Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Tổ chức trần thuật
3.4.2. Tính ưu trội của hệ thống mơ tả phong cách hóa
Roland Bathes trong cơng trình S/Z khi cơng kích chủ nghĩa hiện thực, đã trình duyệt lại cơ chế mơ hình hóa của tác phẩm theo mơ hình mơ phỏng: “Người ta nói, trước khi viết, người phát ngơn thường ngự tọa trên một cái cửa sổ, không chỉ để nhìn cho rõ, mà để xây dựng một khung nền cho những gì anh ta nhìn thấy: khung nền này tạo ra cảnh diễn. Miêu tả, do đó, là sự đổi chỗ một khung nền trống rỗng mà nhà văn hiện thực chủ nghĩa ln mang theo mình (cịn quan trọng hơn cả cái giá đỡ của nó), trước một tập hợp hay một sự tiếp nối các sự vật khơng ngừng tn ra theo lời nói khơng có thao tác bị ám ảnh này; để có thể nói về chúng, nhà văn cần, theo nghi thức khởi đầu, chuyển hóa trước hết cái “thực” thành đối tượng được vẽ (cố định vào khung); sau đó, ơng ta cần tháo gỡ đối tượng này ra, in đối tượng
vào bức họa của mình: nói gọn lại: ông ta tả bằng cách giải – vẽ” [32, tr. 637]. Chính ý thức sáng tạo tác phẩm theo chủ ý phục dựng lại bản thân đời sống trước sự chế định, ngăn trở của trật tự ngữ đoạn của các nhà tiểu thuyết mô phỏng tất yếu dẫn đến việc dụng công tạo lập hệ thống mơ tả phong cách hóạ
Trong tiểu thuyết mô phỏng ở Việt Nam từ sau năm 1986, các tác giả luôn dụng công mô tả phông nền, tạo thành những không gian cụ thể, sinh động và đặt nhân vật hành động trong đó. Hồn cảnh khơng chỉ là không gian cho nhân vật hành động, trên hết nó cịn được cắt nghĩa trong mối quan hệ nhân quả mật thiết với nhân vật. Cơ bản các tác phẩm tiểu thuyết mô phỏng đều tập trung mơ tả hồn cảnh như một nét phong cách hóa đặc trưng của trần thuật. Chúng tơi đơn cử trường hợp tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng với cảnh trí của làng Đơng, đặc trưng
không gian làng quê gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình, cánh đồng bát ngát lúa, ngô, khoai, những triền đê, bãi sông, cây rơm, mái rạ, gắn liền với không gian sinh hoạt văn hoá cộng đồng và không gian sinh hoạt văn hố gia đình. Những khơng gian quen thuộc ấy đã trở thành một phần máu thịt đối với bất cứ ai được sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng ở làng quê. Không gian ấy trở thành mạch nguồn kết dính tình cảm giữa người dân với làng q, đất nước. Mỗi người dân đều tự hào về khơng gian làng q của mình. Trong tác phẩm, người dân làng Đơng tự hào về làng mình có nhiều cái nhất: “Đình làng Đơng to nhất; Cây qo làng Đơng cao nhất; Cầu đá làng Đông đẹp nhất; nước sơng Đình làng Đơng mát nhất”. Vẻ đẹp của làng Đông đã đi vào câu ca tiếng hát, đi vào lời ru vỗ về trẻ thơ của những người bà, người mẹ: “À ơi… chẳng to cũng gọi đình Đơng - Có cầu đá bạc bắc qua sơng Đình - Chàng ơi có nhớ đến mình - Nhớ cầu Đá Bạc, nhớ đình làng Đơng”. Lại có câu ca rằng: “Sông làng Đông vừa trong vừa mát - Đồng làng Đông ngan ngát hương thơm”. Khung cảnh ấy được dệt nên bởi những giá trị văn hóa, của những huyền thoại thấm đẫm trong tính cách của các nhân vật. Đó là huyền thoại “Mắt tiên” giải thích về cái hồ nước trong vắt giữa đồng là do một cơ gái có tên là Ngần, người làng Đông, do bị bố mẹ ép gả lấy một người mà cô không yêu, cô đã tự tử ở hồ nước nàỵ Từ đó hồ nước là nơi mà đàn bà con gái làng Đơng khi có gì oan khuất thường tới đó tắm để giải oan. Chính vì có hồ mắt tiên mà gái làng Đơng da cô nào cũng trắng mịn, mang nhiều nét khêu gợi của tiên nữ. Làng Đơng cịn có huyền thoại “Gị ơng Đống” nói về một chành trai làng Đông năm xưa đi đánh gặc mười năm trở về mắt sắc mày ngài, kiếm cung thao lược. Người chiến binh về đến cánh đồng làng thì nghe tin vợ bạc tình liền nhảy phốc lên cái gị cạnh đó hét lên một tiếng vang trời, máu từ miệng hộc ra chết tươi…
Đặc điểm mơ tả phong cách hóa gắn liền với sự chế định của đề tài trong tác phẩm là vấn đề quan trọng của tiểu thuyết mơ phỏng ở Việt Nam sau năm 1986. Ví như, trong sự chế định của đề tài lịch sử, các tác giả dụng công khắc họa không gian, khung cảnh phù hợp với bối cảnh thời gian truyện kể lịch sử. Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã dụng công miêu tả, phục dựng khung cảnh truyện kể với
những đoạn miêu tả thiên nhiên đặc sắc ở kinh thành Thăng Long xưa, thác Oan sông Gâm, những vùng núi trúc nơi xa xôi Thiên Trúc,… Ngồi ra tác phẩm cịn phục dựng những cảnh sinh hoạt của dân thường, tín ngưỡng thờ cúng, cưới hỏi, lễ
Hội Chen, lễ Mở cửa rừng, cuộc sống trong cung vua, phủ chúa,… Trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt dụng công phục dựng bức tranh thiên nhiên chân
thực của kinh thành Thăng Long với vườn thuốc điền trang họ Phạm, trại mai Trần Khát Chân, vườn ngự uyển, núi rừng Yên Tử,… Ở đề tài chiến tranh cách mạng, các tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng, Đối chiến của Khuất Quang Thụy, Mùa hè giá buốt của Văn Lê, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thượng Đức của Nguyễn Bảo,
Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh,… lại tràn ngập
khung cảnh chiến trường với những trận đánh, vũ khí, phiên hiệu,…
Khơng chỉ dụng công mô tả không gian sinh động, các tác phẩm tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 đã thể nghiệm sử dụng những lớp ngôn từ đời thường, góc cạnh để khắc họa nhân vật, tạo dựng khơng khí thế sự chân thực. Phù hợp với hệ thống điểm nhìn phân cấp và khát vọng xây dựng những nhân vật sống động, ngôn ngữ đã thực sự tham gia đắc lực trong việc khắc họa nhân vật, tạo dựng thế giới khi khoảng cách sử thi đã được tháo dỡ. Đây là một trong những dẫn liệu tiêu biểu cho khuynh hướng này: Trong Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ma Văn Kháng xây
dựng nhân vật Ông Lại, vốn là đồ tể ba toa cuối phố, vì “có cơng” “chạy ra đón bộ đội vào giải phóng thị xã” thế là trở thành một người đã tham gia cách mạng. Chính vì thế, ơng càng tỏ uy quyền bao nhiêu thì lại càng thể hiện sự ấu trĩ, vơ văn hố bấy nhiêụ Đây là lời ông phát biểu trong buổi khai giảng năm học đầu tiên của một trường Trung học: “Hôm nay, thị xã ta khai giảng trường cấp 3, rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp 4, cấp 5, cấp 6. Cũng giống như Tỉnh ta có giống lợn lai kinh tế nhiều nạc, tăng trọng nhanh”. Chưa hết, cực điểm của màn bi hài là ơng đã hùng hồn tun bố trước tồn thể giáo viên và học sinh “Trí thức khơng bằng cục cứt chó khơ đâu, các người hãy nhớ lấy”! Trong ngơn từ của vị Bí thư này, tầng lớp trí thức tiểu tư sản chỉ là “cái sinh thực khí tức là cái của thằng đàn ơng. Nghĩa là xung trận thì nó được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó lại ỉu xìu như thằng đã chết trôi”. Với hệ thống ngôn từ thô nhám như thế, Ma Văn Kháng đã lột tả được chân dung của ông “quan Lại” sống động, chân thực và sắc nét. Chân dung đó được tái hiện rõ ràng hơn qua cuộc đối thoại giữa ông với Tự tại trường trung học số 5: “- Anh có được người ta dạy chủ nghĩa Mác khơng? Có hiểu linh hồn chủ nghĩa Mác là gì khơng? / - Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo hoàn thiện, là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị. Lịch sử là một dịng chảy tự nhiên, ở ngồi ý chí cá nhân. Là dịng
chảy vơ thức xã hộị / - Ngu! linh hồn chủ nghĩa Mác là chuyên chính! / - Người xưa nói: Ngựa vì buộc nó bằng giàm, ách nên nó mới lồng lên hung hăng. Trị người như trị ngựa, làm trái nhân tính sẽ gây rối loạn. / - Im đi! Vừa phong kiến mà sặc mùi tư bản là anh! Cút!”. Những thể nghiệm ngơn ngữ như thế có thể bắt gặp trong tác phẩm khác của Ma Văng Kháng, Chu Lai, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng,… như là biểu hiện cho những nỗ lực trên hành trình xây dựng thế giới đa dạng, sinh động và chân thật như nó vốn có.
Tiểu kết Chương 3: Ở Chương 3, chúng tôi đã phân tích và chỉ ra cơ chế tạo
sinh, vận hành bức tranh thế giới trong tiểu thuyết thể nghiệm mơ hình mơ phỏng từ sau năm 1986. Với sự cam kết về một thế giới chỉnh thể, toàn vẹn, đơn trị về nghĩa, tạo lập ảo giác về thế giới có thực, các nhà tiểu thuyết mô phỏng đã tạo lập bức tranh thế giới đặc thù chuyên chở bài học, bức tranh thế giới bổ đôi với những đường ranh giới vững chắc. Để tạo lập mơ hình thế giới như vậy, các tác giả tổ chức tác phẩm với sự phân cấp và thống nhất các hệ thống chủ đề, trao cho sự kiện vị thế quan trọng trong tổ chức truyện kể. Cùng với đó, xu hướng nhân vật phân tuyến, nhân vật phức hợp và hệ thống trần thuật phân cấp, mơ tả phong cách hóa là những thể nghiệm quan trọng nhằm xây dựng thế giới tuyến tính, sáng rõ. Tất nhiên, trong sự đổi mới hướng về thế sự, phá dỡ khoảng cách sử thi, tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 đã có những cách tân đáng kể trong khung khổ chế định của tư duy hiện thực với nỗ lực chiếm lĩnh và biểu hiện cuộc đời trong vẻ đẹp sinh động và thường hằng của nó. Những thể nghiệm cách tân như thế là sự nối tiếp truyền thống đã được tạo dựng trong tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1945, vốn đã được chuyển hướng, quy phạm hóa theo tư duy sử thi trong giai đoạn ba mươi năm chiến tranh. Hành trình đổi mới mơ hình hiện thực mô phỏng sau năm 1986 là một xu hướng lớn, mang lại khơng ít giá trị đã được khẳng định, là tiền đề để các cây bút tiểu thuyết tiếp tục với những thể nghiệm mang tính đột phá khi sáng tạo mơ hình hiện thực sắp đặt mà chúng tơi sẽ trình bày trong chương tiếp theo của luận án.
Chƣơng 4
MƠ HÌNH HIỆN THỰC SẮP ĐẶT
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1986