Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Hiện tƣợng biến đổi từ động từ thực thành động từ bổ trợ
Cũng nhƣ nhiều ngôn ngữ, đối với việc phân loại các động từ tiếng Nhật, có nhiều cách phân loại. Việc phân thành động từ thực và động từ hƣ dựa theo ý nghĩa từ vựng của động từ, không quan tâm đến chức năng ngữ pháp của từ trong câu. Việc phân loại thành ĐTT (本動詞) và ĐTBT (補助動詞) lại chủ yếu dựa vào chức năng cú pháp mà động từ có khả năng đảm nhiệm trong câu. ĐTT đƣợc dùng để biểu thị một hay một số nghĩa thực nào đó và có khả năng độc lập đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu. Ví dụ:
(3.1) ゆうべ中国の小説を読みました。
Tối hôm qua tôi đã đọc tiểu thuyết của Trung Quốc.
(3.2) 私の将来の希望について先生に話しました。(S29, tr.738)
Tôi đã nói chuyện với thầy giáo về nguyện vọng tương lai của tôi.
Trong khi đó “động từ bổ trợ đã đƣợc chuyển hóa về mặt ý nghĩa từ vựng so với các động từ thực gốc, hoạt động với chức năng biểu thị một số nét nghĩa nào đó cho động từ chính.” [50, tr.112] Trong tiếng Nhật có thể liệt kê một số động từ có khả năng vừa làm ĐTT và cũng có khả năng hoạt động với tƣ cách là cách ĐTBT nhƣ: 行く[iku] (đi), 来る[kuru] (đến), いる[iru] (có), おく[oku] (đặt, để), 見る [miru] (xem), あげる
[ageru] (cho), もらう[morau] (nhận), しまう[shimau] (cất, bỏ vào)… Các động từ này hoàn toàn có khả năng hoạt động độc lập với tƣ cách là ĐTT. Nhƣng khi kết hợp với các động động từ khác trong chức năng là ĐTBT, ý nghĩa của nó yếu đi nhiều, thậm chí mất hẳn so với nghĩa của động từ gốc. Các ĐTBT luôn đứng sau một ĐTT khác ở dạng ~て[~ te] tạo thành các kết hợp ~ていく[~ te iku], ~てくる[~ te kuru],
~ている[~ te iru]、~てあげる[~te ageru]、~てもらう[~ te morau]… Khi hoạt động với tƣ cách là ĐTBT, mỗi động từ sẽ cùng động từ chính biểu thị những dạng thức nghĩa khác nhau.
Ví dụ động từ いる[iru] khi mang tƣ cách của một ĐTT làm vị ngữ biểu thị nghĩa tồn tại “có” của một thực thể động vật (hoặc là ngƣời), nhƣ trong câu:
(3.3) 机の上に猫がいます。(Trên bàn có con mèo.)
Nhƣng động từ này còn có khả năng hoạt động với tƣ cách là một ĐTBT. Lúc này, ý nghĩa từ vựng vốn có của いる[iru] đã không còn nữa mà hỗ trợ cùng các động từ khác biểu thị những kiểu ý nghĩa về thể hay dạng thức nhất định. Trong các ví dụ dƣới đây, khi kết hợp với một động từ khác thì cả tổ hợp [~ている] biểu thị ý nghĩa về thể tiếp diễn của một hành động, hoặc biểu thị một trạng thái vốn là kết quả của một hành động nào đó đƣợc thực hiện từ trƣớc.
(3.4) ミラーさんはだれと話していますか。(S38, tr.118)
Miller đang nói chuyện với ai thế?
( 3.5) 庭に赤いばらの花が咲いています。(S29, tr.738)
Hoa hồng đỏ nở ngoài sân.
Hay động từ しまう[shimau] khi hoạt động với tƣ cách là ĐTT, đứng độc lập làm vị ngữ có nghĩa “cất đi, bỏ vào” nhƣng khi kết hợp với một động từ đứng trƣớc trong kết cấu ~てしまう[~te shimau] lại biểu thị ý nghĩa một hành động xảy ra ngoài ý muốn hay một hành động đƣợc thực hiện một cách trọn vẹn, hoàn toàn.
(3.6) 朝寝坊をして、授業に遅刻してしまいました。(S29, tr.584)
Vì ngủ dậy muộn nên tôi đã muộn giờ học mất rồi.
Các động từ khác cũng vậy, khi hoạt động với tƣ cách là ĐTT, đứng độc lập làm vị ngữ chúng đều mang một ý nghĩa cụ thể. Nhƣng khi hoạt động với chức năng là ĐTBT, cùng với động từ khác sẽ biểu đạt các kiểu ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Ví dụ nhƣ:
~てしまう[~te shimau]: một sự tình hoặc hành động xảy ra ngoài ý muốn, hoặc đã xảy ra hoàn toàn (quên mất, bán mất, ăn mất hết...)
~ておく[~te oku]: thực hiện một hành động mang tính chuẩn bị trƣớc cho một hoạt động hay sự kiện nào đó.
~てみる[~te miru]: thực hiện thử một hành động, chƣa mang tính chính thức.
~ていく[~te iku] : biểu thị hƣớng của hành động về thời gian hoặc không gian dời xa so với một điểm gốc.
~てくる[~te kuru] : biểu thị hƣớng của hành động về thời gian hoặc không gian tiến về gần so với một điểm gốc.
~てある[~te aru]: mô tả một trạng thái vốn là kết quả của một hành động nào đó trƣớc.
~てする[~te suru]: biểu thị trạng thái tiếp diễn của hành động.
Số lƣợng các động từ có khả năng vừa hoạt động với tƣ cách ĐTT, vừa hoạt động với tƣ cách ĐTBTnhƣ trên, trong tiếng Nhật không nhiều. Tuy vậy, trong đó có sự tham gia của nhóm 4 ĐTTN là やる、あげる、くれる、もらう và 3 động từ dạng kính ngữ tƣơng ứng làさしあげる [sashiageru], くださる[kudasaru] và
いただく[itadaku].
Xét về lý thuyết, hiện tƣợng này có thể có hai cách giải thích:
- Cách thứ nhất, các động từ mang nghĩa từ vựng cụ thể và các động từ có vỏ ngữ âm hoàn toàn giống là những từ đồng âm. Một từ mang nghĩa từ vựng cụ thể, còn một từ tham gia biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp.
- Cách thứ hai, đây là hiện tƣợng ngữ pháp hóa, một hiện tƣợng không hiếm gặp ở nhiều ngôn ngữ đem lại những thay đổi điển hình về ý nghĩa và sự phân bố hình thức các đơn vị ngôn ngữ theo cơ chế. Từ bình diện lịch đại, có thể tồn tại một quá trình chuyển đổi từ các động từ mang nghĩa “thực” sang các động từ mang nghĩa “hƣ”, làm gia tăng tính trừu tƣợng của từ và làm nhòa dần những ý nghĩa vốn có của nó khi là một từ thực.
Luận án của chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào hiện tƣợng thú vị này của tiếng Nhật, do đó cũng không có những cứ liệu đầy đủ để đồng ý hay phản bác cách giải thích này hay khác. Song từ nhận thức riêng của chúng tôi, việc nhận diện đây là kết quả của một quá trình ngữ pháp hóa một số động từ tiếng Nhật có vẻ có lý hơn. Thứ nhất, vì hiện tƣợng này xảy ra mặc dù không nhiều, nhƣng cũng ở một loạt từ
với phƣơng thức kết hợp với động từ chính hoàn toàn giống nhau. Thứ hai, mặc dù bị “hƣ hóa” và chỉ tham gia biểu thị các kiểu ý nghĩa ngữ pháp, xong những dấu vết còn lại của ý nghĩa từ vựng gốc vẫn có thể tìm thấy khi các kết cấu ngữ pháp có ĐTBT này hoạt động trong câu. Vấn đề này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ khi nghiên cứu các câu có nhóm 7 ĐTTN hoạt động với tƣ cách là ĐTBT.