Nợ công của Hi Lạp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 131 - 133)

3.2. Nợ công và quản lý nợ công ở một số nước

3.2.4.Nợ công của Hi Lạp

Mặc dù là một quốc gia thuộc EU vốn được xem là khu vực có thông lệ quản lý nợ công tốt, song như chúng ta đã chứng kiến, Hi Lạp cùng với một loạt các quốc gia Châu Âu đã phải trải qua một đợt khủng hoảng nợ công trầm trọng nhất trong lịch sử cận đại và cho đến nay, nợ công ở nước này vẫn đang ở mức rất cao và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp đặt ra một số vấn đề quan trọng về quản lý nợ công và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Có thể nói Hi Lạp là ví dụ điển hình về

quản lý nợ công không thành công đầu thế kỷ 21, Hi Lạp phải đối mặt với 3 vấn đề chính, có liên quan chặt chẽ với nhau: (1) khủng hoảng tín nhiệm quốc gia đối với thị trường vốn, (2) khả năng thanh khoản đối với nợ công thấp và (3) vẫn tiểm ẩn nguy cơ vỡ nợ cao do nợ công hiện vẫn đang ở mức rất cao.

Thứ nhất, uy tín của Chính phủ Hi Lạp bị suy giảm nặng nề do thiếu minh bạch trong thống kê, báo cáo nợ và chi tiêu thái quá của Chính phủ: Hi Lạp vay nợ rất nhiều trên các thị trường tài chính để đảm bảo thanh khoản cho bội chi ngân sách. Giới hạn bội chi ngân sách cho phép trong khu vực các nước đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) chỉ là 3% GDP, trong khi đó mức này của Hi Lạp năm 2009 lên tới 15,6% GDP. Để che giấu việc chi tiêu quá tay trong nhiều năm của mình, Hi Lạp đã thực hiện báo cáo số liệu không nhất quán và sai lệch, đưa ra nhiều khoản mục bất thường trong ngân sách. Điều này đã có ảnh hưởng rất tiêu cực đến uy tín của Chính phủ trên thị trường vốn. Các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nối tiếp nhau hạ mức tín nhiệm của Hi Lạp trong thời gian vừa qua. Trong vòng 4 tháng đầu năm 2010, S&P liên tục hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Hi Lạp, từ mức A- xuống BBB+ rồi xuống tiếp mức BB+. Fitch hạ bậc tín nhiệm của Hi Lạp từ mức BBB+ xuống BBB. Điều này trực tiếp dẫn đến chi phí vay của Chính phủ Hi Lạp tăng đột biến cũng như việc khó tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn từ thị trường.

Thứ hai, thanh khoản sụt giảm: Dư nợ của Chính phủ Hi Lạp lên tới gần 400 tỷ USD, trong đó riêng nợ đến hạn vào năm 2010 đã là 73 tỷ USD (27 tỷ USD đáo hạn vào tháng 4 và 5 năm 2010). Lãi suất Hi Lạp phải trả cho các khoản vay nợ tính đến thời điểm tháng 4 năm 2010 đã lên tới mức kỷ lục cao, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn trên 10 năm.

Thứ ba, nguy cơ vỡ nợ cao: Hi Lạp đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (15,6% GDP năm 2009) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai trung bình 9%GDP hàng năm so với mức bình quân 1%GDP của Eurozone.

Như vậy, khủng hoảng nợ công của Hi Lạp cho thấy tổng hợp của một loạt các vấn đề và các nhân tố. Trước hết Hi Lạp có vấn đề nợ công thật sự, thể hiện qua

2009) và hiện nay đang ở mức rất cao 185%. Đứng trước vấn đề này, Chính phủ Hi Lạp một mặt vừa thiếu các hành động chính sách cụ thể, rõ ràng; mặt khác luôn tìm cách che giấu và báo cáo sai lệch thông tin. Phản ứng chính sách không nhất quán, thiếu tích cực đã đưa ra các tín hiệu bất ổn và tâm lý nghi ngờ trên các thị trường. Vì vậy, việc thị trường xử lý thông tin trong bối cảnh bất ổn và không rõ ràng khiến cho vấn đề lại càng trở nên trầm trọng hơn. Thông tin thiếu, không rõ ràng và minh bạch khiến cho các nhà đầu tư phản ứng một cách bất lợi theo hiệu ứng dây chuyền trên cả thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 131 - 133)