Một số yếu tố ngoài mô hình phân tích cần lư uý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 165 - 167)

Chƣơng 4 NỢ CÔNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM : MỘT SỐ GỢI Ý

4.2. Phân tích nợ công bền vững ở Việt Nam theo mô hình DSA

4.2.4. Một số yếu tố ngoài mô hình phân tích cần lư uý

Xin nhắc lại rằng việc phân tích bền vững nợ công tại đây chỉ giới hạn trong phạm vi nợ công theo luật định gồm nợ của Chính phủ trung ương, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vay. Ngoài những yếu tố trên, mặc dù chưa đề cập trong phân tích định tính cũng như phân tích yếu tố tác động tại mục này nhưng cần thiết phải đề cập nhằm nhận diện đầy đủ các rủi ro có thể có đối với nợ công của Việt Nam đúng với đặc thù cũng như cân nhắc đến kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng xử với các khoản nợ ngoài khu vực công. Đối với Việt Nam, tác giả cho rằng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

(1) Nợ xấu của hệ thống ngân hàng: Trong một nghiên cứu vào năm 2014, tác giả cũng đã chỉ ra rằng, nợ của hệ thống ngân hàng là vấn đề tiềm ẩn đối với nợ công. Mặc dù theo luật định, nợ của các ngân hàng phải được xử lý theo quy định của pháp luật và không thể dùng ngân sách (và do đó áp lực lên gia tăng nợ công) để tái cấp vốn trong trường hợp các ngân hàng gặp khó khăn. Thời gian qua, đã có những biện pháp chính sách nhằm xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, đây vẫn là một yếu tố tiềm ẩn đối với ngân sách nhà nước và nợ công.

Kinh nghiệm quốc tế cũng đã cho thấy, cuối cùng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, mất khả năng thanh toán của hệ thống thì Chính phủ vẫn là nguồn cuối cùng để giải quyết vấn đề.

(2) Nợ của doanh nghiệp nhà nước: Với đặc thù của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ xuất phát điểm khối doanh nghiệp nhà nước là rất lớn và đến nay nhà ước vẫn nắm giữ hầu hết các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước thì rủi ro tiềm ẩn từ nợ của các doanh nghiệp nhà nước là hiện hữu. Như trong mô hình phân tích đã nêu, việc bán cổ phần của nhà nước là một xu thế và có thể tạo điều kiện cho việc hỗ trợ giảm dần thâm hụt ngân sách song không thể bỏ qua nguy cơ tiềm ẩn đối với nợ công của các doanh nghiệp này, bên cạnh các nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh của Chính phủ đối với doanh nghiệp đã tính vào nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

(3) Các khoản bảo lãnh của Chính phủ: Bảo lãnh Chính phủ đã được tính trong mô hình phân tích cũng như trong thống kê nợ công. Quy định này của Việt Nam theo tác giả là quy định có tính an toàn. Nợ có bảo lãnh của Chính phủ là khoản nợ dự phòng, không tác động trực tiếp đến bội chi ngân sách nhà nước nhưng là nghĩa vụ tiềm ẩn đối với nợ công vì nằm ngoài phạm vi quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý nợ công. Một điểm rất đáng lưu ý trong bảo lãnh Chính phủ của Việt Nam là bảo lãnh phát hành trái phiếu của hai ngân hàng chính sách là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội. Đây là hai đơn vị nhận nhiều bảo lãnh nhất của Chính phủ trong nhiều năm qua để thực hiện các chương trình tín dụng mục tiêu, tín dụng chính sách của nhà nước. Bên cạnh việc cấp bù lãi suất, nhà nước đứng ra bảo lãnh thanh toán trong trường hợp các ngân hàng này không thể thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức về nợ xấu của các ngân hàng chính sách nhưng có thể hình dung độ lớn của các khoản nợ này, đặc biệt là phải tính đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay và có thể là một biến cố trong tương lai không xa, thậm chí ngay trong giai đoạn đánh giá bền vững nợ công tại Luận án này.

(4) Mối quan hệ vay nợ giữa Chính phủ và các chủ thể của nhà nước: Có lẽ cũng cần lưu ý về sự phát triển của thị trường vốn trong nước của Việt Nam, trong đó các đơn vị nắm giữ trái phiếu chủ yếu là các ngân hàng thương mại và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vốn là một tổ chức của nhà nước. Mặc dù đây là một đề tài nghiên cứu rất đáng được thực hiện về mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhưng trong khuôn khổ của Luận án này, tác giả cho rằng cần lưu tâm đến các khoản nợ của Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm Xã hội và lưu tâm đến khả năng thanh toán của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong trung và dài hạn cũng như các hàm ý của nó đối với ngân sách nhà nước và nợ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)