Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực
2.1.1. Văn học như là hình thức mơ hình hóa hiện thực
Hiện thực là một phạm trù triết học, dùng để chỉ tồn bộ những sự vật, hiện tượng, q trình đã và đang tồn tạị Trong triết học Marx – Lenin, khái niệm hiện thực được phân biệt với khái niệm hiện thực khách quan. Nếu như khái niệm hiện thực khách quan dùng để chỉ toàn bộ các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại độc lập với ý thức thì khái niệm hiện thực bao hàm cả những gì tồn tại trong ý thức của con ngườị Hiện thực được sử dụng trong triết học như vậy là một khái niệm bao hàm phạm vi rất rộng lớn và mỗi hình thái ý thức xã hội khác nhau đều có một hiện thực tương ứng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi quan tâm xác định hiện thực của văn học từ giác độ ký hiệu học. Chúng tơi đồng tình với quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, xem hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa do thực tiễn gợi ra: “Tất cả những gì mà con người tìm thấy ý nghĩa đối với cuộc sống và từ đó khám phá những con đường để đi tới những ý nghĩa tốt hơn, đẹp hơn, thú vị hơn trong nghệ thuật đều là hiện thực” [88, tr. 340]. Theo đó, thơng qua ngơn ngữ, văn học sử dụng các chất liệu hiện thực để sáng tạo nên tác phẩm. Với vai trò trung tâm của ngôn ngữ, chất liệu hiện thực hiện diện trong tác phẩm như là thế giới ký hiệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật, đến lượt mình, hình tượng lại đóng vai trị là thế giới ký hiệu tạo sinh nghĩạ Đây là vấn đề nền tảng để chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.
Văn học là một hình thức giao tiếp liên chủ thể, trong đó mỗi tác phẩm văn học là một sự kiện giao tiếp giữa những chủ thể giao tiếp và bức tranh thế giới được nói tới bằng hệ thống ký hiệụ Abrams khi xem xét mối quan hệ giữa văn học với thế giới, tác giả, người đọc đã đề cập đến bốn khuynh hướng lý luận tồn tại trong lịch sử: “tác phẩm với thế giới: thuyết bắt chước, sau này là phản ánh; tác phẩm với người đọc: thuyết giáo huấn, sau này là tiếp nhận; tác phẩm với tác giả: thuyết biểu hiện; tác phẩm với chính nó: thuyết khách quan, sau này là cấu trúc, kí hiệu, ngơn
ngữ, văn bản” [158, tr. 49]. Việc cắt rời từng mối quan hệ để xem xét sẽ không lý giải đầy đủ bản chất của văn học. Với những thành tựu của ngôn ngữ học, thông diễn học, mỹ học tiếp nhận,... vấn đề văn học là một hình thức giao tiếp đã được thống nhất trong lý luận văn học hiện đại, mặc dù cách tiếp cận những nội dung cụ thể của mơ hình này cịn rất phức tạp. Mơ hình giao tiếp phổ biến được Jakobson đề xuất bao gồm 6 thành phần: người phát, người nhận, thông tin (văn bản), mã (ngôn ngữ), ngữ cảnh và sự tiếp xúc, theo cơ chế: “ngƣời phát diễn đạt thông tin nhờ sự trợ giúp của ngơn ngữ và có tính đến ngữ cảnh, anh ta chuyển thông tin ấy cho ngƣời nhận thông qua kênh tiếp xúc” [108, tr. 53]. Mơ hình này đã bị phê phán
trên nhiều phương diện [158, tr. 137-138]. Trường phái ký hiệu học văn hóa Tartu – Moskva mà đại diện là IụM. Lotman xác lập quan điểm mơ tả các q trình ký hiệu học theo hướng chỉnh thể, khẳng định chỉ khi nào được bao bọc trong một ký hiệu quyển, ký hiệu mới hoạt động. Trong hệ thống ký hiệu quyển, giao tiếp được duy trì, và đó là q trình phiên dịch liên tục, giải mã thông tin giữa người phát – người nhận như những chủ thể ký ức. Văn bản văn học là một cấu trúc ký hiệu học đa tầng bậc, phức tạp: “Một văn bản đa tầng và tạp chủng về phương diện ký hiệu học sẽ khơng cịn là một thơng tin sơ giản chuyển từ người phát tới người nhận, mà có khả năng gia nhập vào các quan hệ phức tạp với cả ngữ cảnh văn hóa bao bọc quanh nó, lẫn cơng chúng độc giả. Tìm được khả năng kết tụ thông tin, văn bản chiếm hữu, sở đắc ký ức. Đồng thời, nó có được phẩm chất mà Héraclite gọi là “lời tự lớn lên”. Ở giai đoạn làm phức tạp hóa cấu trúc ấy, văn bản có được những phẩm chất của một tổ chức trí tuệ: nó khơng chỉ chuyển tải một thơng tin được đưa từ bên ngồi vào đó, mà làm thay đổi thông tin và tạo ra những thông tin mớị Trong những điều kiện ấy, chức năng giao tiếp – xã hội của văn bản sẽ trở nên đặc biệt phức tạp” [108, tr. 147]. Theo Lotman, các chức năng ấy thể hiện rõ nét qua 5 quá trình: giao tiếp giữa người phát và người nhận; giao tiếp giữa cử tọa và truyền thống văn hóa; giao tiếp của người đọc với chính bản thân mình; giao tiếp giữa người đọc với văn bản; giao tiếp giữa văn bản với ngữ cảnh văn hóa [108, tr. 147-148]. Quan niệm của ký hiệu học văn hóa đã vượt lên mơ hình giao tiếp khởi đi từ F. de Saussure đến các nhà hình thức chủ nghĩa, rằng văn bản chứa đựng ý nghĩa sẵn có, được chuyển từ người phát đến người nhận với sự chính xác tối đa: “Các cơng trình nghiên cứu văn bản văn hóa cho phép rút ra thêm một chức năng nữa của các hệ thống ngơn ngữ và, ứng với nó,
các văn bản. Ngồi chức năng giao tiếp, văn bản cịn có chức năng tạo nghĩa, do nó hoạt động khơng giống như một bao bì đựng nghĩa thụ động, mà như một cỗ máy sinh nghĩa” [108, tr. 161]. Với quan niệm này, nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và hiện thực về bản chất là xem xét các cơ chế kiến tạo bức tranh thế giới ký hiệu học, cơ chế tạo nghĩa của văn bản.
Thế giới ký hiệu học về hiện thực trong tác phẩm văn học có tính nội tại trong tương quan với hiện thực bên ngoài văn bản. M. Bakhtin trong cơng trình Vấn đề thể loại lời nói đã đặt vấn đề nghiên cứu đời sống của lời nói, xem phát ngơn như
đơn vị thực tế của giao tiếp lời nóị Theo Bakhtin, cấu trúc của phát ngơn có ba đặc điểm: có ranh giới rõ rệt; tính hồn kết đặc biệt của phát ngơn; tính đối thoại nội tạị Theo đó, mỗi một phát ngơn được xác định ranh giới dứt khốt, nghiêm ngặt, ứng với sự thay đổi các chủ thể lời nói, bao hàm trong nó cái mở đầu tuyệt đối và cái kết
thúc tuyệt đốị Phát ngơn có mối quan hệ bền chặt, từ trong bản chất với những phát
ngơn trước và sau nó. Chính tính chỉnh thể hồn kết đặc biệt của phát ngôn đảm bảo cho sự hồi đáp ở phát ngôn tiếp theo [135; tr. 7-54]. Những tư tưởng về thể loại lời nói của Bakhtin đã gặp gỡ ký hiệu học văn hóa khi xem văn bản là đối tượng nghiên cứu trung tâm, đồng thời mở ra những khả năng mới mẻ trong việc nghiên cứu bản chất mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Với tính hồn kết đặc biệt của tác phẩm văn học, ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng trong tác phẩm như là chất liệu ký hiệu và mang những phẩm chất mớị Bakhtin đã phân định giữa các thể lời nói nguyên sinh (ngôn ngữ tự nhiên, đơn giản) với lời nói thứ sinh (ngôn ngữ nghệ thuật, phức tạp). Theo đó, “trong q trình hình thành, chúng hấp thụ và nhào nặn lại các thể rất khác nhau của loại lời nói nguyên sinh (đơn giản) vốn được ra đời trong những điều kiện giao tiếp trực tiếp bằng lờị Khi đã trở thành một bộ phận của các thể loại lời nói phức tạp, các thể loại lời nói nguyên sinh tự biến đổi trong đó và có một đặc điểm đặc biệt: chúng đánh mất mối quan hệ trực tiếp với thực tại hiện thực và những phát ngôn lạ trong thực tế, chẳng hạn, lời thoại của đối thoại sinh hoạt và thư tín trong tiểu thuyết, trong khi giữ lại hình thức và ý nghĩa sinh hoạt trên bề mặt của nội dung tiểu thuyết, chúng chỉ có thể nhập vào thực tại hiện thực qua tiểu thuyết trong tính chỉnh thể của nó, tức nhập vào thực tại như một sự kiện của đời sống văn học, nghệ thuật, chứ không phải sự kiện của đời sống thường nhật. Tiểu thuyết trong chỉnh thể của nó là một phát ngơn giống như lời đối đáp trong đối
thoại sinh hoạt hoặc một lá thư của cá nhân (nó cùng có chung một bản chất với chúng), nhưng khác với chúng, đây là phát ngôn thứ sinh (phức tạp)” [125, tr. 11- 12]. Chính bởi sự thu hút, biến đổi các thể loại lời nói nguyên sinh trong tổng thể cấu trúc của lời nói thứ sinh – lời nói mang tính quan niệm, tư tưởng hệ, giao tiếp trong văn học đồng thời tồn tại hai kênh: kênh ngơn ngữ và kênh hình tượng, ngơn ngữ tự nhiên phục vụ ngơn ngữ hình tượng. Hình tượng nghệ thuật được hiểu như là một hệ thống ký hiệu quan trọng của tác phẩm văn học: “ngôn ngữ (văn bản) là cái biểu đạt của hình tượng, đến lượt mình hình tượng chuyển thành cái biểu đạt của tư tưởng, tình cảm” [158, tr. 143]. Từ cách hiểu hình tượng văn học như là đối tượng ngôn ngữ quan trọng nhất của sáng tạo văn học (với ý nghĩa là cái biểu đạt tư tưởng, tình cảm) dẫn đến quan niệm, thế giới trong tác phẩm văn học có tính độc lập tương đối, cản trở khả năng quy chiếu đứt mạch đối với hiện thực. Văn học sử dụng chất liệu của hiện thực nhưng chất liệu ấy được thu hút, biến đổi, bộc lộ ý nghĩa trong chỉnh thể tác phẩm. Hiện thực trong tác phẩm văn học là những hình tượng được tổ chức để lưu trữ và truyền đạt thơng tin, tư tưởng, vì vậy nó cũng đóng vai trị là hệ thống ký hiệụ Vậy nên, thế giới trong tác phẩm tự nó tạo thành một đường biên của sân chơi, nơi những nhân vật (bao hàm cả ngôn ngữ) vận hành theo luật chơi đã được quy ước trong không gian ký hiệu quyển.
Hiện thực trong tác phẩm văn học đóng vai trị chất liệu ký hiệu học, vì vậy, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực luôn luôn là sự phiên dịch: “Tác phẩm nghệ thuật là mơ hình hữu hạn của một thế giới vơ hạn. Hẳn là vì, về ngun tắc, tác phẩm nghệ thuật là sự phản ánh cái vô cùng trong cái hữu hạn, cái chỉnh thể trong một trường đoạn, cho nên, không thể kiến tạo ra tác phẩm giống như là sự sao chép đối tượng trong những hình thức vốn có của nó. Nó là sự phản ánh một hiện thực này vào một hiện thực khác, có nghĩa, nó bao giờ cũng là sự phiên dịch” [108, tr. 155-156].
Ngơn ngữ, với tính chất ký hiệu của nó trở thành hiện thực của tư duỵ Con người tư duy thực chất không bao giờ chạm được vào hiện thực mà chỉ là tư duy trên cơ sở những ký hiệu về hiện thực. Bởi thế, trong quá trình sáng tạo, ngôn ngữ đã gián cách nhà văn ra khỏi thế giới hiện tồn, đồng thời là phương tiện hiện thực hóa thế giới tinh thần, tư tưởng của người sáng tạọ Q trình này, nhà văn khơng chỉ đối diện với “tính ngoan cố” của ngơn ngữ mà cịn đối diện với vô vàn những yếu tố khác (vơ thức, những kiềm tỏa vơ hình từ bối cảnh lịch sử, văn hóa và thậm chí từ
người đọc tiềm ẩn tồn tại suốt quá trình viết,...). Đến khi tác phẩm thành hình, tồn tại dưới dạng văn bản, người đọc tham gia quá trình hiện thực hóa, tái diễn giải ý nghĩa của tác phẩm.
Đến đây chúng ta buộc phải đối mặt với một vấn đề không thể lẩn tránh: cơ chế nào bảo đảm duy trì mối liên hệ giữa văn học và hiện thực? Bằng việc trở lại tìm hiểu nguyên nghĩa mimèsis trong tư tưởng của Aristote và tính tồn diện bị bỏ rơi trong quan niệm ngôn ngữ học của F. de Sausure, Antoine Compagnon đã chỉ ra sự bấp bênh trong lập trường của các nhà cấu trúc, hậu cấu trúc luận mà Jakobson, Barthes và Riffaterre là những đại diện tiêu biểụ Theo đó, nguyên nghĩa mimèsis
phong phú, phức tạp hơn nhiều so với tiền giả định về sự “mô phỏng”, “sao chép” trong những cơng kích triệt để của các tác giả này [158, tr. 146]. Khi xem xét
mimèsis như là đặc tính chung của thi ca, Aristote khơng phân tích sự thể hiện câu
chuyện như là sự mô phỏng hiện thực, mà như là sự sản sinh một hiện tượng nghệ thuật nhân tạọ Mặt khác, trong cơng trình Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, F. de Sausure chưa bao giờ gợi ý rằng lời nói là võ đốn mà thực tế hướng tới phân biệt trục ý nghĩa và trục giá trị. Nếu như trục ý nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt thì trục giá trị biểu thị mối quan hệ giữa những cái biểu đạt (ký hiệu) với nhau: “Mệnh danh, đó là tách riêng ra trong một chuỗi liên tục: việc cắt một chất liệu liên tục ra thành những ký hiệu gián đoạn là võ đốn, theo nghĩa một sự chia cắt khác có thể diễn ra bởi một ngơn ngữ khác, nhưng điều ấy khơng có ý bảo rằng việc cắt rời này khơng nói về chuỗi liên tục nọ. Các ngơn ngữ khác nhau miêu tả khác nhau các sắc màu, nhưng đúng là tất cả chúng đều cắt ra cùng một cầu vồng bảy sắc ấy” [38, tr. 176]. Từ đây, trên cơ sở đưa văn chương trở về với những đầu mối để chắp nối lại mối liên hệ với thực tại, Antoine Compagnon cho rằng: “Văn chương khai thác các đặc tính quy chiếu của ngơn ngữ, các hành vi ngôn ngữ của văn chương là hư cấu, nhưng một khi ta đã đi vào văn chương, đã n vị ở đó, thì hoạt động của các hành vi ngôn ngữ hư cấu hệt như hoạt động của các hành vi ngơn ngữ có thực, ở ngồi văn chương” [38, tr. 194].
Thế giới trong tác phẩm văn học tồn tại như một thực tại riêng biệt, và đó là “một thực tại tiếp giáp với thực tại của các thế giới có thực. Theo truyền thống, các nhà triết học coi những con người hư cấu là khơng có phận vị thực thể, vậy tất cả
các mệnh đề liên quan đến họ chẳng đúng cũng chẳng sai, mà chỉ là cấu thành không tốt và khơng thích hợp” [38, tr. 195]. Như vậy, vấn đề tính chân thực trong tác phẩm văn học vẫn đóng vai trị quan trọng khi xem xét mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Mỗi quan niệm, lý thuyết văn học lại có những tiêu chuẩn riêng để xác định tính chân thực của tác phẩm văn học. Từ những quan niệm của lý thuyết ký hiệu học văn hóa, có thể hiểu tính chân thực thể hiện trên cả bình diện cấu trúc, tức là hệ thống ký hiệu được tác giả sử dụng trong tác phẩm theo một nguyên tắc kiến tạo nhất định và bình diện ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm. Ở bình diện ký hiệu học, sự tương thích giữa hệ thống ký hiệu và nguyên tắc tổ chức trong tác phẩm quyết định tính chất chân thực của tác phẩm. Một tác phẩm tổ chức thế giới theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực thì những ký hiệu về ngơn ngữ, hành động, tâm lý, tính cách của nhân vật phải được tổ chức theo logic chặt chẽ. Trong khi đó, một tác phẩm theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thì sự đan cài các yếu tố hiện thực với các yếu tố huyền ảo hoàn toàn tự dọ Trong tác phẩm của Gabriel García Márquez, những sự kiện thường nhật hịa lẫn với cái huyền ảọ Khơng thể nói tác phẩm của Gabriel García Márquez khơng chân thực, bởi người đọc đã được đưa vào trong một sự tổ chức, ở mức độ đình chỉ hồi nghi đặc trưng của văn học hiện thực huyền ảọ Mặt khác, tính chân thực nằm ở tầm vóc của tư tưởng, khả năng kiến giải những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Văn học sẽ khơng tồn tại nếu nó khơng bắt nguồn từ những vấn đề của hiện thực đời sống. Sẽ là ảo tưởng nếu có ai đó nói rằng, văn học khơng liên quan đến hiện thực. Các tác giả cấu trúc và hậu cấu trúc luận khẳng định tính tự trị của văn bản văn học cũng như tìm các lối