Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 30 - 37)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau năm

từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực

Trong khoảng 10 năm đầu đổi mới (1986 – 1995), tiểu thuyết thường xuyên được bàn đến trong sự chuyển dịch, đổi mới của văn xi Việt Nam. Có thể kể đến các bài viết tiêu biểu: Thử nhìn lại văn xi mười năm qua của Lại Nguyên Ân trên Tạp chí Văn học (số 1, 2 – 1986); Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình của Lã Nguyên trên Văn nghệ (5-11-1988); Cảm hứng phê phán trong văn chương hiện nay trên Văn nghệ (11-6-1988), Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học trên Tạp chí Văn học (số 4 – 1991) của Huỳnh Như Phương; Sự cần thiết của văn học trên Văn nghệ (9-7-1988), Bước đi không thể đảo ngược trên Văn nghệ

(1-12-1988) của Vương Trí Nhàn; Văn xi sau 1975 – thử thăm dị đơi nét về quy luật phát triển trên Tạp chí Văn học (số 4 – 7,8 – 1991) của Nguyên Ngọc; Đổi mới văn xuôi chiến tranh trên Văn nghệ (22-12-1990) của Đinh Xuân Dũng;... Bên cạnh

đó, những cuộc hội thảo về văn xuôi đương đại cũng đề cập đến sự vận động của tiểu thuyết: hội thảo Về một chặng đường văn xuôi của Hội đồng văn xuôi mở rộng, ngày 22-2-1989, sau đó được Phạm Thanh Ba tổng thuật trên Văn nghệ (1-4-1989); hội thảo Về tình hình văn xi hiện nay do Hội đồng văn xuôi của Hội Nhà văn tổ chức, bài tường thuật đăng trên Văn nghệ (14-4-1990);... Những bài viết, những cuộc hội

thảo nhận diện tiểu thuyết trong bước chuyển mình của văn xi Việt Nam trong thập niên đầu đổi mới đã bước đầu nắm bắt những xu hướng, khả năng cách tân thể loại; đồng thời cho thấy tính phức tạp trong tiếp nhận ở giai đoạn nàỵ

Sau khoảng 10 năm đầu đổi mới, khi tiểu thuyết đã khẳng định được vị trí trung tâm của đời sống văn học, thể loại này trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm

đặc biệt. Trong sự đa dạng hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới, chúng tôi nhận thấy, nổi bật nhất là xu hướng vận dụng những tư tưởng lý luận hiện đại của thế giới để khám phá, nắm bắt giá trị, những bước vận động, đổi mới thể loạị Quá trình này đã mang lại “thành quả kép”, vừa giúp giới nghiên cứu thiết lập hệ thống các khái niệm lý luận, đồng thời nắm bắt những vận động cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mớị Từ thực tiễn nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam ba mươi năm qua, ngoại trừ những nghiên cứu trường hợp (đối với từng tác giả, tác phẩm cụ thể), có thể kể đến một số xu hướng nổi bật: nghiên cứu cách tân thi pháp thể loại; nhận diện các khuynh hướng vận động, phát triển của thể loại; nghiên cứu sự vận động, đổi mới của tiểu thuyết ở các đề tài cụ thể;...

Trong sự đa dạng cách thức tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới như vậy, khuynh hướng nghiên cứu cách tân thi pháp thể loại chiếm vị trí quan trọng. Hệ thống khái niệm thi pháp học xuất hiện dày đặc, trở thành khung bố cục ở nhiều cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mớị Có thể kể đến các tiểu luận, chuyên luận, luận án tiến sĩ tiêu biểu như: Nhìn lại các bước đi - lắng nghe những tiếng nói của La Khắc Hồ; Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Bước đầu nhận diện tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Bích Thu; Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay, Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của

Nguyễn Thị Bình;... chuyên luận Bàn về tiểu thuyết, Tiểu thuyết đương đại của Bùi Việt Thắng; chuyên luận Những cách tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Mai

Hải Oanh;... Luận án tiến sĩ Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Kim Tiến; Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương

đại của Đinh Thị Thu Hà; Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

của Thái Phan Vàng Anh;… Các cơng trình kể trên dù có phạm vi tiếp cận rộng hẹp khác nhau, nhưng đều đã phân tích, chỉ ra những vận động đổi mới trên các phương diện cốt lõi của cấu trúc thể loại: kết cấu, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ, nghệ thuật kể chuyện, sự xuyên thấm các hình thức thể loại,... Trên cả phương diện số lượng các cơng trình và những kết luận mới mẻ, được giới nghiên cứu chấp nhận, có thể khẳng định, nghiên cứu thi pháp thể loại là khuynh hướng trọng tâm trong nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986.

Một thành tựu quan trọng khác trong nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới là khảo sát, nhận diện các khuynh hướng vận động, phát triển của thể loạị Phong Lê trong bài viết Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với

văn học phương Tây hiện đại đã phân chia tiểu thuyết đương đại vào một số nhóm

cơ bản: nhóm “tiểu thuyết lịch sử”; nhóm “tiểu thuyết gần như tự truyện”; nhóm “ảnh hưởng của văn học hiện đại phương Tây” [102]. Nguyễn Thị Bình trong Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ

thời điểm đổi mới đến nay đã chia tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thành năm khuynh

hướng phong cách chính: tiểu thuyết theo phong cách “lịch sử hóa”; tiểu thuyết theo phong cách “tự thuật”, tiểu thuyết tư liệu – báo chí, tiểu thuyết hiện thực kiểu truyền thống, tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại [26]. Hoàng Cẩm Giang trong Luận án tiến sĩ Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ

góc nhìn cấu trúc thể loại đã nhận diện các khuynh hướng vận động của tiểu thuyết

Việt Nam đương đại trên các bình diện hình tượng thẩm mỹ, phương thức trần thuật, từ đó khẳng định khuynh hướng duy trì hình thức thể loại truyền thống và khuynh hướng cách tân hình thức thể loại truyền thống... Sự phân chia các khuynh hướng vận động, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam ba mươi năm đổi mới là nỗ lực loại hình hóa bức tranh đa dạng, nhiều bè bối của thể loại nàỵ Đây là xu hướng nghiên cứu sẽ được tiếp tục trong luận án của chúng tôị

Khuynh hướng nghiên cứu sự vận động, đổi mới, khả năng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986, về mặt hình thức, gần gũi với cách tiếp cận của chúng tôi trong luận án. Tuy nhiên cần khẳng định, sức ảnh hưởng của mối quan hệ giữa văn học và hiện thực trên bình diện lý luận đối với thực tiễn nghiên cứu thể loại này trong suốt ba mươi năm qua là rất lớn, vì vậy, dù gián tiếp hay trực diện, trong phần lớn các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đều đề cập đến khả năng phản ánh hiện thực của thể loại, một hiện thực phong phú, đa dạng, phức tạp, thậm chí đầy bí ẩn đối với văn chương. Ngoại trừ những nghiên cứu tiếp cận hình thức thể loại mà chúng tơi đã bao qt ở trên, có thể phân chia những cơng trình trực tiếp bàn đến khả năng chiếm lĩnh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới thành các xu hướng tiêu biểu: thứ nhất, các cơng

trình nhận định về sự thay đổi hệ thống đề tài, chủ đề của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới trong tương quan với tiểu thuyết giai đoạn 30 năm chiến tranh (1945 –

1975); thứ hai, các cơng trình bàn về sự vận động, đổi mới tiểu thuyết ở các đề tài cụ thể; thứ ba, các cơng trình nghiên cứu loại hình nội dung tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986.

Ở xu hướng thứ nhất, các nhà nghiên cứu đã thống nhất khẳng định sự mở rộng, đa dạng hóa đề tài, chủ đề của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 so với giai đoạn 1945 – 1975. Chẳng hạn, Phan Cự Đệ trong bài Tiểu thuyết Việt Nam đầu thời

kỳ đổi mới đã tập trung nghiên cứu và khẳng định có những thay đổi mạnh mẽ khuynh hướng và cách thức tiếp cận hiện thực của tiểu thuyết thời kỳ đầu đổi mớị Nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp của tiểu thuyết trên phương diện này: “Tiểu thuyết nói riêng, văn xi thời kỳ đổi mới nói chung rất đa dạng về phương pháp sáng tác và phương pháp tiếp cận hiện thực. Vấn đề là những phương pháp sáng tác, những phương thức tiếp cận đó đều có khả năng phản ánh chân lý cuộc sống và tạo nên những cảm hứng thẩm mỹ lành mạnh với người đọc” [53]. Khả năng phản ánh hiện thực ở cả chiều rộng và bề sâu của tiểu thuyết đã được Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định. Cuộc sống đổi thay phức tạp đòi hỏi văn học cũng phải làm mới mình, làm mới những ngun tắc phản ánh khơng cịn phù hợp. Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi Việt nam hiện nay - lôgic quanh co của

các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng đã có cái nhìn biện chứng và

thực tế về hiện thực cuộc sống mới, so sánh sự khác biệt giữa cuộc sống thời chiến và thời bình, xem đây như là tiền đề lịch sử để văn xi nói chung, tiểu thuyết nói riêng vận động, đổi mới: “Nếu như trong chiến tranh chỉ có một câu hỏi duy nhất thì bây giờ vơ số câu hỏi mn hình nghìn vẻ dấy lên từ những tầng sâu của xã hội, tích lũy âm thầm trong những quá trình lịch sử phức tạp và lâu dài, bày hết ra trước con người” [105, tr. 170]. Nhà văn khẳng định: “Đã qua rồi thời kì của văn học sử thi đầy chất trữ tình cách mạng trong chiến tranh, mà mười năm qua văn học sau chiến tranh vẫn cịn trơi theo qn tính. Phải hình thành cho được ngơn ngữ mới để nói về hiện thực mới vơ cùng phức tạp của xã hội và con người” [105, tr. 171]. Nghiên cứu

Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhà nghiên cứu Bích Thu

nhận định: trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời kì đổi mới đã tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái hiện thực của đời sống cá nhân. Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực táo bạọ Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướng tới những gấp khúc trong đường đời và

thân phận con người thấm đẫm cảm hứng nhân văn [105, tr. 226]. Theo tác giả, văn học đổi mới là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự, đời tư. Ở giai đoạn lịch sử mới, người viết có những chuyển hướng trong nhận thức, tư duy về bản thể ngườị Các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn về con ngườị Mai Hải Oanh trong chuyên luận Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã bàn đến vấn đề khám phá và biểu hiện hiện thực. Tác giả nhận định: “Có thể nói, viết về cái hơm nay, hướng về thực tại bằng quan niệm “nhìn thẳng vào sự thật” là cảm hứng nổi bật trong tiểu thuyết thời đổi mới” [140, tr. 17]. Bối cảnh lịch sử văn hóa mới địi hỏi nhà văn phải nỗ lực vượt qua lối phản ánh hiện thực thông thường để vươn tới hiện thực bề sâụ Hiện thực ấy không hề “dâng sẵn, đón chờ” mà địi hỏi nghệ sĩ phải khám phá và sáng tạo, phải “tự cảm thấy” bằng sự nhạy bén của mình. Hiện thực ấy khơng chỉ hiện lên ở tầng hữu thức mà cịn chìm ẩn trong cõi vô thức, tiềm thức. Vậy là bây giờ, không ai nơng nổi hình dung hiện thực đời sống như một thứ thông suốt, biết hết, mà hình dung nó như một đối tượng ẩn chứa biết bao sự phức tạp bên trong” [140, tr. 18].

Ở xu hướng thứ hai, nhiều cơng trình đi sâu phân tích những cách tân tiểu thuyết ở từng đề tài cụ thể, trong đó đề tài lịch sử, chiến tranh, người lính và đề tài nơng thơn có sức thu hút nổi bật. Có thể kể đến các Luận án tiến sĩ: Tiểu thuyết về

chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật của Nguyễn Thị Thanh; Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay của Bùi Như Hải; Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh;… Ngồi ra cịn

phải kể đến hàng trăm tiểu luận, luận văn thạc sĩ bàn đến những khía cạnh thi pháp của tiểu thuyết trong từng đề tài cụ thể. Những vấn đề như “nhân vật người lính”, “nhân vật người trí thức”, “thân phận người nơng dân”,… thực chất là kết quả của cái nhìn xã hội học, theo hướng khái quát nội dung xã hội mà chưa hướng đến những nhận định về bản chất thẩm mỹ của tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986.

Xu hướng thứ ba rất đáng kể là những nghiên cứu, nắm bắt loại hình nội dung của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 theo tư tưởng của Pospelov. Tiêu biểu cho xu hướng này là Luận án tiến sĩ Loại hình nội dung tiểu thuyết Việt Nam sau năm

1975 của Nguyễn Tiến Đức. Cơng trình đã phân tích và chỉ ra sức sống của thể tài

sử thi, sự trỗi dậy của thể tài thế sự và vị thế mới của thể tài đời tư trong bức tranh tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 [55]. Trong cơng trình chúng tơi dẫn ở trên, Mai Hải Oanh đã loại hình hóa bốn ngun tắc nghệ thuật tiêu biểu trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 nhìn từ khả năng phản ánh hiện thực của thể loại: thứ nhất, bút pháp tả thực mới; thứ hai, bút pháp phúng dụ, huyền thoại; thứ ba, bút pháp trào lộng, giễu nhại; thứ tư, bút pháp tượng trưng [140, tr. 39-47]. Lý Hoài Thu và

Hoàng Cẩm Giang trong bài viết Tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam – một cái nhìn

lịch đại trên bình diện đồng đại khi phân chia tiểu thuyết đương đại thành ba xu hướng chủ đạo từ góc độ cấu trúc thể loại (xu hướng duy trì hình thức thể loại truyền thống; xu hướng vừa duy trì vừa cách tân hình thức thể loại truyền thống; xu hướng cách tân mạnh hình thức thể loại truyền thống) đã tiến hành so sánh quan niệm chung về hiện thực. Theo các tác giả, xu hướng tiểu thuyết duy trì hình thức thể loại truyền thống quan niệm hiện thực mang tính cộng đồng – sử thi, là hiện thực xã hội bao trùm, rộng lớn. Xu hướng tiểu thuyết vừa duy trì vừa cách tân hình thức thể loại truyền thống thì quan niệm bên cạnh hiện thực xã hội – lịch sử, cịn có hiện thực cá nhân – tâm lý, số phận con người (cái gọi là khuynh hướng “thế sự - đời tư). Trong khi đó, xu hướng tiểu thuyết cách tân mạnh hình thức thể loại thì quan niệm khơng có một mẫu số chung về hiện thực mà chỉ có những góc chiếu đa chiều, đa cực về hiện thực. Theo đó, “hiện thực” khơng chỉ bao gồm hiện thực lịch sử - xã hội hay số phận cá nhân mà cịn là hiện thực ngơn ngữ - sáng tạo [173]. Đồng thời các tác giả đã có khẳng định đáng chú ý: “Chính sự “đồng hiện” của cả ba xu hướng vừa khác biệt, vừa tương đồng, vừa có nét giao thoa vừa có sự mâu thuẫn, phủ định này lại phác ra cho ta một “con đường phát triển mang tính lịch đại” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại: đi từ tiểu thuyết hiện thực truyền thống, sang tiểu thuyết “hiện thực mới”, đến tiểu thuyết hậu hiện đại, với những giai đoạn trung gian nhọc nhằn “nửa nọ nửa kia”” [173, tr. 39-40].

Như vậy, các cơng trình trên, ở mức độ nào đó đã cho thấy những đổi thay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)