Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ với thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 65 - 67)

2.3. Tiêu chí định lượng và xácđịnh yếu tố tác động đến nợ công bền vững

2.3.2. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ với thâm hụt ngân sách

Trước khi xây dựng khuôn khổ xác định những yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến bền vững nợ công, chúng ta hãy quay lại vấn đề căn bản về sự hình thành nợ công, lý do chính phủ đi vay nợ. Chúng ta bắt đầu với phương trình sau đây về tổng sản phẩm quốc gia:

Y = C + I + G + NX

Trong đó:

Y: tổng sản phẩm quốc nội GDP C: Tổng chi tiêu

I: Tổng đầu tư

G: Chi tiêu của Chính phủ NX: cán cân vốn

Để đơn giản hóa và tránh đi vào giải thích những vấn đề lý thuyết kinh tế vĩ mô chung, với mục tiêu xây dựng khuôn khổ đánh giá nợ công bền vững và các yếu tố tác động đến nợ công bền vững, ở đây chúng ta thấy kể cả ở quy mô quốc gia lẫn ở cấp độ chính phủ, khi một quốc gia có thâm hụt thương mại thì rõ ràng sẽ cần có một nguồn vốn để tài trợ cho thâm hụt đó, thông qua vay nợ quốc tế. Và ngược lại, một quốc gia thặng dư thương mại sẽ có xu hướng cung cấp tín dụng cho các nước khác. Tuy nhiên, kết luận này có tính tổng quát, thực tế không chỉ đơn giản như vậy.

Đối với chính phủ, khi tổng chi ngân sách của một thời kỳ nhỏ hơn tổng thu ngân sách, khi đó có bội chi. Để bù đắp bội chi chính phủ phải hoặc bán tài sản của nhà nước, hoặc phải vay nợ trong và ngoài nước. Trước mắt chúng ta giả định phân tích trong đó chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách duy nhất thông qua vay nợ trong và ngoài nước, ta có:

PB = G - T

Cân đối ngân sách bằng tổng chi tiêu (G) trừ đi tổng thu (T). Trường hợp PB > 0, Chính phủ bội chi và phải vay mới để đảo nợ cũ, làm tăng giá trị tuyệt đối của nợ chính phủ; ngược lại nếu PB < 0 ngân sách có thặng dư và do đó có điều kiện trả nợ gốc hoặc ít nhất không phải huy động vốn vay mới, do đó không làm tăng giá trị tuyệt đối của nợ chính phủ và nợ công. Chính phủ có thể vay trong nước và vay nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trường hợp vay trong nước, chúng ta cần phân tích sâu hơn về quan hệ tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư tư nhân và đầu tư nhà nước. Trong phạm vi phân tích nợ công bền vững của Luận án, tác giả không đi sâu phân tích mối quan hệ này. Bên cạnh vay trong nước, chính phủ cũng có thể vay nước ngoài để bù đắp bội chi và cho đầu tư phát triển. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, do thị trường và năng lực của thị trường vốn trong nước còn kém, vay nợ chủ yếu là vay nợ nước ngoài, dẫn đến rủi ro đối với nợ công bền vững càng cao, đặc biệt là rủi ro đối với biến động lãi suất và tỷ giá ngoại tệ.

Liệu có phải mối quan hệ nợ công và ngân sách nhà nước chỉ đơn thuần như thế hay không? Chúng ta cần xây dựng khuôn khổ đánh giá mối quan hệ giữa

các yếu tố tác động đến quy mô, tốc độ tăng và tính bền vững, rủi ro của từng yếu tố tới nợ công một cách chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)