Sự vận động, đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 63 - 72)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa và sự vận động, đổi mới của tiểu thuyết Việt

2.3.2. Sự vận động, đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 trong

tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, con đường hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam trải qua ba dấu mốc quan trọng. Đầu thế kỷ XX, cùng với văn học nói chung, tiểu thuyết vận động ra khỏi phạm trù trung đại, chuyển sang phạm trù hiện đại với những thành tựu mang tính cách mạng trong giai đoạn 1930 – 1945. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc, tiểu thuyết thêm một lần đổi mới, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong suốt 30 năm (1945 – 1975). Đại

thắng mùa xuân 1975 đã chấm dứt một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, mở ra một giai đoạn mới, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, từng bước xây dựng và phát triển đất nước. Từ đây đến trước năm 1986, nền văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng không có nhiều đột phá. Những nguồn mạch âm thầm trong đời sống văn học hội tụ thành những xung năng ngày càng mạnh mẽ, chờ đợi đổi mớị Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa đó, tiểu thuyết đã chứng kiến một cuộc đổi mới quan trọng với cột mốc năm 1986 và tiếp diễn trong suốt 30 năm quạ

Đầu thế kỉ XX, bối cảnh lịch sử, văn hóa đất nước đã dần hội tụ những điều kiện cho một cuộc cách tân rộng lớn, toàn diện của văn học. Hệ thống đô thị và sự hình thành tầng lớp thị dân với ảnh hưởng của ý thức dân chủ từ phương Tây đã dần định hình một thực thể độc giả với quan niệm thẩm mỹ mới mẻ. Bên cạnh đó, sự ra đời của báo chí quốc ngữ đã thúc đẩy hình thành một đội ngũ tác giả tiểu thuyết với tư cách người làm nghề - một bình diện khác xa so với kiểu tác giả văn học trung đạị Cùng với đó, quan niệm về chức năng văn chương cũng đã có những biến đổi đáng kể, không còn hướng tới mục đích là “trước thư lập ngôn”, thể hiện “tâm”, “chí”, “đạo”, di dưỡng tính tình và giáo dục con cháu; văn học hòa cùng trạng thái tâm lý đô thị, với đời sống bình thường, hàng ngày, rất “văn xuôi”. Vì vậy, có thể hiểu, ở phương diện nổi bật, sự vận động, đổi mới văn học đầu thế kỷ XX là quá trình thế tục hóa, đại chúng hóa với trụ cột là thể loại tiểu thuyết. Nhắc đến sự đổi mới quan trọng của tiểu thuyết trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, không thể không nhắc đến cuốn tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887). Tác phẩm đã có những cách tân trên cả bình diện cảm hứng sáng tạo, tư tưởng và lối viết (kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ,…), thể hiện rõ ảnh hưởng của tiểu thuyết hiện đại phương Tâỵ Cuốn tiểu thuyết này có ý nghĩa khởi đầu, nền móng cho hành trình dài hơn một thế kỷ qua của tiểu thuyết nước nhà. Trong những năm đầu thế kỷ, trong không gian văn hóa “giao thời”, bước đường đổi mới của tiểu thuyết trải qua giai đoạn phóng tác với sự ảnh hưởng của các mô hình tiểu thuyết phương Tây, đặc biệt từ Pháp. Có thể nhắc đến những tiểu thuyết tiêu biểu: Giấc mộng con (1916) của Tản Đà; Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920) của Nguyễn Chánh Sắt; Cành lê điểm tuyết (1921), Cuộc tang thương (1923) của Đặng Trần Phất; Kim Anh lệ sử (1924) của Trọng Khiêm; Quả dưa đỏ (1925) của Nguyễn Trọng Thuật; Ân oán vì tình (1925) của Phạm Minh Kiên; Chúa tàu Kim

Quy (1922), Cay đắng mùi đời (1925), Nợ đời (1926), Tiền bạc bạc tiền (1926),

Cha con nghĩa nặng (1929) của Hồ Biểu Chánh;… Tiểu thuyết giai đoạn từ đầu thế kỷ đến dấu mốc 1932 cơ bản lưu lại dấu vết của lối viết truyền thống. Trong xu hướng chung đó, tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách nổi lên như một đột phá, hội tụ đầy đủ đặc điểm của cả giai đoạn vận động, đồng thời khai phóng những khả năng mới trên con đường đổi mới thể loạị Các nhà nghiên cứu đã thống nhất đánh giá Tố Tâm là cột mốc đánh dấu bước khởi đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đạị Tố Tâm tuy vẫn chưa vượt thoát khỏi sức trì níu của mĩ học truyền thống nhưng đã nổi lên là tiểu thuyết đầu tiên dụng công đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người với những nỗ lực cách tân nghệ thuật tự sự đáng kể. Tiểu thuyết này là sự khởi đầu cho giai đoạn nở rộ về số lượng, đột phá về chất lượng của thể loại trong giai đoạn 1932 – 1945. Các tiểu thuyết Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936),

Đôi bạn (1937), Bướm trắng (1939) của Nhất Linh; Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934) của Khái Hưng; Sống nhờ (1942) của Mạnh Phú Tư;… tiêu biểu cho xu hướng tiểu thuyết luận đề, đi sâu khám phá chiều sâu ý thức với vô vàn những biến động, giấc mơ, tâm linh, vô thức,… đẩy con đường thể nghiệm của Hoàng Ngọc Phách lên một tầm cao mớị Bên cạnh đó, những tiểu thuyết Bỉ vỏ

(1938) của Nguyên Hồng; Sống mòn (1944) của Nam Cao; Tắt đèn (1937) của Ngô Tất Tố; Giông tố (1936), Vỡ đê (1936), Số đỏ (1936) của Vũ Trọng Phụng;… là kết quả của những nỗ lực khách quan hóa thế giới hiện thực trong tác phẩm. Trong các tác phẩm theo khuynh hướng này, thế giới được kiến tạo theo cả chiều rộng không gian, chiều sâu tâm lý, tạo lập những mối quan hệ liên tục va xiết giữa các nhân vật, thể nghiệm ngôn ngữ sinh hoạt đời thường phong cách hóa,… tất cả nhằm hướng tới một thế giới hiện thực phồn tạp. Theo tiêu chí trào lưu và phương pháp sáng tác, phần lớn các nhà nghiên cứu đã khái quát thực tiễn sáng tác đa dạng của tiểu thuyết giai đoạn này thành hai khuynh hướng hiện thực phê phán và lãng mạn. Tuy nhiên, từ giác độ khảo sát của chúng tôi, cả những khám phá tâm lý nhân vật trong các tiểu thuyết luận đề của nhóm Tự lực văn đoàn đến tác phẩm của các tiểu thuyết gia hiện thực, tuy có những cách tân mạnh mẽ so với tiểu thuyết giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ trên hầu hết các phương diện cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,… nhưng vẫn nằm trong giới hạn của các mô hình tiểu thuyết lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX. Điều đó có nghĩa là, chặng đường hiện đại hóa quan trọng của giai đoạn

1932 – 1945 vẫn nằm trọn vẹn trong mô hình mô phỏng, dù đó là mô phỏng ý thức cá nhân hay hiện thực khách quan. Tuy vậy, những bước đột phá trong đổi mới thể loại ở giai đoạn này là rất quan trọng, vừa để lại những tác phẩm giàu giá trị, vừa tích tụ những xung năng cần thiết cho hành trình đổi mới thể loại ở những giai đoạn tiếp theo, dẫu lắm thăng trầm.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, cả dân tộc bước vào giai đoạn lịch sử 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng, trên tiền đề và nền tảng hiện đại hóa của giai đoạn trước đó, nhanh chóng “bẻ lái”, chuyển hướng trong hành trình đổi mới “bất thường” mà tất yếụ Các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất nhận định, đây là giai đoạn tiểu thuyết sử thị Tiểu thuyết thời kỳ này cuốn theo dòng chủ lưu tư tưởng mô tả hiện thực chân thực, cụ thể - lịch sử trong tiến trình vận động cách mạng. Trên bình diện lý luận, đặc trưng thể loại được bàn đến trong các công trình Nguyên lí văn học (1959) của Nguyễn Lương Ngọc; Công việc của người viết tiểu thuyết

(1964) của Nguyễn Đình Thi; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974, 1975) của Phan Cự Đệ; Cơ sở lí luận văn học, tập III (1970) của Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức;... Các công trình này đều đặc biệt đánh giá cao khả năng phản ánh hiện thực, tính khuynh hướng xã hội và xem đây như là đặc trưng nổi bật của thể loại tiểu thuyết. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích những đặc trưng và đòi hỏi của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa như phản ánh cuộc sống con người trong “tính phát triển” của nó, sự hài hòa giữa hiện thực và lý tưởng, vấn đề xây dựng tính cách điển hình gắn liền với hoàn cảnh điển hình,... [186, tr. 52-67]. Định hướng lãnh đạo văn hóa, văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam đã thẩm thấu trong quan niệm nghệ thuật và thực tiễn sáng tác của các tác giả tiểu thuyết giai đoạn 30 năm chiến tranh. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết: “Thời đại chúng ta sống là một thời đại phi thường, một thời đại của “sử thi”, các tướng lĩnh và toàn thể đồng bào đem xương máu sáng tạo nên hàng nghìn, hàng vạn sự tích bi tráng, dọn thành một kho vô tận tài liệu cho văn nghệ mới” [80, tr. 17]. Nhà văn Nguyễn Đình Thi, một cây bút có ảnh hưởng lớn trên nhiều bình diện của đời sống văn học trong giai đoạn đó đã khái quát: “Tiểu thuyết ngày nay không những là công cụ đắc lực để tìm hiểu và miêu tả sự thật của đời sống con người, mà nó còn phải chiến đấu để làm thay đổi được xã hội, góp phần tạo ra một cách sống mới, một tâm hồn mới cho con

người” [179, tr. 131]. Những tiểu thuyết thành công nhất trong giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy là minh chứng thuyết phục cho sự thống nhất của bối cảnh lịch sử, tư tưởng lãnh đạo của Đảng, tư duy lý luận văn học và thực tiễn sáng tác, từ Vùng mỏ (1951) của Võ Huy Tâm; Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi; Con trâu (1955) của Nguyễn Văn Bổng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đến những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ: Đất nước đứng lên (1955) của Nguyên Ngọc; Người người lớp lớp (1954, 1955) của Trần Dần; Sống mãi với thủ đô (1960) của Nguyễn Huy Tưởng; Vỡ bờ (tập 1 xuất bản năm 1962, tập 2 xuất bản năm 1970) của Nguyễn Đình Thi; Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: tập 1 mang tên

Sóng gầm xuất bản năm 1961, tập 2 mang tên Cơn bão đã đến xuất bản năm 1968, tập 3 mang tên Thời kỳ đen tối xuất bản năm 1973, tập 4 mang tên Khi đứa con ra đời xuất bản năm 1976) của Nguyên Hồng; Hòn Đất (1966) của Anh Đức; Bão biển

(1969) của Chu Văn; Dấu chân người lính (1972) của Nguyễn Minh Châu; Gia đình má Bảy (1968), Mẫn và tôi (1972) của Phan Tứ; Dưới đám mây màu cánh vạc

(1975) của Thu Bồn;… Dù viết về cuộc đổi đời của những con người cùng khổ trong xã hội cũ, về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng cuộc sống mới,… thì các tác phẩm đều ngập tràn một tinh thần lãng mạn, lạc quan cách mạng, gián cách đối tượng trong sự thành kính của tư duy sử thị Chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp một số tiểu thuyết gây ra những cuộc tranh luận trong giới phê bình giai đoạn 1945 – 1975 như Những ngày bão táp (1956) của Hữu Mai; Sắp cưới

(1957) của Vũ Bão; Thôn Bầu thắc mắc (1957) của Sao Mai; Mùa hoa dẻ (1957) của Văn Linh; Mười năm (1958) của Tô Hoài; Cái sân gạch (1959) của Đào Vũ;

Trên mảnh đất này (1962) của Hoàng Văn Bổn; Vào đời (1962) của Hà Minh Tuân;

Phá vây (1963) của Phù Thăng; Đống rác cũ (1963) của Nguyễn Công Hoan;… Sự phê phán quyết liệt tập trung vào những bình diện cơ bản như sự “ưu ái” với các nhân vật tiểu tư sản; biểu hiện tự nhiên chủ nghĩa trong phản ánh; không làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng cách mạng; vi phạm nguyên tắc nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình;… Chính những cuộc tranh luận văn nghệ như thế đã ngày càng quy phạm hóa nghệ thuật tiểu thuyết sử thi trong khuôn khổ phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩạ Xét trên bình diện mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, hành trình quy phạm hóa hệ giá trị thẩm mỹ và lối viết của tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1975 nằm trọn vẹn, thống nhất trong mô hình

mô phỏng. Những tiếng nói lạc điệu nhanh chóng được điều chỉnh bởi sức hút mạnh mẽ của tư tưởng hệ và diễn ngôn trung tâm. Nếu như tiểu thuyết trước 1945 cho thấy sự phong phú, đa dạng bắt nguồn từ sự giao tranh, khai mở của một quá trình sinh thành phức tạp của tính hiện đại thì kể từ sau 1945, sự phong phú, đa dạng của thể loại trong bước đường đổi mới phù hợp với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc trong tính bất thường của bối cảnh chiến tranh. Những mạch nguồn hiện đại bước đầu được khai thông trong giai đoạn trước đó sống cuộc sống âm thầm, dồn nén, chờ đợi một bối cảnh văn hóa mới để tiếp nối và bứt phá.

Năm 1975, hòa bình lập lại, non sông quy về một mối, trong bộn bề hậu chiến, cuộc đổi mới tiểu thuyết khoảng mười năm đầu chưa thực sự nổi bật. Chặng đường này thường được định danh là “thập kỉ chuyển mình”, “trượt theo quán tính cũ”, “một giai đoạn văn học mang tính giao thời”… Tuy vậy, không thể không ghi nhận sự xuất hiện của một số tiểu thuyết gây tiếng vang một thời như những tín hiệu mở ra một thời kỳ mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn học thời kỳ đổi mới sau nàỵ Có thể kể đến Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu; Đất trắng (tập 1 – 1977) của Nguyễn Trọng Oánh; Cha và Con và... (1979),

Gặp gỡ cuối năm (1983), Thời gian của người (1985) của Nguyễn Khải; Năm 1975 họ đã sống như thế (1979) của Nguyễn Trí Huân; Trong cơn gió lốc (1980) của Khuất Quang Thụy; Đứng trước biển (1982), Cù lao Tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn; Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn Kháng;... Chính những tác phẩm này đã khiến cái mốc 1986 trở nên tương đối, nếu muốn xem đó là thời điểm thực sự của cuộc đổi mới trọng đại trong tiểu thuyết Việt Nam.

Đại hội VI (1986) của Đảng đã tạo ra một động lực mạnh mẽ, khiến tiểu thuyết Việt Nam từ đây thực sự đổi mớị Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới tuy là sự tiếp nối truyền thống, từ mô hình nghệ thuật của các nhà lãng mạn và hiện thực giai đoạn 1932 – 1945 đến mô hình nghệ thuật sử thi giai đoạn ba mươi năm chiến tranh, nhưng đã có sự chủ động, bứt phá với ý thức làm mới rõ nét và chủ động. Các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất mốc 1986 đến đầu những năm 1990 là chặng đường đổi mới đột khởi của tiểu thuyết. Từ khoảng đầu những năm 1990 của thế kỉ XX đến nay, tiểu thuyết tuy không có những đột phá cao trào như chặng đường trước; song sau một khoảng thời gian có phần chững lại, tiểu thuyết tiếp tục

vận động theo chiều hướng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Có thể kể ra những tên tuổi tiêu biểu làm nên diện mạo tiểu thuyết Việt Nam kể từ thời kì đổi mới: Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân, Bùi Việt Sĩ, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Dương Hướng, Nguyễn Bảo, Khuất Quang Thuỵ, Đào Thắng, Trung Trung Đỉnh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Thái Bá Lợi, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Thuận,...

Trong giai đoạn đầu đổi mới, tiểu thuyết vận động trong khuôn khổ hệ hình phản ánh. Mô hình hiện thực mô phỏng chiếm vị thế ưu trội, tuyệt đối trong tiểu thuyết giai đoạn nàỵ Nguyễn Minh Châu trong bài viết mà chúng tôi nhắc tới ở trên đã khẳng định cơ bản yêu cầu và lộ trình vận động của cả nền văn học, trong đó hạt nhân là tiểu thuyết của chặng đường đầu đổi mớị Nỗi ám ảnh của các nhà văn là phải viết minh họa, rào đón, che chắn, xoay trở, vặn vẹo cây bút; và đồng thời khao khát lớn nhất của họ trong hoàn cảnh ấy là được viết đúng sự thật, “cá tính và trung thực” khi phản ánh hiện thực, một hiện thực đa dạng và đầy gai góc [33]. Tiểu thuyết trong chặng đường đầu đổi mới đã nương theo cái khao khát ấy, nỗ lực mở rộng phạm vi phản ánh, khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa một chiều về hiện thực, cố gắng gột tẩy “lớp men trữ tình” tráng lên hiện thực trong tiểu thuyết giai đoạn trước. Nổi lên trong tiểu thuyết thời kỳ này là xu hướng nhận thức lại quá khứ chiến tranh, để thấy bên cạnh hào quang của chiến thắng cũng có những khốc liệt, mất mát, đau thương, con người cũng có những khi hao hụt niềm tin, dao động và bất an. Bên cạnh đó, đối diện với hoàn cảnh hậu chiến với biết bao bộn bề, khó khăn, bất cập, tiểu thuyết đã tìm đến cảm hứng phê phán, cất lên tiếng nói đầy ưu tư và dự cảm về những bất ổn của xã hội, những âu lo, khắc khoải của con ngườị Tư duy sử thi với dòng chủ lưu của thẩm mĩ cao cả đã dần nhường chỗ cho cảm quan thế sự, đời tư với vị thế mới của cái bi, cái hài là cuộc chuyển đổi tất yếu, hợp quy luật của tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)