Lớp nghĩa quyền lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 62 - 63)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các lớp nghĩa của câu trao – nhận trong tiếng Nhật

2.2.5. Lớp nghĩa quyền lực

Nghĩa quyền lực là ý nghĩa thể hiện sự phân biệt trên - dƣới, cao - thấp về vị thế giao tiếp giữa ngƣời trao và ngƣời nhận. Ý nghĩa quyền lực trong CTN của tiếng Nhật thể hiện rõ nhất ở các trƣờng hợp câu có các ĐTTN ở dạng kính ngữ

さしあげる[sashiageru], くださる[kudasaru] và いただく[itadaku] trong sự khu

biệt với các động từ mang sắc thái trung hòa tƣơng ứng là あげる[ageru], くれる

[kureru] và もらう[morau].

- Khi vật đƣợc chuyển từ ngƣời trao có địa vị cao hơn (so với ngƣời nhận theo sự đánh giá của ngƣời nói), hoặc từ ngƣời không quen biết và ngƣời nói cần giữ khoảng cách bằng cách nói lịch sự thì động từ đƣợc sử dụng trong câu là くださる [kudasaru] và いただく[itadaku].

(2.26) 先生は(わたしの)弟にパンをくださった。(S36, tr.124)

Cô giáo đã cho em trai tôi bánh mỳ.

(2.27) 先生のお宅で晩御飯をいただきました。 (S29, tr.68)

Em đã được mời ăn bữa tối ở nhà thầy giáo.

- Khi vật đƣợc chuyển từ ngƣời trao có vị thế thấp hơn ngƣời nhận thì động từ đƣợc sử dụng trong câu là さしあげる [sashiageru].

(2.28) 田中先生にマレーシアの写真集をさしあげました。(S29, tr.342)

Tôi đã tặng thầy Tanaka tập ảnh về Malaysia.

Giữa ngƣời trao và ngƣời nhận trong các ví dụ trên có sự phân biệt địa vị xã hội, ngƣời nói là ngƣời có vị trí thấp hơn “thầy Tanaka”, “cô giáo” … vì vậy không cần sự chi phối của ngữ cảnh thì các ĐTTN dạng thức kính ngữ đƣợc lựa chọn sử dụng.

Với 4 động từ còn lại, ý nghĩa quyền lực bộc lộ không rõ ràng nhƣ vậy. Ngoại trừ động từ やる[yaru] đƣợc sử dụng trong các tình huống giao tiếp thân mật, suồng sã, các động từ あげる[ageru],くれる[kureru] và もらう[morau] là những

động từ có hai nét nghĩa, hoặc trung tính, hoặc khi ngƣời nói tự đánh giá ngƣời tiếp nhận sự vật ở vị thế thấp hơn nên về cơ bản có thể sử dụng trong các trƣờng hợp có sự phân biệt vị thế giao tiếp trên - dƣới hay ngang bằng phụ thuộc vào ngữ cảnh, và đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào góc nhìn của ngƣời nói.

Khi mối quan hệ trên - dƣới hay quan hệ quyền lực giữa những ngƣời tham gia giao tiếp, theo đánh giá của chủ thể lời nói, hoặc là ngang bằng, hoặc vị thế ngƣời nhận thấp hơn ngƣời cho, hoặc quan hệ quyền lực không đƣợc quan tâm thì sử dụng các động từ もらう[morau], くれる[kureru] và あげる[ageru].

(2.29) 誕生日に友達から花束をもらいました。(S29, tr.892)

Sinh nhật, tôi nhận được hoa từ bạn bè.

(2.30) 日本に来る時、友達が私に万年筆をくれました。(S29, tr.266)

Khi đến Nhật, bạn tôi đã cho tôi chiếc bút máy

(2.31) 中国からのおみやげを寮の管理人さんにあげました。(S29, tr.20)

Tôi đã tặng quà Trung Quốc cho ông quản lý ký túc xá.

Mối quan hệ giữa ngƣời trao và ngƣời nhận trong các ví dụ trên có thể đƣợc coi là ngang bằng (trong các câu 2.29, 2.30) hoặc cao - thấp (trong câu 2.31).

Nhƣ vậy, lớp nghĩa quyền lực là một lớp nghĩa rất quan trọng trong CTN tiếng Nhật. Việc lựa chọn động từ nào hoàn toàn bị chi phối bởi mối quan hệ giữa những ngƣời tham gia giao tiếp, quan hệ với ngƣời đƣợc nói đến. Các “quyền lực” đƣợc thể hiện trong câu có thể là quyền lực thực tế, do xã hội quy định, nhƣng cũng rất nhiều khi là “quyền lực” đƣợc xác lập từ quan điểm, cách đánh giá của chủ thể lời nói phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào mục đích giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)