Xu hướng thăm dị và mơ hình nhân vật thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 138 - 141)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mơ hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.3.2. Xu hướng thăm dị và mơ hình nhân vật thử nghiệm

Khước từ vị thế của sự kiện, tiểu thuyết sắp đặt sau năm 1986 đặc biệt nhạy cảm với những trạng thái hiện sinh làm điểm khởi đầu của truyện kể. Milan Kundera đã lưu ý cơ chế này: “Tiểu thuyết khảo sát không phải hiện thực mà là khảo sát cuộc sống. Và cuộc sống khơng phải là những gì diễn ra, cuộc sống là vùng các khả năng của con người, tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì nó có thể. Các nhà tiểu thuyết vẽ nên tấm bản đồ cuộc sống bằng cách khám phá ra khả năng này hay khả năng khác của con ngườị Nhưng phải nói lại một lần nữa: sống, điều đó có nghĩa là: tồn tại – trong – thế giớị Do đó, cần hiểu cả nhân vật lẫn thế giới của nó như là những khả năng” [96, tr. 49]. Nhân vật trong tiểu thuyết sắp đặt tồn tại như những mảnh cơ đơn, khơng cịn chất keo kết dính. Nếu tiểu thuyết mơ phỏng luôn đặt nhân vật trong những mối quan hệ để tự bộc lộ, khẳng định, phát triển, đồng thời thúc đẩy sự vận động của mạch truyện thì trong mơ hình sắp đặt, các nhân vật ln bị bủa vây trong thế giới của riêng mình. Những nhân vật trong

Song song của Vũ Đình Giang bị đóng kín trong khơng gian tăm tối, biệt lập. G.g và

H sợ ánh sáng, sợ đám đông, cùng trốn vào nhau trong những cuồng loạn, nhưng cuối cùng sự chia sẻ, thấu hiểu là điều mãi mãi xa vời, để lại sự cô đơn thống cùng. Các nhân vật trong tiểu thuyết này nhìn nhau, nói chuyện với nhau nhưng khơng bao giờ có sự kết nốị

Tính trong Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương được đặt trong thế giới mà khơng hề có bất cứ sợi dây liên hệ khả dĩ nào với đồng loạị Trong không gian huyền ảo, thế giới trong tác phẩm này đầy rẫy những người điên: “lão điên”, “cô gái Thổ điên”, “mụ điên”, “thằng điên”. “Linh Sơn nhiều người điên, họ hay tụ tập ở cột múa hát í ạ Đợt máy bay đánh, chết một phần bạ Sau, lại có người ở các nơi lân cận đến nhập, thành ra càng đơng hơn” (Thoạt kì thủy). Sinh ra trong u mê, bạo lực, Tính trở thành sinh thể dị mọ. Nhân vật cứ thế chìm đắm trong thế giới với những giấc mơ điên loạn, những ám ảnh bạo lực, ám ảnh trăng và máụ Đáng chú ý, trong tác phẩm này, Nguyễn Bình Phương tập trung khám phá vơ thức chập chờn, điên loạn của Tính như một mạch truyện độc lập, được định dạng bằng kiểu chữ in nghiêng. Thế giới người điên, trạng huống điên được tác giả tập trung tra vấn: “Tính đạp thốc vào lưng lão điên, khiến lão ngã sấp mặt xuống đất. Mắt tính

đỏ hoe soi vào mắt thằng điên. Mắt những người điên mơ màng, cánh mũi họ nhúc nhích đánh hơị

Lão điên: - Mưa xiên khoaị Cô gái Thổ điên: - Lẫy lõi của bà, mày chết. Mụ điên vung con búp bê bện bằng rơm lên: - Nó hót vào giấc mơ của trăng.

Tay mọc đầy rêụ Mặt mọc đầy rêụ Răng mọc đầy rêụ Mắt mọc đầy rêụ Ai lấy lá ngơ mà địỉ Con cú cho bao nhiêu bánh nhá. Mẹ màỵ Bố mày có áo mớị Hiền mua đấỵ Ơng Phùng tưới cho Hiền liên tục. Treo Hiền lủng lẳng trước lềụ Cháu giật đổ. Lớn lên, con này đẹp nhất trần đấỵ Lấy nó đị Thế mà vẫn cườị Cười xong ra bãi cỏ chọc tiết. Ngứa lắm.

Mụ điên: - U chẳng biết gì sất. Một người điên: - Ôi giời, não ruột quá đi mất. Giá thử đừng có ăn lương khơ thì chẳng thế. Ơi giời, não ruột q đi mất. Ôi giời… Thằng điên mới: - Cù nách. Lão điên: - Mưa xiên khoai cơ mà. Mưa xiên khoaị Cô gái Thổ điên: - Mí lỏng à, nó chẳng đặt bánh chưng nữạ Ra nương đị Tính: - Mẹ chúng mày, tao chọc tiết hết. Trăng đen nàỵ Ông Sung đến đấỵ Thằng điên: - Đâu đâu, chó à, đâu đâủ Mụ điên: - Chạm vào cỏ trắng, se sẽ hiện về… Tính: - Ra bãi Nghiền sàng đi, chúng màỵ Thằng điên mới: - Cù nách. Một người điên: - Ôi giời, não ruột quá đi mất. Ôi… Tính: - Nhảy đi, thằng kiạ Tao có cái kéo vàng vàng xanh xanh. Thằng điên ngoắt người, nhún hai chân như sắp baỵ Cô gái Thổ điên cười nắc nẻ. Mụ điên lụi cụi bện lại búp bê. Tính ngồi phệt xuống, mặt chảy xệ. (Thoạt kì thủy).

Phá vỡ những mối quan hệ giữa các nhân vật, tiểu thuyết sắp đặt khơng xem xét tâm lý mà chủ đích thăm dị, nắm bắt như một ý niệm, triết lý, một mối ám ảnh của con ngườị Milan Kundera đã khẳng định mối quan tâm đến cơ chế này của tiểu thuyết hiện đại: “đâu là những khả năng còn lại của con người trong một thế giới mà những quyết định từ bên ngoài trở thành nặng trĩu đến nỗi những động cơ bên trong chẳng còn chút trọng lượng nào nữả” [96, tr. 33]. Cùng với việc nắm bắt những trạng huống hiện sinh làm điểm khởi đầu của truyện kể, tiểu thuyết sắp đặt sau năm 1986 đã tiến những bước quan trọng trên hành trình thăm dị con ngườị Vì thế, có thể hiểu tại sao, trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận,… xuất hiện dày đặc các nhân vật được đẩy đến tận cùng trạng thái của chứng điên, vô thức, giấc mơ, hôn mê, hoang tưởng,… Thế giới của cá nhân cứ

không ngừng bị thu hẹp, bị cắt đứt với đồng loại đồng thời luôn tràn ngập những hoảng loạn, bất an của những thế lực vơ hình rình rập, những ám ảnh khủng khiếp.

Một trong những bình diện hiện sinh nổi bật được các tác giả tiểu thuyết sắp đặt quan tâm thể nghiệm là dục tính. Khơng thể phủ nhận, tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 đã quan tâm nhiều hơn đến phương diện con người bản năng trong xây dựng nhân vật và đây là sự đổi mới so với tiểu thuyết giai đoạn ba mươi năm chiến tranh. Tuy nhiên, thể hiện con người với những khao khát bản năng như thế, các nhà tiểu thuyết mơ phỏng ln đặt nó trong tương quan với các vấn đề đạo đức, thế sự. Những khao khát của Hạnh, của Vạn trong Bến không chồng của Dương Hướng; Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo; Lý trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng;… đều luôn được khn trong mối quan hồi giữ “Kỷ” và “Tha” với vô vàn những được, mất và sự chọn lựạ Tình thế ấy đã hồn toàn khác biệt trong thế giới nghệ thuật của các cây bút tiểu thuyết sắp đặt. Tính dục khơng những được đẩy lên cao độ, dày đặc mà đặc biệt hơn, nó ln gắn với cảm hứng tự khám phá, tự ngắm vuốt, tự quy chiếu và khơng ít những nghịch cảnh bất hịạ Đây là một đoạn văn thể hiện rất rõ xu hướng tự ngắm vuốt hoạt động tính dục thuần túy cá nhân khi khơng cịn đặt trong những vướng bận đạo đức như thế: “Cương đóng sập nó lại, quay sang đã thấy Hoàn bỏ chiếc áo ngoài để lộ bộ ngực trắng hơi sệ xuống gợi đầy ham muốn. Hai người cởi quần áo lặng lẽ từ tốn, tự nâng niu bản thân mình như đó là chiếc bánh dễ vỡ. Da Hồn mát lạnh, mịn màng có mùi thơm. Chân tay họ xoắn chặt nhau, Hồn bị bẻ cong lưng, nửa người trên giường, nửa duỗi thẳng ra nền nhà, tóc đổ tràn xuống, rối tung lên, yết hầu co giật. Tay Hồn chới với tìm chỗ bám trên lưng Cương, mồ hơi rịn rạ Hồn xoay nghiêng người, đẩy Cương về vị trí phía sau, chân hai người lồng khít nhau cựa quậy co giật theo từng cơn hứng” (Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương). Ta có thể dễ dàng bắt gặp những nỗ lực thăm dị dục tính với vơ vàn trạng thái đa dạng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Thuận, Vũ Đình Giang, Nguyễn Đình Tú,… Những trạng thái cực hạn, dị biệt nhất như tình dục đồng giới, khổ dâm, chứng bất lực,... đã được Vũ Đình Giang, Nguyễn Đình Tú thể nghiệm, và đến Đặng Thân, dục tính đơn thuần trở thành những lắp đặt ký hiệụ Nhân vật nhà văn Đặng Thân

kết hợp cùng với Mộng Hường làm cuốn Từ điển 26. Thằng Bớp “tẩn gái” khắp nơi nhưng lại tôn thờ Mộng Hường để đẩy cô nàng vào con đường gái gọi bán chuyên. Và ngay cả ở đây thì sự việc cũng chẳng có gì nghiêm trọng: “Đã quen ăn trắng mặc trơn, giờ mất nhà tài trợ hảo tâm Hường rơi vào cơn khủng hoảng tài chính. Ngun nhân là do em chỉ có một nền kinh tế bong bóng “bubble economy” mà ảnh hưởng của nó đã lan tràn khắp Đơng Nam Á. Cần phải có một chiến lược kinh tế có tầm nhìn thế kỷ, kiểu “tầm nhìn 2010” hay “tầm nhìn 2020” mới được, em tự nhủ. Và cái chiến lược em đi tìm đó lại khơng thể làm gì khác được ngồi khai thác vốn tự có. Đây là nguồn vốn an toàn, tránh được rủi ro, khơng lo gặp những khoản nợ khó địi/nợ xấu (bad debt). Thơi thì phải chấp nhận những chi phí cơ hội (opportunity cost), tăng cái lọ thì phải giảm cái chai” (3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần]).

4.4. Tổ chức trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)