Mô hình hiện thực sắp đặt và vị thế của các chủ thể giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 112 - 115)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mô hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.1.1. Mô hình hiện thực sắp đặt và vị thế của các chủ thể giao tiếp

Chối bỏ việc phục dựng bức tranh thế giới toàn vẹn, khả tín, tiểu thuyết với mô hình hiện thực sắp đặt cam kết với độc giả về một thế giới hư cấu, nhấn mạnh phương diện nhân tạo của truyện kể. Đó là sự chối bỏ kiên quyết tư duy hiện thực mô phỏng mang khuynh hướng giải thích và trình bày thế giới bằng hình thức trật tự của siêu truyện. Kẻ sáng tạo và người đọc tiểu thuyết sắp đặt thay vì mối quan tâm “cuốn sách có nghĩa gì” có xu hướng chuyển sang vấn đề “nó được làm ra như thế nào” [51, tr. 444]. Tư duy nền tảng như thế đã làm thay đổi căn bản vị thế của các chủ thể giao tiếp trong sáng tạo và tiếp nhận tiểu thuyết.

Trong 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] của Đặng Thân, nhà văn đã nhại mô hình tự sự truyền thống và cam kết một thế giới nghệ thuật khác: “Các nhân vật chính của tôi (nhà văn Đặng Thân) thi nhau lên phát biểu làm tôi cứ rối tinh rối mù không thể nào bắt đầu được câu chuyện. Nhân lúc “bà con” mỏi mồm tôi xin được bắt đầu câu chuyện nàỵ Tôi sẽ cố gắng kể mạch lạc nhất có thể (theo kiểu “tuyến tính”) đề bầy tỏ tấm lòng tôn trọng tới các độc giả thân yêụ Tuy nhiên tôi cũng phải xin có lời trước là chẳng may các nhân vật của tôi trong khi sốt ruột hoặc phật ý là họ dễ nhẩy vào kể chuyện cho quý vị và các bạn nghe đấỵ Khi ấy thì, xin lỗi, tôi không thể nào mà kiểm soát được tình hình đâu” (3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần]). Hồ Anh Thái trong Mười lẻ một đêm thì viết ngay từ những dòng đầu: “Có một người đàn ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trền tầng sáu suốt mười một ngày đêm. Mười lẻ một đêm. Và mười lẻ một ngàỵ Chính xác thì không đúng mười lẻ một đêm ngày, nhưng thực sự là bao nhiêu thì độc giả phải theo dõi hết cả cuốn sách mới biết được. Chẳng phải là tác giả giữ mánh hay giấu bí quyết gia truyền mà cái gì cũng phải tuần tự. Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng khoan dung” (Mười lẻ một đêm). Trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, ngoài chương mở đầu “Mở đầu bằng một trận lụt” và

chương kết thúc “Kết thúc bằng một trận hạn hán” thì mười một chương còn lại, tác giả đều trưng bày những lời mặc cả, đóng vai trò giống như những lời chống chỉ định trong lĩnh vực y dược: “Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này”, “Ai sợ chuột đừng đọc chương này”, “Ai báo chí văn thơ đừng đọc chương này”, “Ai giàu xổi đừng đọc chương này”, “Ai rào giậu đừng đọc chương này”, “Ai ăn đất đừng đọc chương này”, “Ai ngại chiến trận đừng đọc chương này”, “Ai làm luật đừng đọc chương này”, “Ai quá sốt ruột đừng đọc chương này”, “Ai giáo sư đừng đọc chương này”, “Ai sợ bãi tha ma đừng đọc chương này”. Trong Thiên thần sám hối, ở phần lời tựa, Tạ Duy Anh viết: “Câu chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì vẫn không saọ Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có tin được hay không” (Thiên thần sám hối). Còn ở Giã biệt bóng tối, tác giả viết: “Câu chuyện mà quý vị sắp được nghe kể lại thuộc số những vụ việc như vậỵ Nó nhanh chóng trở thành câu chuyện truyền khẩu và mỗi người đều có quyền thêm mắm thêm muốị Vì thế tôi không dám chắc về tính nguyên bản của nó cũng như thời gian xảy ra các sự kiện trong truyện” (Giã biệt bóng tối). Sự cam kết về một thế giới bất khả tín, bất toàn, tản mạn, mù mịt hư vô của các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 là sự thay đổi tư duy hiện thực mạnh mẽ, dứt khoát chia tay với trạng thái “tĩnh” của cái đã xong xuôi, đã biết để hòa nhập vào trạng thái “động” của bản thân đời sống.

Gắn liền với mô hình thế giới sắp đặt là sự ưu thắng của chủ thể không mang chân lý, chủ thể giai thoạị Chiupa cho rằng: “Trần thuật giai thoại luôn tạo ra bức tranh thế giới nhất thời (ngẫu nhiên), chiết trung, rắc rối; với tính bất thường và đáng ngờ theo kiểu “carnaval” của nó, bức tranh ấy bác bỏ, bóp méo, chế giễu mọi thứ nghi lễ và quy ước bất di bất dịch, đầy quyền uy trong các quan hệ của con ngườị Giai thoại không thừa nhận bất kì một thứ trật tự thế giới nào, trong cái nhìn của giai thoại, đời sống là trò chơi của cái ngẫu nhiên, là dòng chảy không thể đoán định của hoàn cảnh, là sự đụng độ của các sáng kiến cá nhân. Thẩm quyền tồn tại của nhân vật giai thoại là sự tự phát triển ra tính cách của mình: hành vi sáng tạo – mạo hiểm trong một thế giới vô thường – phiêu lưu, hành vi mưu trí, sắc sảo, hay ngược lại, hành vi ngu đần, hoặc kì quặc, ngu ngốc, lắm khi báng bổ” [37]. Kiểu chủ thể như thế đã trở thành nguyên tắc kiến tạo mô hình bức tranh thế giới đặc trưng của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương,

Thuận,… Ở đó, chúng ta không thể bắt gặp những tiếng nói cuối cùng, không thể tìm thấy những bài học, những sự lựa chọn mà chỉ còn lại những ám ảnh đầy kích thích trong tiếp nhận tác phẩm.

Khi nhà văn tự động thoái khỏi vị thế của người sở đắc chân lý, loại bỏ tính chất logic của mạch truyện kể với sự chi phối của chủ đề trung tâm và sự xác quyết chủ ý, bạn đọc được trao tính chủ động nhập cuộc và đó là con đường duy nhất để lĩnh hội tư tưởng trong phạm vi cá nhân của sự đọc. Đi liền với sự cam kết, nhấn mạnh tính hư cấu và bình diện tạo tác chủ quan, tiểu thuyết hiện thực sắp đặt buộc phải tái cam kết với độc giả một cách đọc khác, với sự chỉ dẫn tạo lập “luật chơi” – cơ chế tiếp nhận. Sự tham gia tích cực của người đọc như thế, luôn song hành cùng quá trình tự gián cách một cách có ý thức để chắp nối các mảnh ghép, tìm ra quy luật sắp đặt các tổ hợp để phục dựng ý nghĩa của riêng mình. Sẽ không có một hằng số, một cấp độ ý nghĩa chia đều cho tất cả bạn đọc. Đó là một phần lý do tại sao các tiểu thuyết theo mô hình sắp đặt thời kỳ đổi mới ở Việt Nam lại tồn tại nhiều cách định giá, nhiều chiều hướng phê bình, thậm chí đối lập.

Ở tiểu thuyết 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần], Đặng Thân đã xác lập “luật chơi” cấu trúc tác phẩm ngay trong phần mở đầu “Khai (“Prefix”/“Foreplay”):

“Xin hãy nhớ, tôi là Schditt các bạn nhé. Tôi yêu các bạn! Cầu xin các bạn nhớ cho đây là chỗ để phát biểu của tôi: font chữ Times New Roman cỡ 12.5, cách lề ½ inch. À mà tôi không biết phải nói là “cám” hay “cảm”... Tiếng Việt “hơi bị” rắc rốị Cám ơn, cám ơn. Xin cảm ơn!

9,25! Còn iem là Mộng Hường nhé. Cái đoạn fông chữ Tham-liu-dôman kiểu Titalic cách lề lửa inh lày là lời của iem đấy nhá, nhá ke ke

Ta là Ông Bà, hay có ngƣời gọi ta là A Bồng. Cái góc này là của tạ Không nhiệm vụ miễn vào!”. Liền sau đó, trong phần “Lời bàn [phím...] của các netizen, với nickname “ĐẶNG THÂN”, tác giả đưa vào “Đôi dòng chú thích [thêm]:

“Như vậy là câu chuyện đã bắt đầu từ phần KHAI (“PREFIX”/“FOREPLAY”) với các nhân vật như sau:

- Ông Bà/A Bồng: phát ngôn ở chỗ font chữ Palatino Linotype in đậm (Bold). - Mộng Hường: phát ngôn chỗ font chữ Times New Roman in nghiêng (Italic). - Schdit von deBalle-Kant: phát ngôn chỗ font chữ Times New Roman in thẳng đứng” (3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần])”.

Cách đó một đoạn, sau chương 1, nickname “ĐẶNG THÂN” lại tiếp tục chú: “Kính thưa quý vị! Vậy là từ Chương 1 đã có thêm nhân vật thứ tư là Đặng Thân “nhà văn”, phát ngôn ở font chữ Tahoma” (3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần]). Sự bình đẳng giá trị ở đây đã được khẳng định, mở đường cho sự tồn tại độc lập của vô vàn mảnh ghép mà người đọc phải sẵn sàng trong trò chơi của sự sắp đặt lạị Một tương quan giá trị như thế, một sự cam kết tiền giả định như thế là kết quả của một tư duy hiện thực mới mẻ trong tiểu thuyết sắp đặt Việt Nam thời kỳ đổi mớị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)