Mức độ thứ ba của quá trình ngữ pháp hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 105 - 118)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Các mức độ ngữ pháp hóa của động từtra o nhận trong chức năng của động

3.3.3. Mức độ thứ ba của quá trình ngữ pháp hóa

Có thể nói mức độ ba là mức độ cao nhất của quá trình ngữ pháp hóa của các ĐTTN tiếng Nhật. Khi này, các lớp nghĩa của các vai nghĩa vốn có của các động từ trong nhóm có xu hƣớng bị hƣ hóa dần trong mức độ thứ nhất, hay bị biến đổi trong mức độ thứ hai và gần nhƣ mất hẳn ở mức độ thứ ba, thay thế vào đó là những nét nghĩa mới. Sự xuất hiện của các nét nghĩa mới này ngoài việc chịu ảnh hƣởng của các động từ chính đứng trƣớc, ĐTTN đứng sau còn chịu sự quy định của ngữ cảnh nhƣ: mục đích của ngƣời nói, đặc điểm cũng nhƣ sự có mặt hay không của đối tƣợng tiếp nhận … Ở mức độ này chỉ còn 4 động từ ở dạng thông thƣờng là やる[yaru], あげる[ageru],くれる[kureru] và もらう

[morau] đƣợc sử dụng và phát triển thêm những nét nghĩa mới. Tuy nhiên, mỗi ĐTBT lại có những con đƣờng chuyển nghĩa khác nhau.

3.3.3.1. Sự hư hóa nét nghĩa ơn huệ trong câu có ĐTBT Vてやる [ ~Vte yaru ]

Trong quá trình biến đổi, các nét nghĩa cơ bản của động từやる [yaru] đã dần bị hƣ hóa trong câu khi động từ này đóng vai trò ĐTBT. Ý nghĩa ơn huệ còn lại trong câu cũng bị thay đổi. Lợi ích mà X mang đến cho Y không phải là một lợi ích dƣơng tính mà là âm tính. Do vậy, ý nghĩa mà nhóm câu này này biểu thị chuyển từ “mang ơn huệ” đến cho ngƣời khác thành “gây thiệt hại” cho ngƣời khác. Lúc này chức năng của động từ やる[yaru] là một động từ tình thái thể hiện thái độ có phần khoa trƣơng của ngƣời nói.

(3.47) うん、生意気な奴だ、ちと懲らしめのためにいじめてやろう. (N19, tr.188)

(3.48) 何を言っても無駄だ。訴えてやる。(S22, tr.201)

Giờ cậu có nói gì cũng vô ích, tôi sẽ đi tố cáo cậu.

Nét nghĩa gốc “ơn huệ” của câu đã đƣợc “phân tích lại” bởi ngƣời nói với mục đích biến ý nghĩa “mang đến ơn huệ” thành “gây thiệt hại ”cho ngƣời khác. Ngƣời nói sử dụng ý nghĩa này nhằm đƣa ra một tuyên bố sẽ khiến cho ngƣời nghe hay một đối tƣợng thứ 3 nào đó phải “nhận thiệt hại” từ hành động của mình.

Ở mức độ cuối cùng, tất cả các nét nghĩa của động từ gốc đều không còn tồn tại, ĐTBTやる[yaru] trở thành một động từ tình thái thể hiện ý chí, sự quyết tâm của ngƣời nói.

(3.49)うちの庭の桜ね、あれも根もとの八つ手を取ってやろう。(N21, tr.225)

Nhất định ba sẽ dọn sạch bụi tầm gửi dưới gốc cây.

(3.50) 今度こそ勝ってやる。(dẫn theo 110, tr.79)

Lần này, nhất định mình sẽ chiến thắng.

Cho đến các ví dụ này, so với động từ gốc, ĐTBT ~Vてやる [~Vte yaru] đã có một tƣ cách hoàn toàn mới. Mặc dù vẫn là một động từ tình thái nhƣng sắc thái mà nó đem lại cho câu không còn là sắc thái về “trao ơn huệ” hay “gây thiệt hại” cho ngƣời khác mà là biểu thị ý chí, sự quyết tâm thực hiện hành động đƣợc nói tới trong câu của ngƣời nói. Đến đây, tính có hƣớng của động từ cũng bị hƣ hóa. Các hành động “dọn sạch”, “chiến thắng”, …đều là những hành động có ngƣời thực hiện nhƣng không có đối tƣợng tiếp nhận (đối tƣợng chịu ảnh hƣởng), điều đó tức là hành động của ngƣời nói là một hành động không có phƣơng hƣớng.

Trên cơ sở phân tích các lớp nghĩa gốc của động từ やる[yaru] ở chƣơng 2 và các nét nghĩa của ĐTBT, có thể minh họa quá trình chuyển nghĩa của động từ やる[yaru] có thể bằng sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3.1. Quá trình chuyển nghĩa của động từ やる[yaru] trong câu

3.3.3.2. Sự hư hóa nét nghĩa ơn huệ trong câu có ĐTBTVてあげる[~Vte ageru]

Với ý nghĩa của động từ gốc あげる[ageru] (cho), việc sử dụng kết cấu ~

Vてあげる bên cạnh ý nghĩa “làm cho ai một điều gì đó” luôn mang lại sắc thái Lợi ích, ơn huệ,

có hƣớng Chuyển dời vật,

Chuyển quyền SH, lợi ích, ơn huệ

Gây thiệt hại, có

hƣớng Ý chí, quyết tâm Vてやる

やる

Vてやる

“ban ơn cho ngƣời khác”. Đây là sắc thái ơn huệ mà động từ này còn giữ lại ở giai đoạn đầu của quá trình mở rộng nghĩa nhƣ đã phân tích ở phần trên. Khi vai đối thể trong cấu trúc nghĩa của câu là một đối tƣợng mang đặc trƣng [- động vật] nhƣ các ví dụ dƣới đây thì ý nghĩa ơn huệ của câu bắt đầu thay đổi:

(3.51)(料理番組)ここでじっくり煮込んであげると、やわらかくなります。

(dẫn theo 144, tr.156) (Trong chƣơng trình dạy nấu ăn) Nếu nấu kỹ thì món ăn sẽ mềm.

(3.52) (ラジオで、家の入れについて述べている。) 家を長持ちさせるには、

毎日風を通してあげることが大切ですね、(dẫn theo 144, tr.156)

(Nói về cách giữ nhà trong một chƣơng trình trên đài phát thanh)

Để giữ cho nhà được bền lâu, việc thông gió hàng ngày là rất quan trọng.

Đây là những câu thƣờng xuất hiện trong các chƣơng trình trên truyền hình, trong lời hƣớng dẫn của nhân viên bán hàng, lời tƣ vấn của các chuyên gia… Ngƣời nói dùng cách diễn đạt này để chuyển đến ngƣời nghe lời khuyên về một cách làm tốt trong lĩnh vực mà mình đang bàn tới. Theo các nhà ngôn ngữ học Nhật Bản thì đây là nhóm CTN không biểu thị ý nghĩa ơn huệ. Song giải thích về sự có mặt của ĐTBT ~

Vてあげる[~Vte ageru] trong các trƣờng hợp này, có khá nhiều ý kiến khác nhau. Từ góc độ ngữ dụng học, Murata (1994) cho rằng khi đối tƣợng tiếp nhận hành động của ngƣời trao là bất động vật nhƣ trong các trƣờng hợp trên thì câu có kết cấu~Vてあげる [~Vte ageru] đƣợc ngƣời nói sử dụng nhằm tạo cho phát ngôn của mình một chiếc “vỏ bọc lịch sự” (包装紙の役割), một lối nói bóng bẩy hơn. Theo Yamamoto (2013), ngoài việc thể hiện sự chiếm ƣu thế về kỹ năng, tri thức chuyên môn khiến ngƣời nói trở thành phía có vị thế giao tiếp cao hơn, trong các ví dụ trên việc dùng ~Vてあげる[~Vte ageru] còn với mục đích thể hiện sự “lễ phép” bởi ngƣời nghe là những đối tƣợng bắt buộc ngƣời nói phải lựa chọn dạng thức ngôn ngữ lịch sự. Điều này hoàn toàn không đi ngƣợc lại với các nguyên tắc sử dụng câu ~Vてあげる[~Vte ageru] nói chung.

Yamada (2001) cho rằng, các câu trên là những CTN nhƣng lại không tồn tại ngƣời hƣởng lợi hay ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi hành vi của chủ thể trong câu. Ông gọi đây là trƣờng hợp “cải biến sự tình” nhằm thể hiện sức mạnh chi phối của ngƣời nói đến hiện thực đƣợc nhắc đến trong cuộc thoại. Chẳng hạn nhƣ sau khi nghe lời khuyên mang tính hƣớng dẫn của các chuyên gia, ngƣời nghe sẽ thực hiện những hành động

tƣơng tự. Tuy nhiên, ông cũng không đƣa ra những lý giải mang tính lý luận về việc tại sao lại dùng kết cấu ~Vてあげる[~Vte ageu] trong những trƣờng hợp nhƣ thế này. Theo quan điểm của chúng tôi, nhóm CTN loại này có ngƣời thực hiện hành động nhƣng lại không có ngƣời thụ hƣởng. Điều đó có nghĩa là tính có hƣớng của động từ gốc còn đƣợc bảo lƣu trong ĐTBT ở giai đoạn đầu đã bị hƣ hóa. Hơn nữa ý nghĩa trao - nhận lợi ích hay trao đổi ơn huệ cũng không còn tồn tại. Khi này ĐTBT ~Vてあげる[~ Vte ageru] đƣợc dùng với tƣ cách một động từ tình thái để biểu thị sự muốn chi phối của ngƣời nói với hiện thực, nhấn mạnh sự mong muốn của ngƣời nói về một kết quả tốt đẹp của hành động đƣợc đề cập tới trong câu.

Quá trình chuyển nghĩa của động từ あげる[ageru] có thể minh họa bằng sơ đồ 3.2

Sơ đồ 3.2. Quá trình chuyển nghĩa của động từ あげる[ageru] trong câu

3.3.3.3. Sự hư hóa nét nghĩa ơn huệ trong câu có ĐTBTVてくれる[~Vte kureru]

Sắc thái ơn huệ trong câu ~Vてくれる[~Vte kureru] đƣợc mở rộng hơn so với các dạng câu khác trong hệ thống. Sắc thái ơn huệ trong câu ~V てくれる

[~Vte kureru] thể hiện đánh giá của ngƣời nói đối với sự tình đƣợc hiện thực hóa trong câu. Vì vậy sắc thái này có thể là những ơn huệ có tính chất khách quan đƣợc mang đến do những hành vi có chủ ý của ngƣời nghe hay ngƣời thứ 3 nào đó hoặc chỉ hoàn toàn là cảm nhận chủ quan của ngƣời nói trƣớc những hiện tƣợng tự nhiên hay hành vi không có chủ ý. So với các dạng câu trong nhóm, mặc dù cùng mang nghĩa “trao” nhƣng trong khi ~Vてあげる[~Vte ageru] biểu thị ý nghĩa “ngƣời nói đem đến ơn huệ cho ngƣời khác” thì ~Vてくれる[~Vte kureru] lại biểu thị ý nghĩa “ngƣời nói nhận đƣợc ơn huệ từ ngƣời khác”. Ở điểm này, có thể tìm thấy nét nghĩa chung với ~V てもらう[~Vte morau]. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa câu ~Vてくれる[Vte kureru] và ~Vてもらう

[~Vte morau] là chức năng cú pháp của chủ thể thực hiện hành động trong câu. Sắc thái “ngƣời hƣởng lợi là bản thân ngƣời nói” cho phép động từ くれる

[kureru] kết hợp đƣợc với nhiều động từ khác, diễn đạt những sự tình dƣờng nhƣ Lợi ích, ơn huệ, có

hƣớng Chuyển dời vật,

Chuyển quyền SH, lợi ích, ơn huệ

Chi phối

Vてあげる あげる

không liên quan trực tiếp tới ngƣời nói, song ngƣời nói lại mong muốn điều đó xảy ra. Ví dụ nhƣ các trƣờng hợp dƣới đây:

(3.53) 雨が降ってくれた。

Trời đã mưa (tôi hoặc chúng ta đã từng mong nhƣ vậy) (3.54) 赤ん坊が寝てくれた。

Đứa trẻ đã ngủ. (Tôi hoặc chúng ta là ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ sự tình này) Bằng việc sử dụng câu ~Vてくれる[~Vte kureru], ngƣời nói đã thể hiện sự biết ơn của mình đối với ngƣời thực hiện hành động đƣợc đề cập tới trong câu cho dù đây là hành động có chủ ý hay không có chủ ý của chủ thể thực hiện.

Trong quá trình chuyển nghĩa, sắc thái ơn huệ của ĐTBT ~Vてくれる

[~Vte kureru] cũng bị hƣ hóa dần, thay vào đó là một số nét nghĩa hoàn toàn mới.

- Biu th ý nghĩa phiền toái

Khi một hành động nào đó hoàn toàn không mang lại lợi ích hay ơn huệ cho ngƣời nói nhƣng ngƣời nói lại sử dụng CTN thì mục đích chính là để phê phán hoặc chê bai hành động của ngƣời nghe hay một ngƣời thứ 3 nào đó. Việc sử dụng câu có chức năng biểu thị ý nghĩa ơn huệ để diễn đạt ý nghĩa phiền toái chính là thể hiện quá trình phân tích lại của ngƣời nói nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của ngƣời nói đối với một hành động nào đó (của ngƣời khác) đã ảnh hƣởng không tốt tới mình, khiến mình trở thành “ngƣời bị hại” hoặc “bị làm phiền”.

(3.55) あの人、いつもいいところで口をだしてくれるんだよね。(dẫn theo

143, tr. 279)

Người kia lúc nào cũng nhảy vào mồm người khác.(Người kia luôn luôn chọn được chỗ phù hợp để nói chen vào. )

(3.56) (子どもがおもらしをして) (dẫn theo 141, tr.134)

うわー、いいところでやってくれたね。

(Đứa trẻ đang tè dầm) Oa, con đi đúng chỗ nhỉ.

Những hành động “nói chen vào”, “tè dầm” rõ ràng là những hành động làm cho ngƣời nói cảm thấy bất lợi, phiền toái. Nhƣng bằng việc sử dụng cấu trúc câu vốn mang ý nghĩa đem lại ơn huệ cho mình, ngƣời nói đã thể hiện một sự mỉa mai, châm biếm đối với nội dung sự tình.

- Biu th ý nghĩa khiêu khích

Ngƣợc lại với nguyên tắc chung của câu có động từ くれる [kureru] làm ĐTBT, ngƣời nói luôn là phía tiếp nhận hành động, ở dạng câu này, nét nghĩa hàm

ơn biểu thị sự biết ơn của ngƣời nói đối với chủ thể hành động X không còn nữa. Thay vào đó, ngƣời nói lại là ngƣời có thể thực hiện hành động đem lại thiệt hại cho ngƣời nghe hoặc ngƣời thứ ba.

(3.57) お前をギャフンと言わせてくれる。(dẫn theo 141, tr.136)

Tao sẽ làm cho mày phải im mồm.

(3.58) あいつに目にもの見せてくれよう。(dẫn theo 141, tr.136)

Tao sẽ cho mày thấy tao làm gì.

Sự có mặt của ~Vてくれる[~Vte kureru] trong các ví dụ trên đã làm rõ đối tƣợng mà hành động của ngƣời nói hƣớng tới là ngƣời nghe. Giống nhƣ một lời tuyên bố, ngƣời nói muốn thể hiện sự đối kháng với ngƣời nghe bằng một thái độ khiêu khích. Nhƣ vậy, quá trình chuyển nghĩa của động từ くれる[kureru] có thể minh họa bằng sơ đồ 3.3

Sơ đồ 3.3. Quá trình chuyển nghĩa của động từ くれる[kureru] trong câu

3.3.3.4. Sự hư hóa nghĩa ơn huệ trong câu có ĐTBTVてもらう[~Vte morau]

Cũng nhƣ câu có ĐTBT~Vてくれる [~Vte kureru], câu có ~Vてもらう

[~Vte morau] cũng có thể sử dụng trong trƣờng hợp diễn đạt ý nghĩa phi ơn huệ. Lợi ích mà ngƣời nói nhận đƣợc thông qua hành động của ngƣời trao là một lợi ích âm tính. Đây cũng là một dạng câu biểu thị ý nghĩa mỉa mai, châm biếm của ngƣời nói.

(3.59) 聞き手の書類の落書きを見て)うわー、すごいことしてもらったね。

(dẫn theo 142, tr. 268) Nhìn vào tài liệu bị đứa trẻ viết lung tung vào của ngƣời nghe, ngƣời nói đã có một phát thoại: “Oa, đã nhận được một việc làm giỏi quá nhỉ!”. Rõ ràng với ngƣời nói hành động “viết lung tung” không thể là hành động đem đến lợi ích cho ngƣời nghe. Nhƣng việc lựa chọn câu ~Vてもらう[~Vte morau], tức là dùng cấu trúc câu ơn huệ để nói về hành động không có tính ơn huệ đã thể hiện ý nghĩa mỉa mai của ngƣời nói đối với chủ thể hành động.

(3.60) 世の中には、本当にいろんな女がいると思う。自分のために、相手に

死んでもらうことを望む女。(N16, tr.33)

Lợi ích, ơn huệ, có hƣớng

Chuyển dời vật, Chuyển quyền SH, lợi ích, ơn

huệ Ơn huệ Yêu cầu,

nhờ vả Mỉa mai Vてくれる くれる Vてくれる Vてくれる Vてくれる Khiêu khích Vてくれる

Trên đời thật có lắm loại đàn bà. Có cả loại đàn bà muốn người khác chết vì mình.

Hành động “chết” không thể đƣợc coi là một hành động đem lại lợi ích cho ngƣời khác. Nhƣng ngƣời nói đã sử dụng cấu trúc ~Vてもらう[~Vte morau] biểu thị ý nghĩa nhận “ơn huệ” để thể hiện thái độ châm biếm, chế giễu đối với hành động “muốn đƣợc ngƣời khác chết vì mình” của ngƣời phụ nữ nào đó mà những ngƣời tham gia đối thoại đều hiểu. So với câu mang sắc thái mỉa mai ~Vてくれる

[~Vte kureru], câu ~Vてもらう[~Vte morau] có điểm khác biệt ở chỗ dạng câu này không chỉ đƣợc ngƣời nói sử dụng khi ngƣời nghe là ngƣời nhận thiệt hại mà còn cả trong trƣờng hợp có thể ngƣời nghe là ngƣời nhận ơn huệ từ một hành động của ngƣời thứ 3 nhƣng ngƣời nói lại cảm nhận đó là một lợi ích âm tính.

(3.61) あんないいことしてもらって、あとで困ってもしらないよ。

(dẫn theo 142, tr. 272)

Cậu được làm cho một việc tốt như thế thì sau này có khổ cũng không biết đâu.

Sự có mặt của “việc tốt nhƣ thế” cho thấy ngƣời nghe là ngƣời nhận ơn huệ từ hành động “làm việc tốt” của ngƣời thứ 3 nào đó. Tuy nhiên, đối với ngƣời nói “việc làm tốt” này lại bị coi là hành động mang đến phiền phức bởi sự có mặt tiếp theo đó là động từ thể hiện sự phiền toái, khổ sở (困る[komaru]). Nhƣ vậy, sự đối lập giữa tính ơn huệ và phi ơn huệ để tạo nên sắc thái mỉa mai cho phát ngôn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của ngƣời nói, mặc dù ngƣời nói không phải là ngƣời tiếp nhận hay chịu ảnh hƣởng của hành động. Trƣờng hợp này, không có sự tƣơng đồng với câu ~Vてくれる[Vtekureru].

Quá trình chuyển nghĩa của động từ もらう[morau] có thể minh họa bằng sơ đồ 3.4

Sơ đồ 3.4. Quá trình chuyển nghĩa của động từ もらう[morau] trong câu Lợi ích, ơn Lợi ích, ơn huệ, có hƣớng Chuyển dời vật, Chuyển quyền SH, lợi ích, ơn huệ Ơn huệ Nhờ vả Vてもらう もらう Vてもらう Vてもらう Mỉa mai Vてもらう

3.4. Một số biểu thức đƣợc cố định hóa từ những dạng thức ngữ pháp hóa của động từ trao - nhận

Một trong những bằng chứng xác thực để chứng minh cho tƣ cách “từ ngữ pháp” của những ĐTBT trong CTN là việc chúng kết hợp với động từ chính (đứng trƣớc) thành một dạng thức ngữ pháp hay một biểu thức cố định, phổ biến trong tiếng Nhật. Sau đây là một số biểu thức thƣờng xuyên xuất hiện trong giao tiếp tiếng Nhật:

3.4.1. Câu nh v

Khi muốn yêu cầu, nhờ vả đối phƣơng thực hiện một hành động nào đó một cách lịch sự, tế nhị, trong tiếng Nhật thƣờng sử dụng các cách diễn đạt sau:

3.4.1.1. Yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện một hành động với mức độ áp đạt cao, gần với cách diễn đạt của dạng mệnh lệnh thức: Các ĐTBTくれる[kureru] và

くださる[kudasaru] khi tồn tại ở dạng ngắn (chỉ bao gồm thân từ) くれ[kure] và dạngください[kudasai] đƣợc coi là một dạng thức mệnh lệnh, yêu cầu ngƣời nghe thực hiện một hành động nào đó một cách thân mật, suồng sã (với động từ くれる

[kureru]) hoặc lịch sự (với động từ くださる[kudasaru]): “Hãy làm một việc gì đó…”, “Xin mời làm một việc gì đó…”

(3.62) 明日申請書を書いて提出してくれ。(S23, tr. 112)

Cậu hãy viết đơn xin rồi chuyển cho tôi vào ngày mai.

(3.63) 明細書を見せてください。(S31, tr.103)

Hãy cho tôi xem hóa đơn liệt kê chi tiết.

3.4.1.2. Yêu cầu người nghe thực hiện với cách diễn đạt của lời nhờ vả: Khi dạng nghi vấn (hoặc dạng nghi vấn phủ định) của các động từ くれる[kureru], くださる

[kudasaru], dạng khả năng + nghi vấn (hoặc nghi vấn phủ định) của động từ もらう

[morau] và いただく[itadaku] kết hợp với động từ chính đứng trƣớc sẽ trở thành một biểu thức diễn đạt mong muốn của ngƣời nói “~ có thể làm một việc gì đó cho tôi/ vì tôi đƣợc không? ”. Đây là một cách đề nghị, một lời nhờ vả rất lịch sự khiến ngƣời đƣợc đề nghị khó lòng từ chối.

(3.64) お湯を杼一瓶もってきてくれない?(S23, tr.123)

Cho tôi một phích nước nóng được không?

(3.65) この荷物を家まで届けてくださいますか?(S31, tr.75)

(3.66) 英語が話せる数学の家庭教師、だれか紹介してもらえませんか?

(S31, tr. 270)

Chị có thể giới thiệu cho tôi gia sư dạy toán nào nói được tiếng Anh không?

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)