Lai ghép các hình thức thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 131 - 134)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mơ hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.2.3. Lai ghép các hình thức thể loại

Lai ghép và pha trộn thể loại là khả năng ưu trội của thể loại tiểu thuyết như chúng tơi đã trình bày ở Chương 2 của luận án. Hình thức này đã xuất hiện trong tiểu thuyết theo mô hình hiện thực mơ phỏng ở Việt Nam. Các tác giả có thể đưa vào tiểu thuyết các hình thức thể loại thơ, nhật kí,… để khai thác triệt để đặc trưng của các thể loại này trong việc khám phá và nắm bắt chiều sâu của hiện thực cuộc sống. Hình thức lai ghép và pha trộn các thể loại trong tiểu thuyết sắp đặt mang hình hài và bản chất khác biệt. Bản thân các thể loại được đưa vào tiểu thuyết không chỉ được đẩy lên mức cực hạn, khiến các mạch truyện liên tục vỡ vụn mà đích đến của nhà nghệ sĩ khơng phải là cá biệt hóa, làm sâu sắc thêm cho bản thân câu chuyện hay nhân vật truyện kể. Nó được sử dụng trong cảm quan về tính chất phân mảnh của thế giớị Các cây bút tiểu thuyết tạo lập thế giới sắp đặt sử dụng hình thức lai ghép thể loại như một phương tiện quan trọng nhằm tổ chức văn bản, tổ chức truyện kể.

Thiên sứ của Phạm Thị Hoài là tác phẩm sớm nhất thể nghiệm lai ghép các hình thức thể loại như một nguyên tắc tổ chức truyện kể trong dòng vận động cách tân của tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986. Không chỉ tổ chức truyện kể thành những mảnh ghép tương đối độc lập như trên chúng tơi đã phân tích, Phạm Thị Hồi còn thể nghiệm lai ghép các thể loại dị biệt, trong đó tiêu biểu là kịch, thơ, nhật ký. Ngoại trừ sự lai ghép trong trần thuật ở từng chương, Phạm Thị Hoài đã tổ chức riêng “Chương 15: Thơ Ph” gồm trọn vẹn bài thơ văn xuôi của thi sĩ Ph với những câu kiểu như: “Xin lồi hoa tím dịu dàng rơi trong lễ cầu siêu dài như thể anh yêu em như thể vịm trời hạ chí trong xanh khủng khiếp này đã đổ nỗi đắng cay và thương cảm theo mỗi bước em đi cho cơn đau thắt ngực của anh khiến câu thơ gãy đổ vẫn rung trùng điệp sắc bằng lăng trên áo em chảy về vô tận…”. “Chương 18: Nhật ký chị Hằng” trọn vẹn là những trang nhật ký không ghi ngày tháng của Hằng, chị song sinh của Hồị “Chương 19: Hành trình magellan” là vở kịch mini với 3 nhân vật: ông chủ nước đá, ông chủ số đề và nhà thơ với bối cảnh ở bên trong song sắt. Đối thoại kịch không giải thích chiếm trọn vẹn chương nàỵ Sự lai ghép thể loại được thể nghiệm đậm đặc như thế đã làm bổi bật lên bề mặt dấu ấn tạo tác chủ quan quá khổ, khắc sâu vào những vênh lệch giữa lời và vật, đẩy thế giới người

chìm sâu trong hư ảo, cắt đứt tính mạch lạc truyện kể và thay thế bằng những ám gợi thiên về cảm giác.

Sau Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã có nhiều tìm tịi, khắc sâu tính chất liên văn bản, lai ghép thể loại như một nhân tố cực đoan của mảnh ghép trong tổ chức truyện kể. Có thể kể đến những thể nghiệm của Nguyễn Viện, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đặng Thân,… với những thể nghiệm độc đáo và đa dạng. Lai ghép thể loại trong tiểu thuyết của từng tác giả được thể nghiệm gắn với phong cách, mức độ và hiệu ứng thẩm mĩ khác nhaụ Dưới đây, chúng tơi tập trung phân tích sự đan ghép thể loại ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để chứng minh, liên văn bản và lai ghép thể loại thực sự đã trở thành một thủ pháp quan trọng trong nỗ lực tổ chức sự hỗn độn của diễn ngơn và sự bất tồn của cõi thế.

Nguyễn Bình Phương là nhà văn rất có ý thức trong việc lồng ghép các hình thức thể loại trong sáng tác của mình. Đặc sắc nhất trong nỗ lực này của nhà văn là sự lai ghép phong cách các thể loại dị biệt. Thay vì dán ghép các thể loại trong hình thức nguyên phiến thì Nguyễn Bình Phương lại chủ trương tạo dựng mạch truyện kể theo phong cách của các thể loại khác. Chúng tôi muốn nhắc tới trường hợp tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn. Nguyễn Bình Phương tổ chức truyện kể này theo hình thức dịng ý thức như chúng tơi đã phân tích, nhưng ở chiều hướng khác, tác giả sử dụng những đặc trưng thể loại nhật ký và thơ để kể truyện. Dấu ấn của nhật kí bộc lộ rõ trong tính chất riêng tư, chủ quan của em với những gì cơ nhớ, nhìn và cảm thấy và được trình bày trong hình thức tỉnh lược sự kiện. Đây là những câu văn như thế trong tác phẩm này: “Chẳng mấy tháng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuổi”; “Bốn rưỡi rời cơ quan”; “Sang bát tràng”; “Đi chợ”; “Đột ngột mưa”; “Bạn cũ tự tìm lại”; “Hồi nghỉ ốm”; “Bà già độc thân chết”; “Lấy xe đến phố Bà Triệu”; “Ngày sinh nhật hoa rụng nhiều”; “Điện thoại ra ga đặt vé”; “Trở trời”; “Thành phố lên đèn”; “Bảy giờ ba phút tàu rời ga”;… Bên cạnh đó, trong Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình

Phương cũng tổ chức truyện kể nương theo nhịp điệu, khiến tác phẩm nổi bật như một bài thơ dài đầy sức gợị Đây một số đoạn văn tiêu biểu: “Nói nhanh, âm trong veo, không chịu rè đi ngay cả lúc đã mệt mỏi, chán nản. Giọng ấy tự nó ngân nga vang vọng, xốy vào tình cảm cho dù ngơn ngữ cứ sắc lạnh. Mắt thông minh, cong

với làn da mỏng và chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh, tinh quáị Cái ấy mẹ cha chẳng can thiệp, nó là của trờị Giọng nói của trời, làn da của trời, con mắt của trờị Vào thời điểm bất chợt nào đó, đem những thứ của trời ấy dâng cho người mình yêu, như một sự bày tỏ, một đền đáp, một ân huệ vụng trộm”; “Tiếng chuông nhà thơ ngân lên, khoan thai trong sạch, trên đầu mọi người, trên nóc nhà, ngọn cây lẫn trong bầu khơng khí tràn ngập ngắng rồi thư thả xa dần. Một đoàn người thanh khiết nối nhau đi thấp thoáng giữa những đám mây ngả vàng bởi nắng chiềụ Đi mà không nghĩ khơng nói”;… (Trí nhớ suy tàn). Sự pha trộn thể loại như thế cũng có thể bắt gặp ở

Thoạt kỳ thủy. Nhà văn dành phần “Ạ Tiểu sử” để trưng bày các nhân vật, chi tiết

đến cả thành phần xuất thân như trong những vở kịch. Ngoài ra phần “C. Phụ chú” lại ghi truyện ngắn “Và cỏ” của lão Phùng và những giấc mơ của Tính và Hiền. Tuy nhiên, trong phần chính “B. Chuyện” lại tuyệt nhiên chẳng có những đối thoại và xung đột kịch mà lại nổi lên bình diện của thơ với phép lặp dày đặc của máu, trăng và mắt chó. Việc đan ghép liên tục các hình thức thể loại như chúng tôi đã khẳng định, một mặt chia tách truyện kể thành những mạch độc lập, những mảnh vỡ, và trên hết là găm vào thẩm mĩ tiếp nhận những ám ảnh nhân sinh hoang hoảị

Trong bức tranh tiểu thuyết sắp đặt Việt Nam sau năm 1986, Thuận là nhà văn thường xuyên có ý thức thể nghiệm những lai ghép thể loạị Chinatown được tổ chức trên cơ sở đối ứng nhịp điệu của thơ. Pari 11 tháng 8 lại là sự lai ghép đặc biệt dày đặc các trích dẫn báo chí, tiểu luận xã hội học. Hai mươi hai chương của tiểu thuyết đều được mở đầu bằng mẩu tin báo chí được trích dẫn vào khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2003 đến năm 2005, đóng vai trị như những lời đề từ. Dựa vào đặc trưng của thể loại phi hư cấu nhưng hiệu ứng sau hai mươi hai trích báo chí lại là sự vênh lệch, không sáng tỏ. Các mẩu tin sau trước không ngừng bác bỏ lẫn nhau khiến cho tiểu thuyết thêm một lần bị mờ hóa bởi hiệu ứng “nhiễu”. Sự ứ trệ của các hệ thống thông tin bất minh như một ẩn dụ về tác nhân nhấn chìm những con người bé nhỏ như Lan, Liên vào sự trôi dạt đến cùng quẫn của phận ngườị

Tiếp nối hành trình khai thác khả năng dung hợp thể loại trong tổ chức truyện kể tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986, Đặng Thân là nhà văn đã đẩy vấn đề đi xa nhất với vô vàn những gá ghép, để rồi thốt ra khỏi nó trong sự tươi mới, nhẹ nhàng. Đọc tác phẩm, ngay trên bề mặt từng trang văn bản, người đọc đã trải

nghiệm ngay hiệu ứng thị giác với việc khai thác rất nhiều kiểu phông chữ khác nhau được dệt nên bởi sự cố tình của tác giả. Ký hiệu mạng internet, những đường link, những trích dẫn, ảnh minh họa, đồ thị, tiếng Ả rập, những bài trả lời phỏng vấn của tác giả, thơ, email, bình luận của người đọc,… dường như vẫn chưa thỏa ý đồ của tác giả, bởi nhà văn còn cố tình đánh dấu các chương, phần của mình bằng những phơng chữ rất phức tạp, thậm chí kết thúc mỗi phần bình luận của các nitizen, nhà thơ còn hú họa bằng mấy câu vần được viết dưới dạng thư pháp,… Tất cả hiển lộ trên văn bản một thái độ phân mảnh, chơi dỡn đầy ý thức. Hình thức hỗn độn, bất tồn ấy đã lột tả tuyệt vời một khối lượng tri thức khổng lồ nhưng đầy sức sinh sơi, mang chứa trong nó tính hỗn độn nhưng tràn đầy năng lượng tạo sinh của dịng đời như vốn dĩ.

Qua những phân tích trên đây có thể khẳng định, dung hợp, lai ghép các hình thức thể loại với mật độ lớn, thường xuyên là một sáng tạo rất đáng chú ý trong tổ chức truyện kể của các nhà tiểu thuyết thể nghiệm mơ hình hiện thực sắp đặt từ sau năm 1986. Những thể nghiệm này là khác biệt về chất so với sự vận dụng của các nhà tiểu thuyết mô phỏng. Sự thể nghiệm này gắn với ý thức phá hủy sự thống nhất các cấp độ truyện kể, phân tán vô vàn mảnh ghép trong nỗ lực phục dựng bản chất hỗn độn của cuộc đờị

4.3. Nhân vật truyện kể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)