Chƣơng 4 NỢ CÔNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM : MỘT SỐ GỢI Ý
4.3. Một số gợi ý về bền vững nợ công và quản lý nợ công bền vững ở Việt Nam
4.3.2. Một số gợi ý về quản lý nợ công ở Việt Nam
Việc ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017 thay thế Luật Quản lý nợ công năm 2009 là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nợ công ở Việt Nam tiệm cận với thông lệ quốc tế về quản lý nợ. Cần tiếp tục cụ thể hóa thi hành Luật này đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công trong tình hình mới. Trong quản lý nợ công nhằm đảm bảo an toàn bền vững, theo chúng tôi cần lưu ý một số điểm sau:
(1) Cần phân định rõ ràng về thẩm quyền quyết định huy động vốn vay của Chính phủ, cấp bảo lãnh của Chính phủ và quản lý nợ của chính quyền địa phương theo hướng tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan trực tiếp thực hiện huy động và quản lý sử dụng vốn vay nợ công.
(2) Cần xây dựng các hạn mức vay nợ rõ ràng, xác định mục tiêu quản lý nợ cụ thể trong chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nợ công làm cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu an toàn nợ và cơ sở để các cơ quan giám sát thực hiện kiểm soát, đối chiếu việc thực hiện với các chỉ tiêu thực tế.
(3) Phối hợp chặt chẽ giữa thực hiện kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính ngân sách và kê hoạch vay nợ trong mối quan hệ tổng thể. Đảm bảo hiêu quả đầu tư từ nguồn vốn vay của Chính phủ. Kiên quyết thực hiện quy định của Hiến pháp, pháp luật về tài chính, ngân sách, nợ công, không vay cho chi thường xuyên và chỉ vay cho đầu tư. Chỉ vay khi xác định rõ hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ. Đây là điều kiện quan trọng để kiểm soát, đảm bảo bền vững nợ cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn.
(4) Tổ chức thống nhất bộ máy quản lý nợ công tiếp cận mô hình quản lý nợ tốt theo thông lệ quốc tế. Chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý nợ thông qua việc
hoàn thiện khuôn khổ tổ chức nhằm thực hiện chức năng thống nhất công tác quản lý nhà nước về nợ công theo hướng chuyên nghiệp, đáng tin cậy, có vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, hạn chế trùng lặp giữa các cơ quan nhà nước nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Bộ máy quản lý nợ công chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công chủ động, phòng ngừa các rủi ro có thể có về biến động và tác động của các yếu tố thị trường như tỷ giá, lãi suất.
(5) Ngoài ra, tăng cường trao đổi thông tin, báo cáo về nợ công, phù hợp với cam kết cung cấp thông tin với các tổ chức quốc tế và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; bổ sung các quy định chế tài về trách nhiệm các đơn vị liên quan trong tổ chức thông tin về nợ công; nguyên tắc, chế độ báo cáo, cơ sở dữ liệu, phân tích, dự báo, công bố về nợ công; chế tài liên quan đến công tác kế toán, thanh tra, kiểm toán về nợ công; quy định nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp thống kê, phân tích chuyên nghiệp, tiên tiến. Việc thống kê báo cáo đầy đủ thực trạng nợ công là yếu tố cần thiết đảm bảo công khai minh bạch, tránh được các cú sốc do yếu tố chủ quan thống kê về nợ công như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp và các nước Nam Âu.
KẾT LUẬN
Không có giới hạn cụ thể nào về mức độ nợ công cũng như các chỉ tiêu an toàn nợ công được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia. An toàn và bền vững nợ công là việc một quốc gia có thể vay nợ và duy trì mức độ nợ nhất định, đảm bảo được khả năng trả nợ trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà không phải điều chỉnh lớn về chính sách kinh tế, ảnh hưởng đến tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và gia tăng đột biến về nghĩa vụ trả nợ.
Các biến số về thâm hụt ngân sách, lãi suất, mức độ nợ ở thời điểm hiện tại, tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát hay tốc độ trượt giá GDP là những yếu tố động, trực tiếp tác động đến khả năng biến động của tỷ lệ nợ công cũng như độ lớn của nợ công. Các yếu tố này vận động và tác động trong mối quan hệ động như mô hình lý thuyết tại Luận án này đã làm rõ. Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ cho thấy, tăng trưởng GDP thực tế và lãi suất vay nợ là hai yếu tố rất quan trọng quyết định xu hướng đột biến của nợ công. Các yếu tố thâm hụt ngân sách và khả năng ngân sách quyết định khả năng ổn định tỷ lệ nợ công so với GDP. Quyết định việc này là một chủ trương có tính chủ quan về chính sách song phải tùy theo khả năng thực sự của nền kinh tế và của ngân sách nhà nước trong tình huống cụ thể. Trong điều kiện các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi ở giai đoạn đầu tiếp cận thị trường khi vay nợ nước ngoài lớn, yếu tố tỷ giá hối đoái, lãi suất nước ngoài và quy mô nợ nước ngoài trong nợ công cũng là yếu tố hàm chứa rủi ro đối với biến động nợ công, đặc biệt là trước các cú sốc từ bên ngoài.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, không có cuộc khủng hoảng nào giống nhau về nguyên nhân và diễn biến song bài học rút ra là khủng hoảng vẫn lặp lại. Sự chủ quan trong điều hành chính sách, nhận diện nguy cơ khủng hoảng là rất quan trọng ngay khi các nguyên nhân này manh nha. Khuôn khổ các yếu tố tác động đến an toàn nợ và an ninh tài chính tuy không mới song an toàn nợ công phụ thuộc rất nhiều vào những hành động chính sách kịp thời trước khi các rủi ro thực sự hiện hữu và mất kiểm soát.
Đối với Việt Nam, trước thực trạng nợ công đã ở mức cao, thị trường vốn trong nước còn ở mức phát triển thấp, tỷ trọng nợ nước ngoài tương đối cao; mặc dù đã có những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua nhằm tái cơ cấu ngân sách nhà nước, giảm dần bội chi và từ đó tạo điều kiện giảm nợ công. Tuy nhiên, trong thực hiện thời gian tới, để đảm bảo nợ công bền vững, cần tiếp tục kiên trì thực hiện các định hướng chính sách hiện nay cũng như tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nợ công. Luận án này, qua phân tích thực trạng diễn biến nợ công và đánh giá bền vững nợ trong khuôn khổ các yếu tố tác động đã chỉ ra những yếu tố cần quan tâm trong thực hiện quản lý nợ công, trong đó cần tập trung vào việc từng bước giảm quy mô nợ công, quy mô nợ nước ngoài nhằm tạo không gian tài khóa ứng phó với những biến động chu kỳ kinh tế. Phát triển thị trường vốn trong nước và đảm bảo lãi suất hợp lý cùng với duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế là những yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn nợ công cũng như an ninh tài chính quốc gia.
Đối với quản lý nợ công ở Việt Nam, Luận án cũng chỉ ra những bấp cập và khuyến nghị yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý nợ công nhằm đảm bảo chủ động, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm trong vay nợ và thực hiện đúng mục tiêu của quản lý nợ công, đặt an toàn, bền vững nợ lên hàng đầu. Việc xây dựng mô hình quản lý nợ hiệu quả theo thông lệ tốt của quốc tế là điều mà Việt Nam cần từng bước tiến tới khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào quan hệ tài chính quốc tế để đảm bảo chủ động quản lý những rủi ro có thể có trong danh mục nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững nợ công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính (2012). Chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
2. Bộ Tài chính (2011). Kỷ yếu hội thảo, hội nghị quốc tế về quản lý nợ công và nợ nước ngoài quốc gia. Tổ chức ngày 17 tháng 10 năm 2011 tại Hà Nội.
3. Chu Đức Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng, Bùi Ngọc Sơn (2011). Khủng hoảng nợ công trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2008). Phương thức tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công. Tạp chí Kinh tế phát triển, số tháng 9/2008, Hà Nội.
5. Đặng Anh Tuấn (2010). Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Đào Quang Thông (1994). Các giải pháp giải quyết nợ nước ngoài của Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Hoàng Xuân Bình (2015). Khủng hoảng nợ công: Từ lý thuyết đến thực tiễn. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Hoàng Ngọc Âu (2008). Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Lê Thị Diệu Huyền (2012). Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công của Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Lê Quốc Hội (2007). Định hướng thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam. tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Nguyệt Dung (2014). Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Ngô Thị Tuyết Mai (2012). Nợ nước ngoài của Việt Nam: Những vấn đề đáng quan ngại. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2012, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Thủy Tiên (2009). Những giải pháp tăng cường quản lý vay và trả nợ nước ngoài ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2009). Xây dựng Chương
trình Quản lý nợ trung hạn (MTDS) - Cẩm nang hướng dẫn dành cho Chính phủ.
Có thể truy cập tại: http://go.worldbank.org/T7SB6VFEL0.
15. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008). Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
16. Nguyễn Hoàng Phương (2007). Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: giai đoạn 1986-2007. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2015). Thiết kế khung pháp lý cho quản lý nợ công Washington.
18. Tốn Thanh Tâm, 2005. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
19. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính (2016). Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm các nước về quản lý nợ công. Hà Nội.
Tiếng Anh
20. Abu Bakar, N.A. và S. Hassam (2008). Empirical evaluation on external debt of Malaysia. International Business and Economics Research Journal, No. 7.
21. Ayadi, F. S. và Ayadi, F. O, (2008_. The Impact of External Debt on Economic Growth: A Comparative study of Nigeria and South Africa. Journal of Sustainable Development in Africa, Số. 10, No.3.
22. Antonio Afonso (2004). Fiscal Sustainability: The Unpleasant European Case. European Central Bank, Frankfurt, Germany.
23. Alesina, A., Ardagna, S., Perotti, R., và Schiantarelli, F. (2002). Fiscal Policy, Profits and Investment. American Economic Review, Số. 92, trang. 571- 589.
24. Acocella, Nicola (1998). The Foundations of Economic Policy: Values and Techniques [Bản dịch tiếng Anh của ‘Fondamenti di Politica Economica]. Cambridge: Cambridge University Press.
25. Auerbach, Alan J, và Jagadeesh Gokhale (1993). General Accounts and Lifetime Tax Rates, 1900-1991. Economic Review (Federal Reserve Bank of Cleveland) 29 (1).
26. Auerbach, Alan J, Jagadeesh Gokhale, và Laurence J Kotlikoff (1991).
Generational Accounts: A Meaningful Alternative to Deficit Accounting. In Tax Policy and the Economy, edited by D. Bradford. Cambridge, Massachusetts: NBER and MIT Press.
27. Ando, A, và F Modigliani (1963). The 'Life Cycle' Hypothesis of Saving: Aggregate Implications and Tests. American Economic Review 53 (tháng Ba).
28. Boopen, S., Kesseven, P. và Ramesh., D (2007). External Debt and Economic Growth: A Vector Error Correction Approach. International Journal of Business Research.
29. Bohn, H (2005). The Sustainability of Fiscal Policy in the United States. CESIFO Working Paper No. 1446, April 2005.
30. Burnside, Craig ed (2005). Fiscal Sustainability in Theory and Practice –
A Handbook. The World Bank, Washington D.C.
31. Barro, Robert J (2003). Have no fear: Bush tax plan won’t jack up interest rates. Business Week, 5 tháng Năm.
32. Buiter, Willem H (2001). Notes on 'A Code for Fiscal Stability'. Oxford Economic Papers 53: trang 1-19.
33. Buiter, Willem H (1990). Principles of Budgetary and Financial Policy. New York, London: Harvester Wheatsheaf.
34. Barro, R. J (1989). The Ricardian approach to budget deficits. The Journal of Economic Perspectives, Số. 3, trang. 37-54.
35. Brennan, Geoffrey, và James M Buchanan (1987). The Logic of the Ricardian Equivalence Theorem. In Deficits, edited by J. M. Buchanan, C. K. Rowley and R. D. Tollison. Oxford, UK: Basil Blackwell Ltd.
36. Buchanan, James M, Richard E Wagner, và John Burton (1978). The Consequences of Mr Keynes. London: The Institute of Economic Affairs.
37. Barro, Robert J (1974). Are Government Bonds Net Wealth? Journal of Political Economy 82 (6).
38. Becker, Gary S (1968). Crime as Punishment: An Economic Approach.
Journal of Political Economy 76 (2).
39. Buchanan, James M, 1967. Public Finance in Democratic Process.
Chapel Hill: The University of North Carolina Press.
40. Buchanan, J M (1958). Public Principles of Public Debt. Homewood, Illinois: Irwin.
41. Choong, C. K., E. Lau, K. S. V. Liew và C. H. Puah (2010). Does debt foster economic growth? The experience of Malaysia. African Journal of Business Management, Số. 8.
42. Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2010). Growth in a Time of Debt. NBER Working Paper No 1563, Cambridge,. MA.
43. Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2009). The Aftermath of
Financial Crisis. NBER Working Paper No 14656, Cambridge,. MA.
44. Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2009). This Time is different: Eight Centuries of Financial Folly. Princeton University Press, Princeton and Oxford.
45. Clements, B., R. Bhattacharya và T. Q. Nguyen (2003). External debt, public investment, and growth in low-income countries. IMF Working paper 03/249 46. Cholifihani, M (2008). A Co-integration Analysis of Public Debt Service and GDP in Indonesia. Journal of Management and Social Sciences, Số. 4, No. 2
47. Cebura, R.J (1995). The impact of federal government budget deficits on economic growth in the United States: An empirical investigation, 1955-1992. International Review of Economic and Finance, Số. 4.
48. Deshpande, A (1997). The debt overhang and the disincentive to invest.
Journal of Development Economics, số. 52.
49. Diamond, Peter A (1965). National Debt in a Neoclassical Growth Model. American Economic Review 55.
50. Dogruel, F. và A.S. Dogruel (2007). Foreign debt dynamics in middle income countries.
51. Downs, A (1957). An Economic Theory of Democracy. New York: Harper and Row.
52. Elmendorf, Douglas W, và N Gregory Mankiw (1998). Government Debt. Working Paper 6470. NBER Working Paper Series, Cambridge, MA: NBER.
53. Freeman, S. M. và D. J Webber (2009). Basic needs, government debt and economic growth. The Growth Economy. số. 32.
54. Fischer, Stanley, và William Easterly (1990). The Economics of the Government Budget Constraint. The World Bank Research Observer 5 (2).
55. Friedman, Benjamin M (1989). Day of Reckoning. New York: Vintage Books.
56. Friedman, M (1962). Capitalism & Freedom. Chicago. The University of Chicago Press.
57. Friedman, M (1957). A Theory of the Consumption Function. Princeton. NJ: Princeton University Press.
58. Hammeed, A., Ashraf, H., và Chaudhary, M. A (2008). External debt and its impact on economic and business growth in Pakistan. International Research Journal of Finance and Economics, số. 20.
59. IMF và IDA (2004). Debt Sustainability in Low-Income Countries- Proposal for an Operational Framework and Policy Implications.
60. Ingrid Hahne Rima (1996). Development of Economic Analysis. fifth edition, Routlet, London and New York.
61. Jean - Marc Founier và Falilou Fall, 2015. Limits to Government Debt Sustainability. OECD, Economic Deparrtment.
62. K.S., M.H. Pesaran và Y. Shin, 2003. Testing on unit roots in heterogeneous panels. Journal of Economy, số. 115.
63. Magnusson, Tomas (1999). S p xếp về pháp lý cho một Văn phòng Nợ’
Văn phòng Nợ Quốc gia Thụy Điển, 1999. Có thể truy cập tại: http://treasuary.