Xu hướng tẩy trắng và mơ hình nhân vật phân rã

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 134 - 138)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mơ hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.3.1. Xu hướng tẩy trắng và mơ hình nhân vật phân rã

Trong xu hướng chối từ con đường phức thể hóa nhân vật, tiểu thuyết sắp đặt sau năm 1986 thể nghiệm tẩy trắng và dụng ý phân rã nhân vật theo mơ hình tự sự truyền thống. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đặng Thân,… vắng bóng những bình diện tâm lý, tính cách. Nhà văn nỗ lực phá hủy mối quan hệ giữa sự phát triển tính cách với hồn cảnh, từ chối miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Và như một hệ quả tất yếu, khi những bình diện quan yếu của con người bị tẩy trắng, sẽ khơng thể tìm thấy những nhân vật điển hình, vạm vỡ trong thế giới nghệ thuật của các nhà tiểu thuyết theo mơ hình hiện thực sắp đặt. Giờ đây, nhân vật chỉ còn tồn tại như những mảnh vỡ, đó có thể là những mảnh vỡ về tâm trạng, không gian, thời gian,… “Nhân vật không phải là sự mơ phỏng một con người sống thật. Đó là con người tưởng tượng. Một

cái tơi thử nghiệm” [96, tr. 41]. Chối bỏ truyền thống để làm mới, con đường gian nan ấy đã khẳng định những tìm tịi, thử nghiệm đa dạng, đáng trân trọng của các cây bút tiểu thuyết đương đạị

Sự hài hòa sống động của nhân vật truyền thống trong tiểu thuyết mô phỏng bị tháo rời cùng với nghệ thuật tô đậm những mảnh vỡ dị biệt là đặc điểm đầu tiên trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết sắp đặt. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái lựa chọn phương thức phóng đại hóa, tơ đậm từng mảng, khiến cho nhân vật của ông trở nên mất cân đối, hiện diện trong những nhân dạng nghịch dị. Bà mẹ được nhà văn vẽ: “Năm lần lấy chồng, năm lần ly dị, mỗi lần ly dị được một cái nhà. Chồng đầu tiên được một cái nhà để xẹ Chồng thứ hai được chia đôi căn phịng hai mươi sáu mét vng. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng haị Chồng thứ tư được chín mét vng phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao”. Câu nói cửa miệng của bà khi “ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều chén được” là: “Về làm gì, ở lại đây ngủ cho vui”. Họa sĩ Chuối Hột được miêu tả: “Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lơm lốp như thân chuốị Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời” (Mười lẻ một đêm).

Nhân vật trong tiểu thuyết sắp đặt sau năm 1986 bị tác giả tẩy trắng hầu hết những đường viền lịch sử. Tập trung trong tiểu thuyết của các cây bút thể nghiệm sắp đặt là những nhân vật bị xóa bỏ tên, xóa bỏ nhân thân, pha lỗng và triệt tiêu các yếu tố tâm lý, tính cách. Việc xóa bỏ này được các tác giả thực hiện một cách chủ ý và rốt ráọ Trong tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương để nhân vật Khẩn

dùng “kĩ thuật bàn phím” để ngẫm ngợi, tận hưởng về sự biến mất danh tính của mình: “Gõ được khoảng ba trăm chữ, Khẩn nhìn lại phát hiện ra mình đánh sai quá nhiều vì thế phải đối chiếu lạị Khẩn nhấn phím xóa từ trái sang để xóa các câu thừạ Những con số xô nhau chạy tới con chỏ đánh dấu rồi biến mất ở đó, làm như cái vạch nhỏ dọc bé nhấp nháy kia là một vực thẳm vô cùng tận. Khẩn buông tay, những con chữ dừng lại đột ngột, bàng hoàng, khi Khẩn nhấn tiếp phím thì chúng lại đổ xơ vào cái vạch dọc để rồi biến mất tăm mất tích. Khẩn hình dung ra những kí tự kia là người và một kí tự bị xóa đi, biến mất thì cuộc đời này lại dở dang thêm một chút, vô nghĩa thêm một chút. Ý nghĩ ấy thơi thúc Khẩn đánh tên mình vào sau

đó tự xóa nó đị Khẩn vừa nhấn ngón tay thì chữ Khẩn chạy xơ tới cái vạch xóa, nó chạy nhanh tới mức Khẩn dừng tay thì chữ k đã bị xóa chỉ cịn hẩn. Khẩn tiện tay nhấn nhịp nữa và còn lại chữ ẩn, Khẩn đọc phần chưa bị xóa thấy càng ngày chúng càng khó hiểu hơn, kì dị hơn và cuối cùng thì chỉ cịn lại kí tự n, nó lóe lên trong đồng tử Khẩn kèm theo tiếng thét thảng thốt đen chói sau đó là cái vạch dọc nhỏ bé nhấp nháy với một khoảng trống lớn phía trước” (Ngồi). Ý nghĩa của việc xóa danh tính của mình như thế cũng là cấu tứ chính của tiểu thuyết này, khi tác giả đặt nhân vật vào hàng loạt những trạng thái tồn tại khác nhau để trải nghiệm nó. Trong Thiên

sứ của Phạm Thị Hồi, nhân vật Hoài đưa ra một bảng phân loại người: “Ngày 2 lần

tôi nghiên cứu những gương mặt, những dáng người ào đến, mất hút, hoặc ào đi, mất hút, trong và ngoài cánh cửa ấỵ Đến bây giờ, tôi vẫn trung thành với bảng phân loại các giá trị của mình về lồi ngườị Chỉ có 2 loạị Người có khả năng âu yếm dịu dàng, và người khơng có khả năng ấỵ [..]. 15 năm trời, bao nhiêu người đã đi qua bảng phân loại của tôỉ Họ là ai, nghề nghiệp, tuổi tác, đẹp xấu, gầy béo, cơng dân hay ngồi vòng pháp luật, trinh tiết hay đã qua đủ cám dỗ, sống vững vàng bằng 2 chân trên mặt đất hay phiêu diêu tận đẩu đâu, đạo tặc hay hiền nhân, nhóm máu này hay nhóm máu khác... Tất cả khơng đáng kể. Hoặc họ biết yêu đương, hoặc không, tiêu chuẩn duy nhất để họ đứng bên trái, hay bên phải tơị Vị trí của tôi là chiếc cửa sổ, quan tịạ Người ta có thể nghiên cứu, sắp xếp và điều khiển nhân loại từ 1 lỗ thủng hình chữ nhật cực kỳ biến ảo như thế, miễn sao tin ở bảng giá trị của mình. Tơi bỏ ngồi tai những cuộc cãi vã vơ tận của chị tơi và đám tình nhân về lẽ đúng, sai, tương đối hay tuyệt đối, vô hạn hay hữu hạn của các hệ quy chiếụ Người ta sẽ còn cãi vã suốt đời về những vấn đề không mấy liên quan tới chủ nghĩa dịu dàng và tình yêu” (Thiên sứ).

Đây là lời giới thiệu mang tính phỏng nhại trong Song song của Vũ Đình Giang: “Cịn tơi là tác giả, giữ cảm nhận trung thực về một thế giới đã biết, và quyết định tạm chia cuốn sách theo những tuyến nhân vật như sau:

- Hai nhân vật chính là H và G.g. Gọi G.g là một phần trong đời sống của H hay H là phân nửa của G.g, đều đúng.

- Kan: Một nhân vật thứ chính. Người mà H lẫn G.g từng yêu sâu sắc, đồng thời là kẻ thù số một của H. Tuy nhiên Kan cũng lại là đối tượng nghiên cứu ưa thích của G.g trong từng giai đoạn.

- p: đó là nơi trống để G.g trút bỏ tất cả mọi suy nghĩ sâu kín mà khơng sợ ai dịm ngó. p vừa chia sẻ, vừa chịu đựng G.g. Lẫn lộn giữa tình thương xót và nỗi ghê sợ.

- camera: thế giới sáng tạo của G.g, đồng thời là một chứng nhân lạnh lẽo về đời sống thật sự của H. Khơng gian mà các nhân vật chính gắn bó, chia sẻ và muốn tiêu diệt lẫn nhaụ Một thế giới lộn nhào!

- Vô vàn những nhân vật phụ lướt qua rồi biến mất trong một vài thời khắc ngắn ngủi nào đó, khơng để lại tăm tích gì…” (Song song).

Vậy là ở đây, nhân vật được nới rộng và đẩy lên cực hạn ở cấp độ kí hiệu, con người và đồ vật, tất cả chỉ là những kí hiệụ “G.g, đó là kí hiệu của tơi, đơi khi tạo hiểu lầm và sinh lắm phiền phức. Một cái tên sáng rõ thì gây cảm giác dễ chịu hơn đấy, nhưng tơi khơng thích. Bởi tôi thuộc về những vùng tăm tốị Kí hiệu thường mang những tầng nghĩa bí ẩn hơn. Nó hợp với tơị Vì thế, hãy gọi tơi là G.g” (Song song).

Nhân vật ln ln bị bóp méo trong nhân dạng dị mọ như thể những ký hiệu đã thể hiện thái độ chấp nhận chung sống với bản chất hỗn độn của đời sống bằng thái độ tích cực và mật thiết của các tiểu thuyết sắp đặt. Nhân vật không chỉ bị phân tán, tẩy trắng mà những yếu tố quan thiết của nó thậm chí được đưa vào tầm nhìn giễu nhại, sắp đặt cố ý mang âm hưởng hài hước. Đơn cử như trong Mười lẻ một đêm, trong vô vàn những nhân vật không tên, không tuổi, khập khiễng trong cõi thế,

hai vị giáo sư bỗng dưng được tác giả hào phóng trao cho hai cái tên, một Xí, một Khỏạ Nhưng rồi hai cái tên ấy chỉ có tác dụng ghép đặt một tình huống bi hài: “Có lần giáo sư Xí đến gọi giáo sư Khỏa đi họp đột xuất. Khơng gặp. Ơng Xí lấy phấn trắng viết lên cửa nhà ơng Khỏa một lời nhắn: “Khỏa thân đến ngay nhà Xí để họp. Nhớ mang theo giấy”. Cẩn thận là tác phong của nhà khoa học, ông viết thêm: “Tồn tổ sẽ họp ở nhà Xí lúc 9 giờ” (Mười lẻ một đêm). Như vậy, sự chối từ dứt khốt mơ hình nhân vật tính cách, nhân vật đa diện, tiểu thuyết theo mơ hình sắp đặt sau năm 1986 đã có những thể nghiệm độc đáo nhằm xây dựng con người như những mảnh vỡ nhỏ nhoi, bất toàn trong thế giới nghệ thuật đầy rẫy đứt đoạn, hư ảọ Những thể nghiệm như thế cản trở những cách đọc truyền thống, vốn dụng tâm chờ đợi và đi tìm những số phận tồn vẹn của nhân vật trong tiểu thuyết mô phỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)