƣớng di chuyển của vật trao/tặng đƣợc thực hiện theo chiều từ ngƣời trao đến ngƣời nhận mà không có bất cứ sự giới hạn nào về ngôi thứ. Song, một trong những điểm tạo nên sự khác biệt giữa nhóm các ĐTTN điển hình với nhóm trao - nhận mở rộng của tiếng Nhật và ĐTTN trong các ngôn ngữ khác là các ĐTTN chia thành ba nhóm với sự lƣỡng phân của các động từ mang nghĩa trao: nhóm động từ mang ý nghĩa trao chỉ hƣớng di chuyển của vật tới ngƣời khác (やる[yaru], あげる

[ageru], さしあげる[sashiageru]), nhóm động từ mang nghĩa trao chỉ hƣớng di chuyển của vật đến ngƣời nói và ngƣời cùng nhóm với ngƣời nói (くれる[kureru],くださる

[kudasaru]), nhóm động từ mang ý nghĩa nhận (もらう[morau], いただく[itadaku]). Điều này dẫn đến sự quy định khá chặt chẽ về nhân xƣng trong CTN của tiếng Nhật, nhƣng hoàn toàn không tồn tại trong các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt hay tiếng Anh.

Bảng 2.1. Hƣớng di chuyển của vật trao - nhận và sự giới hạn nhân xƣng STT Động từ Hƣớng di chuyển của vật trao – nhận STT Động từ Hƣớng di chuyển của vật trao – nhận

1 やる, あげる, さしあげる Ngôi thứ nhất => ngôi thứ 2, ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2 = > ngôi thứ 3 Ngôi thứ 3 => ngôi thứ 3

2 もらう, いただく Ngôi thứ nhất <= ngôi thứ 2, ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2 <= ngôi thứ 3 Ngôi thứ 3 <= ngôi thứ 3

3 くれる, くださる Ngôi thứ nhất <= ngôi thứ 2, ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2 <= ngôi thứ 3 Ngƣờ i cho Ngƣời nhận Vật trao/ tặng

Theo nhƣ bảng trên, có thể thấy:

- Các động từ やる[yaru], あげる[ageru], さしあげる[sashiageru] đƣợc dùng khi có sự di chuyển vật từ ngƣời nói (ngôi thứ nhất) đến ngƣời nghe (ngôi thứ 2) và ngƣời khác (ngôi thứ 3), hoặc từ ngƣời nghe (ngôi thứ hai) đến ngƣời khác (ngôi thứ 3), hoặc từ ngôi thứ 3 đến ngôi thứ 3.

(2.14) 私は必ず(あなたに)お土産をやる。

Chắc chắn tôi sẽ tặng quà cho anh. (Ngôi thứ nhất => ngôi thứ 2)

(2.15) 私は山田さんにお土産をさしあげた。

Tôi đã tặng quà cho anh Yamada. (Ngôi thứ nhất => ngôi thứ 3)

(2.16) 山田さんは佐藤さんにお土産をあげた。

Anh Yamada đã tặng quà cho chị Sato. (Ngôi thứ 3 => ngôi thứ 3)

- Các động từ くれる[kureru],くださる [kudasaru] đƣợc dùng khi có sự di chuyển vật đến chủ thể phát ngôn (ngôi thứ nhất) hoặc những ngƣời đƣợc coi là cùng nhóm với ngƣời phát ngôn, có thể bao gồm cả đối tác của cuộc giao tiếp (ngôi thứ 2). Chính vì quy định này nên đối tƣợng “đích tới” của vật phần lớn không đƣợc xuất hiện trong câu, song nội dung vẫn đƣợc nhận biết chính xác.

(2.17) お土産をくれて、ありがとう。

Cám ơn cậu đã tặng quà (cho mình) nhé. (Ngôi thứ 2 => ngôi thứ nhất)

(2.18) 昨日田中さんはお土産をくれた。

Hôm qua anh Tanaka đã tặng quà (cho tôi). (Ngôi thứ 3 => ngôi thứ nhất)

(2.19) 田中さんはお土産をくれましたか。

Anh Tanaka đã tặng quà cho cậu à? (Ngôi thứ 3 => ngôi thứ 2)

- Các động từ もらう[morau], いただく[itadaku] đƣợc dùng khi có sự di chuyển vật từ ngôi thứ 2, ngôi thứ 3 đến ngôi thứ nhất, hoặc từ ngôi thứ 3 đến ngôi thứ 2, hoặc từ ngôi thứ 3 đến ngôi thứ 3.

(2.20) あなたからお土産をもうもらった。

Tớ đã nhận được quà của cậu rồi. (Ngôi thứ 2 => ngôi thứ nhất)

(2.21) 佐藤さんからお土産をもらった。

Tôi đã nhận được quà của chị Sato. (Ngôi thứ 3 => ngôi thứ nhất)

(2.22) 佐藤さんからお土産をもらいましたか。

(2.23) 山田さんは花子さんからお土産をもらった。

Anh Yamada đã nhận được quà của chị Hanako. (Ngôi thứ 3 => ngôi thứ 3) Nhƣ vậy, đối với từng động từ đều có sự quy định rõ ràng về vai ngƣời thực hiện và vai ngƣời tiếp nhận: nhóm động từ あげる[ageru] không đƣợc dùng khi có sự di chuyển vật tới ngôi thứ nhất; nhóm động từ くれる[kureru] không đƣợc dùng khi có sự di chuyển vật tới ngôi thứ 3; nhóm động từ もらう[morau] không đƣợc dùng khi có sự di chuyển vật từ ngôi thứ nhất tới các ngôi khác. Vì những quy định này, trong câu có ĐTTN, vai ngƣời tiếp nhận có xu hƣớng bị lƣợc bỏ, nhất là khi điểm tới của vật là chủ thể lời nói (ngôi thứ nhất) hay đối tƣợng giao tiếp (ngôi thứ hai).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)