Mô hình đánh giá bền vững nợ theo kịch bản và yếu tố tác động (DS A Debt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 88 - 90)

2.5. Một số mô hình phân tích định lượng về nợ công bền vững

2.5.3. Mô hình đánh giá bền vững nợ theo kịch bản và yếu tố tác động (DS A Debt

Debt Sustainability Analysis)

Khung phân tích nợ công bền vững DSA là khuôn khổ đánh giá bền vững nợ công của các quốc gia do WB và IMF xây dựng, hoàn thiện dựa trên phần mềm Exel (phần mềm dựng sẵn). Khung này được xây dựng từ những năm 1990 và dần được hoàn thiện nhằm đánh giá định lượng về tính bền vững nợ công và các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công của các quốc gia dựa trên các yếu tố cơ bản sau đây:

(1) Khung lý thuyết về mối quan hệ động giữa ngân sách nhà nước, nợ công, tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Khung lý thuyết này được xây dựng thành hệ thống các mối quan hệ động trong mô hình dựng sẵn.

(2) Dữ liệu lịch sử của nợ công và các biến số kinh tế vĩ mô và hệ thống kho dữ liệu lịch sử của IMF và WB và của từng trường hợp phân tích cụ thể.

(3) Các giả định về sự biến thiên của một số biến số kinh tế chủ yếu, bao gồm: tăng trưởng GDP, thâm hụt ngân sách nhà nước và giả định chính sách tài khóa, tiền tệ; dự báo lạm phát, tỷ giá của quốc gia đánh giá.

Có 02 loại mô hình DSA được xây dựng riêng áp dụng cho 2 nhóm quốc gia là LIC DSA (Low Income Country DSA - các nước có thu nhập thấp) và MAC DSA (Market Access Country DSA - các nước có khả năng tiếp cận thị trường vốn) với sự khác biệt cơ bản của hai nhóm nước theo các giả định tính toán và mục đích đánh giá bền vững nợ. Đối với các nước có thu nhập thấp, sử dụng mô hình LIC DSA, được xây dựng phù hợp với đặc điểm nợ của các nước đó, chủ yếu vay ODA dài hạn và viện trợ nước ngoài. Các nước này không có khả năng tiếp cận thị trường vốn. Mục đích chủ yếu là để đánh giá khả năng trả nợ của các nước này đối với nợ nước ngoài.

Đánh giá bền vững nợ theo mô hình DSA được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ chủ yếu thông thông qua xây dựng các kịch bản nợ trong đó có kịch bản cơ sở và các kịch bản sốc (phân tích tình huống) qua đó xác định tác động của từng yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro đến bền vững nợ. Phương

pháp này là phương pháp được các nước áp dụng khá phổ biến trong đánh giá tính bền vững dài hạn của nợ công cho từng quốc gia riêng lẻ.

Tại Chương 4 của Luận án này, tác giả sử dụng mô hình đánh giá bền vững nợ (DSA) theo phương pháp được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế và nhiều quốc gia khác đang thực hiện để dự báo các kịch bản đối với các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam vì phương pháp này tương đối gần gũi, cơ sở dữ liệu sẵn có của Việt Nam tương thích và sử dụng được với mô hình dự báo. Ngoài ra, Luận án tham khảo các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ công để kết hợp với phân tích các chỉ tiêu nợ công, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế để đưa ra những gợi ý về định hướng chính sách đảm bảo nợ công bền vững ở Việt Nam trên các giác độ yếu tố tác động đến chỉ tiêu định tính và đề xuất cải thiện chất lượng công tác quản lý nợ công.

Như vậy, tại Chương này Luận án đã làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận đối với việc đánh giá nợ công bền vững, trong đó làm rõ một số nội dung khái niệm, bao gồm nợ công và phạm vi nợ công, những khái niệm liên quan đến ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước với vai trò là yếu tố chính làm phát sinh nợ của chính phủ và nợ công. Đặc biệt, phần này đã thảo luận khá chi tiết khái niệm nợ công bền vững. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan đến nợ công bền vững, đã xây dựng cơ sở lý thuyết xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ công bền vững và các chỉ tiêu đánh giá nợ công bền vững; đồng thời, Chương này cũng phân loại tiêu chí đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ công với vai trò là những yếu tố định tính có quan hệ mật thiết với khả năng kiểm soát nợ công bền vững đối với mỗi quốc gia. Ngoài ra, tại đây, Luận án cũng giới thiệu một số mô hình phân tích định lượng thường được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công.

Chƣơng 3

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NỢ CÔNG BỀN VỮNG

Trong chương này, Luận án trước hết phân tích nguyên nhân, diễn biến một số cuộc khủng hoảng nợ gần đây gồm: khủng hoảng nợ của khu vực các nước Mỹ Latin trong những năm 1980 của thế kỷ 20; khủng hoảng nợ đi cùng với khủng hoảng tài chính của các nước khu vực Đông Á cuối thập niên 1990 của thế kỷ 20 và; khủng hoảng nợ công của các nước Châu Âu gần đây. Đồng thời, Luận án nghiên cứu 04 ví dụ tình huống về nợ công và quản lý nợ công cụ thể của 04 quốc gia để rút ra bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)