Thể loại như một mã chi phối q trình mơ hình hóa hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 50 - 52)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Tiểu thuyết nhƣ là một hình thức mơ hình hóa hiện thực

2.2.1. Thể loại như một mã chi phối q trình mơ hình hóa hiện thực

Mã (code) là khái niệm phổ biến, được sử dụng trong các lĩnh vực thông tin,

ngôn ngữ học, ký hiệu học,... được xác định là mối liên hệ giữa ký hiệu và thơng tin. Mối liên hệ đó mang tính quy ước, chịu sự chế định của khơng gian xã hội, văn hóa cụ thể, nơi các mã có thể vận hành và lưu giữ thơng tin. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, F. de Sausure là người đầu tiên sử dụng khái niệm mã. Khái niệm này sau đó được các nhà ký hiệu học tiếp tục quan tâm, vận dụng, phát triển trong nghiên cứu văn học. Từ quan điểm của ký hiệu học văn hóa, các mã có mối liên hệ mật thiết với nhau, bởi vậy trong khơng gian ký hiệu quyển, chúng có thể dịch lẫn nhaụ Trong quá trình giao tiếp, mã giữ vai trị quan trọng, xác lập và duy trì quan hệ, đảm bảo thông điệp được chuyển giữa người gửi và người nhận. Mặt khác, mã là một ngôn ngữ, bao gồm những quy tắc tổ chức thông điệp, giúp truyền đạt thông tin. Vậy nên, văn bản bao giờ cũng có mã của nó, bao gồm những hệ thống ngữ pháp chi phối quá

trình tạo nghĩa, thơng hiểu nghĩa của văn bản, trong đó, thể loại chính là mã quan trọng chi phối quá trình giao tiếp ký hiệu học văn học.

Mã thể loại được hiểu là hệ thống những nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa thông tin và thể loạị Mỗi thể loại bao giờ cũng có một cấu trúc tương đối ổn định và vững chắc, làm thành bộ khung của thể loại, có vai trị chi phối việc tổ chức các văn bản cụ thể. Cấu trúc ấy là sự khái qt hóa các thơng tin thành một hệ thống các đơn vị, quy tắc nhất định gọi là mã thể loạị Ví như, thể loại nhật ký với hạt nhân là cái sự thật thường nhật (sự thật của sự kiện được ghi, sự thật của sự ghi,...) quy ước kết cấu linh hoạt, theo ngày tháng được ghi, hạn chế phạm vi thời gian, trường nhìn và quan trọng nhất, quy ước với độc giả về cách đọc những sự kiện phi hư cấu, kiến tạo cơ chế thẩm mĩ tiếp cận những tư liệu cá nhân, bí mật,... Trong khi đó, tiểu thuyết, thể loại hư cấu phức tạp nhất lại bao gồm hàng loạt các đơn vị như sự kiện, nhân vật, cốt truyện,... được tổ chức để làm nổi bật một thế giới đang vận động, chưa hoàn kết, và cam kết với độc giả về một câu chuyện hư cấu, dẫu ở trong hình thức của một câu chuyện giống thật.

Thể loại tồn tại trong không gian ký hiệu quyển như một mã hoạch định biên độ, chi phối quá trình kiến tạo bức tranh thế giới trong sáng tạo tác phẩm, quá trình tái cấu trúc, phiên dịch, diễn giải trong tiếp nhận. Mọi tác phẩm đều tồn tại, hiện diện trong một hình thức thể loại cụ thể. Theo Bakhtin, “thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái sáng tác là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học” [15, tr. 7]. Thể loại là hình thức điển hình, là “ký ức sáng tạo”, chi phối toàn bộ sự biểu hiện nghệ thuật. Mỗi thể loại là một chỉnh thể hoàn kết, chịu sự chế định của ba yếu tố: nội dung chủ đề, phong cách và tổ chức kết cấu. Đó là một “cấu trúc ba chiều” với định hướng kép, nối kết thực tại thẩm mỹ của người phát ngôn, của tác giả - người sáng tạo với thực tại ngoài thẩm mỹ của độc giả, người tiếp nhận: “Việc cụ thể hóa mà mỗi sự đọc thực hiện khơng tách rời những điều câu thúc thuộc thể loại, theo nghĩa rằng các quy ước lịch sử riêng của thể loại mà người đọc giả định là văn bản thuộc thể loại ấy, cho phép anh ta lựa chọn và giới hạn, trong số các phương sách được văn bản cung cấp, những phương sách mà việc đọc của anh ta sẽ hiện thực hóạ Thể loại, như là mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, quy tắc của trò chơi, cho người đọc biết cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản, và như vậy là

nó bảo đảm sự thơng hiểu văn bản” [38, tr. 229-230]. Nếu người đọc không nắm được đặc trưng thể loại, việc lựa chọn và kết nối tùy tiện các bộ mã trong tiếp nhận sẽ khiến cho nghĩa của văn bản bị sai lệch. Sáng tạo và tiếp nhận văn học, như thế, luôn bao hàm xu hướng cách tân thể loại, vừa có xu hướng duy trì nó: “Chính việc trúng hay khơng trúng ở sự chờ đợi của độc giả đối với văn bản sẽ được cảm nhận như là sự xúc động thẩm mỹ. Nếu sự chờ đợi trúng cả trăm phần trăm, thì các câu thơ sẽ gây cảm giác về một bài thơ kém cỏi, buồn tẻ; nếu sự chờ đợi sai trăm phần trăm (thông tin mới không dựa trên thông tin đã có), thì các câu thơ sẽ gây cảm giác, đó khơng phải là bài thơ” [108, tr. 19]. Bởi vậy, mọi tác phẩm cách tân đều được xây dựng trên nền tảng truyền thống. Nếu văn bản không lưu giữ cho ký ức những cấu trúc truyền thống, thì sự cách tân của nó sẽ khơng được tiếp nhận. Trong lịch sử văn học đã chứng kiến khơng ít những hiện tượng cách tân vượt ra ngoài khả năng tiếp nhận của số đông công chúng, như trường hợp tiểu thuyết của Rabelais ở Pháp, Hồ Xuân Hương ở Việt Nam,... Những tác phẩm của các nhà văn này khơng phải hồn tồn khơng lưu giữ trong nó những ký ức thể loại, nhưng rõ ràng, liều lượng cách tân quá lớn trong bối cảnh lịch sử, văn hóa cụ thể đã cản trở q trình thơng hiểu và tiếp nhận của độc giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)