Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Bản chất mô hình hiện thực mô phỏng trong tiểu thuyết Việt Nam sau
3.1.2. Mô hình hiện thực mô phỏng và bức tranh thế giới
Văn bản truyện kể là một hiện tượng ngữ đoạn. Việc biến những điều nhìn thấy trong thế giới hiện thực thành văn bản truyện kể tất yếu sẽ phóng đại tính tổ chức. Theo IụM. Lotman: “Quá trình kể chuyện bao giờ cũng loại bỏ vết tích hiện thực của chiêm bao ra khỏi kí ức của chúng ta, và con người thấm nhuần niềm tin, rằng anh ta quả đã nhìn thấy chính cái điều mà anh ta kể lạị Sau đó, văn bản kể lại bằng lời sẽ lưu lại trong kí ức của chúng tạ Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của quá trình ghi nhớ: văn bản được tổ chức bằng ngôn từ bao giờ cũng bị đánh bật ngược trở lại với các hình tượng thị giác được lưu giữ trong kí ức và được ghi nhớ trong hình thức trực quan. Cấu trúc trần thuật thị giác, loại trần thuật kết hợp với tình cảm hiện thực vốn là đặc tính của mọi thứ có thể nhìn thấy và mọi khả năng văn phạm của cái phi thực tế được sáng tạo ra như vậỵ Đây chính là chất liệu tiềm tàng của sáng tạo nghệ thuật” [108, tr. 82]. Trong cấu trúc của văn bản truyện kể, song hành cùng quá trình chuyển đổi từ tư duy hình ảnh thành tư duy khái niệm, một mặt, không tách rời với bức tranh thế giới được miêu tả, đồng thời gắn bó chặt chẽ với tương quan ý thức, hướng từ người này đến người khác. Vì vậy, việc xem xét mô hình thế giới gắn bó quan thiết với vị thế của các chủ thể giao tiếp, cho phép người nghiên cứu khát quát thành các loại hình cụ thể.
Với vị trí ưu thắng của chủ thể sở đắc chân lý, bức tranh thế giới của tiểu thuyết mô phỏng từ sau năm 1986 là mô hình đặc thù chuyên chở bài học. Bàn về mô hình bức tranh thế giới dụ ngôn trong tương quan với cổ tích và giai thoại, V.Ị Chiupa cho rằng: “Bức tranh thế giới được mô hình hóa trong dụ ngôn chính là trách nhiệm lựa chọn tự do với tư cách là thẩm quyền tồn tại của những nhân vật có lập trường nhân sinh nào đó. Đó là bức tranh quyết đoán về thế giới, nơi mà hành vi lựa chọn do nhân vật thực hiện (hay phạm tội) không phải là sự định sẵn của số phận, mà là một giới luật luân lý nào đấy, chính cái giới luật này tạo thành cái
“minh triết” trong lời răn dạy của dụ ngôn. Dụ ngôn không trần thuật về những sự kiện vô tiền khoáng hậu trong đời sống cộng đồng (cổ tích) hay đời sống cá nhân (giai thoại), mà trần thuật về những hành vi chuẩn mẫu trong những tình huống chuẩn mẫu, về những gì, theo quan niệm của những người cùng tham dự vào diễn ngôn dụ ngôn, vẫn thường xuyên xảy ra và xảy ra với nhiều ngườị Theo tư tưởng của S.S. Averinsev, ở đây, các nhân vật hành động hiện lên trước mắt ta giống như “các chủ thể lựa chọn luân lý, chứ không phải “khách thể” của sự “quan sát thẩm mỹ” (nhân vật trong cổ tích và giai thoại đúng là như vậy). Mọi hành vi của các nhân vật ấy trong dụ ngôn đều là sự hiện thực hóa sự lựa chọn này (không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ trong văn bản, nhưng bao giờ cũng ngầm hiện diện trong quan niệm nhân sinh của nhân vật)” [37]. So với giai đoạn 1945 – 1975, tiểu thuyết theo mô hình hiện thực mô phỏng thời kỳ đổi mới đã có bước chuyển biến, đổi mới cấu trúc nền móng của truyện kể. Tiểu thuyết thời kỳ này đã chuyển đổi cấu trúc truyện kể sử thi, cổ tích, nơi mà cả người kể và người nghe đều biết rõ về câu chuyện, sang cấu trúc truyện kể tiểu thuyết, nơi mà khởi đầu là một câu chuyện mớị Trong bức tranh thế giới tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986, chủ thể truyện kể chiếm vị trí ưu thắng, kể cho độc giả nghe những câu chuyện của mình. Và như thế, bức tranh thế giới hiện lên như một sinh thể ẩn chứa bài học, có khi hiển lộ, có khi ẩn tàng. Ví như, đọc Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, ta thấy Nguyễn Xuân Khánh không chủ ý làm sinh động thêm cho lịch sử theo con đường phục dựng chính sử bằng ngôn ngữ tiểu thuyết, mà trước tiên và trên hết, đó là những câu chuyện về những con người được soi chiếu trong hàng loạt tương quan, với vận mệnh dân tộc, với những chảy trôi của dòng đời, với những khao khát riêng tư đầy giới hạn,… Ta hiểu vì sao, Nguyễn Xuân Khánh lại lựa chọn những giai đoạn lịch sử chứa đựng nhiều khoảng trống, đứt gẫy trong tâm thức cộng đồng làm bối cảnh cho truyện kể của mình. Ta hiểu vì sao, ở Hồ Quý Ly, lịch sử biên niên được đưa xuống bình diện thứ hai để làm nổi bật tương quan giữa các mối quan hệ, sự va đập không ngừng của những sự lựa chọn tư tưởng, lối sống và thái độ ứng xử; hiểu vì sao ở Đội gạo lên chùa, trong cả một trường thiên lịch sử của giai đoạn từ kháng chiến chống Pháp đến khi thống nhất đất nước, Nguyễn Xuân Khánh lại quan tâm và nhìn nó như một thời “bão nổi can qua”;... Khảo sát tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân, Chu Lai, Nguyễn
Xuân Khánh, Võ Thị Hảo,… có thể thấy rõ, những bài học lịch sử, đạo đức, nhân thế,… là chiều sâu quy định bức tranh thế giới và ngôn ngữ nghệ thuật chuyển tải bài học đặc thù của tiểu thuyết mô phỏng ở Việt Nam từ sau năm 1986.
Quy tụ dòng vận động vô thủy vô chung của cuộc đời vào tổ chức truyện kể nhân tạo nhằm chuyển tải bài học, như một tất yếu sẽ chi phối, tạo dựng mô hình bức tranh thế giới bổ đôi, nhất nguyên về nghĩa: “Nhà văn thông qua tác phẩm của mình, muốn đề xuất, thậm chí là áp đặt một quan điểm, một cách nhìn và cách sống nào đó đối với người đọc. Nhà văn khi ấy luôn mang tham vọng là bá chủ phần hồn của độc giả” [19, tr. 103]. Trong sự vận động của mô hình hiện thực mô phỏng từ sau năm 1986, tiểu thuyết lịch sử là một hiện tượng độc đáo, là tâm điểm và có những cách tân căn bản. So với giai đoạn trước, tiểu thuyết lịch sử thời kỳ đổi mới đã xác lập hai hướng đi quan trọng, từ đó đổi mới quan niệm và mô hình hiện thực. Hướng đi thứ nhất, các tác giả tiếp tục nới rộng tương quan giữa hiện thực lịch sử và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Mặc định chính sử được ghi chép là sự thật (mặc dù những thành tựu nghiên cứu diễn ngôn đã chỉ ra tính chất bấp bênh của luận điểm này), có thể thấy những bộ tiểu thuyết đồ sộ của Hoàng Quốc Hải (Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý) là việc kể lại, làm sống dậy câu chuyện của lịch sử. Vị thế của những sự kiện đã được ghi chép trong chính sử là nền móng cấu trúc truyện kể lịch sử biên niên của Hoàng Quốc Hảị Mặc dù tác giả đã có ý thức sáng tạo, đưa ra những cách nhìn, cách đánh giá, đối thoại, giải minh lịch sử, nhưng rõ ràng, dụng công ấy là không đủ để vượt thoát khung khổ của một câu chuyện mặc định đã biết giữa người kể và người nghẹ Đây thực chất là sự tiếp tục con đường đi của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước, với sự gia tăng các yếu tố thế sự, đời tư trên cơ sở trung thành với chính sử. Ở hướng đi thứ hai, lịch sử hiện diện trong tiểu thuyết với vai trò khung cảnh, để trên cơ sở đó, các tác giả kể câu chuyện của cá nhân mình. Tiêu biểu cho xu hướng này là các tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo;
Minh sư của Thái Bá Lợi;… Ở những tác phẩm này, lịch sử đóng vai trò là khung bao trùm, là phông nền của truyện kể, chứa đựng sự co giãn, lỏng lẻo, tạo điều kiện để nhà văn hư cấu truyện kể. Trên cơ sở đó, nhà văn kiến tạo bức tranh thế giới của riêng mình với sự đan xen các mạch truyện, các chủ thể lựa chọn để làm nổi bật bài học dụ ngôn lịch sử trong tác phẩm. Dù quan niệm và cách thức xử lý chất liệu lịch
sử trong tác phẩm là khác nhau nhưng ở cả hai xu hướng nổi lên rất rõ sự chi phối của cảm hứng thế sự, đời tư. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ đổi mới vắng bóng những câu chuyện ngợi ca anh hùng dân tộc, những tấm gương tiết liệt hay phê phán những nhân vật phản trắc, yếu hèn, để lại vết nhơ trong lịch sử và tâm thức cộng đồng. Xuyên suốt trong bức tranh thế giới của tiểu thuyết lịch sử từ sau năm 1986 là những va xiết của bảo thủ - cách tân; tình yêu – hận thù; ý chí cá nhân – định mệnh;… Cục diện thế giới bổ đôi như thế cũng dễ dàng bắt gặp trong dòng mạch tiểu thuyết thế sự từ sau năm 1986, trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng,… Dựa trên lập trường thế sự, kể câu chuyện từ góc độ thế thái nhân tình, cho hôm nay và vì hôm nay là cốt lõi tạo dựng diện mạo hiện thực đa chiều, đầy lỡ dở trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986. Đây là một thành tựu quan trọng trong hành trình đổi mới mô hình tiểu thuyết mô phỏng thời kỳ đổi mớị
Trên hành trình cách tân mô hình thẩm mỹ tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn ba mươi năm chiến tranh, chắp nối và tiếp tục con đường đổi mới thể loại giai đoạn đầu thế kỷ, tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nhìn nhận, cắt nghĩa, lý giải đời sống như trạng thái vốn có của nó. Tiểu thuyết giai đoạn này đã có những đổi mới trong việc xử lý chất liệu hiện thực, với việc nới rộng biên độ, đặt trọng tâm khám phá bức tranh hiện thực rộng lớn, đa chiềụ Trong dòng vận động, đổi mới tư duy tiểu thuyết, với nhãn quan và cảm hứng phê phán, thế giới hiện lên không còn rõ ràng, rành mạch với những đường phân tuyến bất di bất dịch. Khát khao nghệ thuật biểu hiện cuộc sống như nó vốn có đã hòa vào xu hướng dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, thôi thúc các nhà tiểu thuyết thời kỳ đổi mới băng mình vào hành trình tìm tòi, biểu hiện sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống, của con ngườị Tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986 không những chỉ hướng về những vấn đề của lịch sử, quá khứ mà mà còn nhìn nhận, biểu hiện những vấn đề nhân sinh đương đạị Chưa bao giờ người ta thấy các biểu hiện bất toàn của cuộc đời lại xuất hiện nhiều như thế. Tất cả hiện lên trong sự nghiền ngẫm, trăn trở, được đặt trong những tương quan mới, không còn là cái nhìn đơn chiều, nhất diện. Diện mạo thế cuộc trong tiểu thuyết thời kỳ này là sự đan xen phức tạp những mối quan hệ ứng xử giữa người với người, giữa con người với xã hội, với tự nhiên; giữa đời sống tinh thần, ý thức và vô thức, lí trí và bản năng, tâm linh…
Có thể nói, không chỉ có những đổi mới căn bản trên cơ sở thâm nhập chiều rộng của hiện thực, tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 đã mở ra khả năng khám phá và biểu hiện những bình diện chiều sâu của hiện thực.
Nới rộng khả năng biểu hiện của ngôn ngữ tiểu thuyết mô phỏng, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thử nghiệm nhiều cách thức khác nhau nhằm gia tăng tính đa nghĩa của hình tượng. Tuy nhiên, chính trong hướng mở quan trọng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy khả năng và những giới hạn của đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết theo mô hình mô phỏng. Ở đây, chúng tôi bàn đến cái kỳ ảo và hiện thực tâm linh như một ví dụ điển hình về sự thể nghiệm đổi mới trong khuôn khổ bức tranh thế giới hiện thực mô phỏng. Lê Nguyên Cẩn cho rằng: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáọ Nó có mặt trong văn học dân gian và văn học viết qua các thời đạị Nó tồn tại trên trục ảo và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác nhau của tưởng tượng… Yếu tố kỳ ảo trong văn học tạo nên sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ, tạo ra sự do dự, phân vân trong lòng độc giả. Nó là quãng lặng, là sự ngắt mạch, là sự xâm lấn của cái siêu nhiên trong cuộc sống đời thường, là sự xâm lấn của cái phi logic trong một thế giới logic” [31, tr. 56]. Lê Huy Bắc khi tiến hành phân chia và nhận diện các giai đoạn phát triển khác nhau của văn học huyễn ảo đã khẳng định, cái kỳ ảo xuất hiện ở giai đoạn thứ hai, “bao gồm thời kỳ cận, hiện đại, với nguyên tắc người kể luôn cố thuyết phục người đọc rằng câu chuyện của mình kể là có thật và cái kì ảo luôn tồn tại với mục đích gây nỗi hoang mang, sợ hãi cho người đọc” [19, tr. 18]. Cái kỳ ảo xuất hiện cùng với sự đổi mới tư duy hiện thực của tiểu thuyết, nhưng từ chiều sâu, sự thể nghiệm ấy chỉ góp phần nới rộng mà không thể phá dỡ khung khổ thống nhất của thế giới với những đường phân giới rõ ràng. Thế giới của những cái kỳ ảo, của ma quỷ luôn ngăn cách với thế giới của con ngườị Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, thế giới của những hồn ma ở không gian núi Ông Bụt, Giếng Chùa: “Ai may được ngọc Giếng Chùa/Rủi ai núi Bụt thả bùa ma trêu”. Đó là hai thế giới mở đầu cho truyện kể. Trạng thái tĩnh tại của thế giới bị phá bỏ bởi Giếng Chùa cạn, núi ông Bụt bị bạt phẳng, và thế là bắt đầu có sự lấn ranh giữa hai thế giớị Quềnh phạm vào thế giới của ma quỷ và phải nhận cái chết. Đến khi ma tràn vào làng thì đến lượt cô thống Biệu chết. Sự đảo lộn thế giới mang màu sắc liêu trai như thế chỉ đạt được
hiệu ứng làm cho thế giới có hình bóng đối âm của nó chứ không thay đổi về bản chất. Thế nên cuối tác phẩm, khi hai người trẻ của hai dòng họ cựu thù đến với nhau cũng là lúc thế giới trở về trạng thái tĩnh, truyện kể kết thúc và người đọc tin rằng, thế giới của ma và người sẽ lại phân định không thể lẫn lộn. Thể nghiệm cái kỳ ảo nhằm gia tăng một bình diện song chiếu của bức tranh thế giới như thế cũng có thể bắt gặp trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Dòng sông mía của Đào Thắng, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái,.... Thể nghiệm cái kỳ ảo như thế là một xu hướng đột phá trong nỗ lực mở rộng biên độ bức tranh thế giới trong tiểu thuyết mô phỏng thời kỳ đổi mớị Tuy vậy, như chúng tôi đã đề cập, với sự chế định của mối quan hệ liên chủ thể đặc trưng của mô hình hiện thực mô phỏng, thế giới kỳ ảo luôn vạch một đường biên không thể trộn lẫn với thế giới của con ngườị