Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Nhân vật truyện kể
3.3.1. Xu hướng ưu trội của nguyên tắc phân tuyến
Trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn ba mươi năm chiến tranh, tính chất phân tuyến đối lập nhân vật là rất nổi bật và có phần đơn giản. Tiểu thuyết giai đoạn này có hai motif truyện kể đối lập có vị trí bao trùm, chi phối việc sắp xếp, xây dựng các tuyến nhân vật: địch – ta; chủ nghĩa xã hội – phi chủ nghĩa xã hộị Những xung đột được tổ chức ở những tiểu thuyết cụ thể khơng vượt ra ngồi hai cặp đối lập bao trùm ấỵ Đó cũng là sự chi phối thống nhất của bối cảnh lịch sử, văn hóa trong giai đoạn chiến tranh. Pospelov đã khẳng định: “Ở giai đoạn phát triển ban đầu, trong loại hình tự sự đã xuất hiện các thể tài lịch sử dân tộc miêu tả con người trong q trình tham gia tích cực vào các sự kiện của đời sống dân tộc. Mối liên hệ này bộc lộ
đặc biệt rõ rệt trong các tình huống lịch sử cụ thể: trong chiến tranh giải phóng dân tộc, trong phong trào cách mạng; đó cũng thường là những cái lõi cốt truyện của các tác phẩm loại nàỵ Trong tính cách của các nhân vật chính, cái được nhấn mạnh là những hành động và khát vọng của họ gắn liền với lý tưởng tập thể chung của dân tộc” [147, tr. 395]. Viết về chiến tranh, trên cơ sở cấu trúc “ta thắng, địch thua, miền Bắc được mùa, miền Nam thắng lớn”, tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 đã vạch ra ranh giới rạch ròi giữa hai thế giới, bên ta và bên địch, chính diện và phản diện. Các nhân vật bên địch, nhân vật phản diện được khắc họa gắn liền với những nét chân dung xấu xa, hành động phi nhân tính, tàn ác, hiểm độc, sẵn sàng ăn gan, uống máu, đốt nhà, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, tinh thần bạc nhược, đớn hèn,… Tiêu biểu có thể kể đến Xăm (Hịn Đất của Anh Đức); Đào, Ba răng vàng, Tư gà lôi (Rừng U
Minh của Trần Hiếu Minh), Hứa Xâng (Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành), Ba Phổ, Tư Rân (Gia đình má Bảy của Phan Tứ);… Nằm trong hệ thống phân vai “kẻ thù bầy ác thú”, tất cả những nhân vật ấy trở thành hệ thống trở lực đối với những nhân vật bên ta, nhân vật chính diện. Mơ hình tiểu thuyết sử thi xa lạ với những đan xen phức tạp ở phương diện nhân vật. Kể câu chuyện sử thi, câu chuyện huyền thoại, các nhân vật trong tiểu thuyết giai đoạn này có những nét gần gũi với loại hình nhân vật chức năng, thuần nhất và cố định về tính cách, được đặt vào một hồn cảnh cam go để thực hiện chức phận, để vượt qua, chiến thắng hồn cảnh và bộc lộ mình. Trong tiểu thuyết Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, do hoàn cảnh cha, mẹ mất, Tư Hậu bươn trải và trưởng thành, chờ đợi người yêu bị bắt, đến khi thành vợ thành chồng thì anh lại đi công tác biền biệt. Chị bị địch cưỡng hiếp, đốt nhà cửa, rồi cha chồng chết, chồng chết,… Với nỗi căm thù sâu sắc, chị gửi con đi làm cách mạng. Đến khi con bị địch bắt, ép chị ra hàng, Tư Hậu đã đấu tranh tư tưởng và cuối cùng quyết định, không đầu hàng. Cách thức tổ chức nhân vật như thế có thể gặp ở Tiệp (Bão biển của Chu Văn), chị Sứ (Hòn Đất của Anh Đức), Thắm (Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành),…
Sau năm 1986, các nhà tiểu thuyết đã rất có ý thức trong việc đổi mới nghệ thuật cấu trúc nhân vật. Như một quy luật, khi nhà tiểu thuyết kiến tạo bức tranh thế giới theo trật tự tuyến tính trên cơ sở liên kết chặt chẽ hệ thống sự kiện theo logic nhân quả, nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tổ chức truyện kể. Mặt khác, việc trao lại chức năng thúc đẩy truyện kể cho nhân vật buộc các nhà tiểu thuyết phải tính đến
những tương quan đối lập. Từ cái nhìn phân cực, đối kháng, tạo khơng gian truyện kể bổ đôi thuần nhất của tiểu thuyết giai đoạn trước, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã dụng công phân cấp, chia nhỏ, tạo ra bức tranh thế giới phức hợp, đa tạp dưới cái nhìn nhân bản. Vượt thoát hai motif truyện kể của tiểu thuyết giai đoạn trước, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã tạo lập bức tranh đa dạng các xung đột truyện kể, thể hiện vị thế ưu thắng của thể tài thế sự, đời tư. Mơ hình phân tuyến nhân vật tuy vẫn đóng vai trị ưu trội trong tổ chức nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhưng mối quan hệ giữa các nhân vật đã đa diện và phức tạp hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Sự chuyển đổi tính chất phân tuyến nhân vật trong tiểu thuyết mô phỏng Việt Nam thời kỳ đổi mới so với tiểu thuyết sử thi giai đoạn trước thể hiện đậm nét ở các tác phẩm viết về chiến tranh. Về nguyên tắc, chiến tranh đã vạch rõ ranh giới giữa địch và tạ Đây là ranh giới không thể vượt qua, là sự ngăn cách khơng gian có tính chất loại hình truyện kể. IụM. Lotman đã chỉ ra: “Trong trường hợp này, ranh giới trở thành dấu hiện hình thái học quan trọng nhất của không gian. Ranh giới sẽ chia tồn bộ khơng gian văn bản thành hai không gian ngầm không giao cắt với nhaụ Đặc trưng cơ bản của nó là phi thẩm thấụ Việc văn bản được ranh giới phân chia theo một cách nào đó là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nó. Nó có thể được phân chia thành của mình và của người, sống và chết, nghèo và giàụ Một điều khác cũng quan trọng: ranh giới phân chia khơng gian thành hai phần dứt khốt phải không được thẩm thấu, và mỗi khơng gian ngầm phải có cấu trúc nội tại khác nhau” [125, tr. 177]. Ranh giới địch – ta trong truyện kể về chiến tranh là đường ranh giới phi thẩm thấu như thế. Tuy nhiên, trong tổ chức thế giới nhân vật tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986, tác giả không chỉ kể truyện đối lập của những con người ở hai bên giới tuyến mà còn vạch ra những đường phân tuyến khác trong nội bộ những con người ở cùng chiến tuyến. Đây là một sự đổi mới đáng chú ý trong tiểu thuyết mô phỏng ở Việt Nam sau năm 1986.
Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai tổ chức thế giới nhân vật với Hai
Hùng, Ba Sương và Nguyễn Thanh Địch với hai thế giới rõ rệt: địch – ta / thiện – ác. Hai Hùng, Nguyễn Thanh Địch dù có những thay đổi hồn cảnh nhưng vẫn trịn trịa trong mơ hình nhân vật tĩnh tại, bất biến. Hai Hùng trong chiến tranh là người hùng trận mạc, là trung đội trưởng với tinh thần dũng cảm, trách nhiệm, quên mình
trong chiến đấu, thẳng thắn, quyết liệt trước sự hèn nhát của đồng đội, kể cả cấp trên, được cả quân và dân yêu mến, trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ địch. Ra khỏi chiến tranh, Hai Hùng rơi vào tình cảnh “một kẻ dư thừa vừa bị bắn ra khỏi lề đường”, nhưng người lính với đầy đủ phẩm chất vẫn nhất quán trong con người Hai Hùng. Trong khi đó, Địch là nhân vật ở bên kia chiến tuyến, trọn vẹn trong hình hài của kẻ gian ác, đầy mưu mô, thủ đoạn. Với niềm say mê diệt Việt Cộng khét tiếng, hắn uy hiếp, đe nẹt rồi cùng đồng bọn hãm hiếp Hai Hợi đến chết. Trong cuộc sống hịa bình, Địch đã tẩy sạch “lý lịch” của mình bằng cách tiếp cận, uy hiếp Ba Sương, lúc này đã trở thành bà giám đốc sở Tư Lan. Rồi theo đà ấy, Địch thao túng những phi vụ làm ăn phi pháp, và cuối cùng gây ra cái chết cho Ba Sương. Giữa hai lằn ranh phân tuyến ấy, Ba Sương được khắc họa là nhân vật tha hóa trong hồn cảnh. Trong chiến tranh, nữ y tá Ba Sương không những xinh đẹp, dịu dàng mà còn kiên cường, dũng cảm, có một mối tình thật đẹp với Hai Hùng. Nhưng một tình huống bất ngờ đã đến: “Ngày ấy, khi nghĩ rằng tôi đã chết, tổ chức và mọi người đã coi tôi như là một người anh hùng. Họ ca ngợi tôi là một nữ sĩ kiên cường, một đảng viên trung kiên đã nêu một tấm gương sáng ngời cho lí tưởng cộng sản. Họ tuyên truyền, họ ghi vào sử sách, họ rao giảng trong các trường học, các nhà máy, công sở, các vườn trẻ, mẫu giáo một gương tuẫn tiết hào hùng, làm vẻ vang cho quê hương. Người ta cịn định tạc tượng tơi, lập phịng bảo tàng về tơi… Trước vầng hào quang khơng có thật ấy tơi biết phải làm thế nàỏ”. Chính cái câu hỏi “biết phải làm thế nàỏ” ấy đã đưa Ba Sương đến ngã rẽ của bà giám đốc Tư Lan trượt dài trong tha hóa và bi kịch: “Con người khốn khổ của tôi bao nhiêu năm trời cứ luôn tách ra thành hai phần: cái phần sống nếm náp mùi vị ngọt ngào của phần chết và cái phần chết lại khơng ngừng làm tình làm tội cái phần sống” (Ăn mày dĩ vãng). Phân tuyến nhân vật là mơ hình xun suốt trong các tiểu thuyết khác của Chu Laị Dịng vận động truyện kể khơng cho phép nhân vật đi từ thế giới này đến thế giới khác. Ba Sương đi lạc ranh giới và tất yếu phải trả giá bằng cái chết.
Năm Thành trong Ba lần và một lần đầu hàng gian khổ, chiêu hồi và vừa quyến rũ, vừa uy hiếp để chiếm vợ của Sáu Nguyện. Ra khỏi cuộc chiến, Năm Thành vẫn ở bên kia ranh giới, dưới chức vị tổng giám đốc Thành Long để tiếp tục gây ra tội ác. Năm Thành đã bước sang thế giới khác và cuối cùng phải nhận “bản án” từ Sáu Nguyện: “Mày nghe đây! Ngày ấy mày chiêu hồi, tao tha, bởi vì cái sự
yếu đuối của con người trong một cuộc chiến tranh quá tàn khốc, quá dài là có thể hiểu được. Chiêu hồi rồi, mày còn cướp đi người đàn bà tao yêu thương nhất, tao vẫn tha, bởi vì cái mất mát của tao đặt trong sự mất mát của toàn bộ dân tộc xét đến cùng cũng là vô nghĩa… Hai mươi năm sau cuộc đời dồn đẩy tao đến những bước đường cùng. Còn mày bằng sự khôn khéo và thủ đoạn, mày đã làm đủ trò đủ vẻ, mày đã phạm vào hàng loạt những tội ác về kinh tế, về sự đối xử độc ác với con người, với xã hội, mày thóa mạ, mày chà đạp lên tất cả… Tao vẫn thạ Bởi vì đặt mày trong cuộc sống ngang ngửa, chụp giật hơm nay, cũng là vơ nghĩa; nhìn ở một góc độ nào đấy mày chỉ là sản phẩm của nền kinh tế thị trường nàỵ Nhưng lần này, mày thản nhiên, mày còn đứng nhăn răng ra cười khi một con đàn bà ngoại quốc, con đàn bà của tộc người ngày xưa đã sang đây mổ bụng, ăn gan người Việt mình bây giờ trở lại, chỉ vì ních đầy một bụng đơ-la mà mày để cho nó dám cầm dép đập vào giữa mặt cơng dân mày, cái cô công nhân mà ngày trước mày đã từng ngủ với người ta, đã khốn khổ quỳ xuống chân người ta xin ban bố tình u thì tao sẽ khơng tha nữạ Đây là cái nhục lịch sử, cái nhục quốc thể mất rồi” (Ba lần và một lần). Những đường ranh giới hiển lộ và sự phán truyền bài học thông qua nhân vật như thế rất tiêu biểu cho tiểu thuyết của Chu Lai nói riêng, tiểu thuyết mơ phỏng thời kỳ đổi mới nói chung.
Trong tiểu thuyết Bến đị xưa lặng lẽ của Xuân Đức, câu chuyện được kể lại
bởi linh hồn của nhân vật Tôi – liệt sĩ Khảm. Tiểu thuyết là những biến thiên của lịch sử, của con người qua những năm tháng chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước rồi đến những năm đầu của công cuộc đổi mớị Những sự kiện trải dài qua 40 năm, xoay quanh một trong những địa danh nổi bật nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại: hai bên bờ sông Bến Hảị Tuy nhiên, trở đi trở lại như một biểu tượng nghệ thuật xuyên suốt, đầu mối của tác phẩm là bến đị Hói Cụ, cái bến đị xưa lặng lẽ ấỵ Tác giả chứng tỏ một bút lực tiểu thuyết dày dạn khi lồng ghép giữa những sự kiện thăng trầm của một giai đoạn lịch sử đặc biệt với sự trơi dạt của những kiếp người cá nhân. Có lẽ đó là hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt nhất của tác phẩm này, gắn liền với biểu tượng về bến đị ấỵ Tiểu thuyết được lạ hóa bởi góc nhìn trần thuật đặc biệt, một linh hồn của người trong cuộc, vừa có quyền năng “biết tuốt”, vừa đầy ngăn trở, bất lực. Câu chuyện mở ra bằng một phiên tòa đặc biệt, liên quan đến
những con người đã cùng gắn bó với nhau từ thuở thiếu thời, cùng gắn bó với lịch sử, từng yêu thương nhau, từng làm nhau đau, từng chìm đắm trong thù hận. Nhưng trên hết, đó là sự bao dung, vị tha của những con người đã “ngộ” ra sức mạnh của tình yêu thương và cả những giới hạn của lớp người họ, để làm nền cho một thế hệ mới, thế hệ con cháu của họ. Lương và Li là hai mặt của một bản thể, liên tục tráo đổị Thời thanh niên, Lương mơ mộng say đắm cha Cựu, và với bản tính mạnh mẽ, cơ đã rời bỏ làng quê Quách Xá của mình để vào làm Xơ trong xứ Đạọ Lương quăng mình vào niềm tin yêu khờ dại, trong trẻo với Cha Cựu để rồi đến khi chứng kiến sự thật phũ phàng (Cựu là tên tay sai thực dân, đạo đức giả, trong khi cao đạo với con chiên thì lại vụng trộm với Nắc, dân ngoại đạo). Trong sự đổ vỡ tuyệt vọng ấy, cơ đã tìm đến Khảm, đã ái ân, đã trút cả vào đó sự hận thù. Và Linh, sản phẩm của mối tình oan nghiệt ấy đã ra đờị Hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết, Lương đã gửi lại con cho Li để đi tìm Khảm. Và đây chính là khởi điểm cho mọi bi kịch của những con người đầy khao khát và trắc ẩn ấỵ Khi Li và Đọt vượt sông đưa Linh ra với cha mẹ, thì vì sự ích kỉ nhất thời (với rất nhiều trắc ẩn của lịch sử), hai người đã chưa thể công khai nhận con. Và từ đây, Li đã trở thành một người hồn tồn khác, với mục đích sống để trả thù. Những sự kiện kéo đến cứ cuốn họ ra xa nhau mãị Li trở thành con người hồn tồn khác, từ nụ cười cho đến tính cách. Li lấy Đọt mặc dù khơng có tình ụ Cuộc sống vợ chồng đúng nghĩa của họ chỉ diễn ra có 3 lần và một trong số đó đã sinh ra Nghĩạ Lương đã khơng thể chịu đựng được sự thăng tiến của Li, giờ đã là người đồng chí của mình nên đã bỏ về q với âm mưu mang theo đứa con gái nhưng bất thành. Và Lương đã trở về làng quê của mình, gồng mình lên để sống với những mối hiểm nguy của cả hai phía (cách mạng và quốc gia). Sau khi giải quyết hậu quả của việc Lương bỏ trốn, lần lượt Khảm rồi Đọt đã trở về chiến trường, nơi họ sống những ngày tháng hùng tráng nhưng cũng đầy bi kịch. Đọt là nhân vật được đặt trong sự tham chiếu với Rệ, anh cùng mẹ khác cha và Khảm. Rệ khơn ranh, bất nhân thì Đọt âm thầm, chan chứa tình yêu thương trong vẻ bề ngồi thơ ráp. Đọt kiên định nhưng cục mịch và bất cần cịn Khảm thì do dự, thiếu quyết đốn. Và cứ thế, các vòng quay của lịch sử đẩy họ đị Khảm sau khi được điều từ bí thư huyện ủy về chủ nhiệm chính trị đồn 31 thì hi sinh. Cách mạng thành công, Lương sống âm thầm tại quê nhà. Li trở thành Thường vụ tỉnh ủỵ Đọt
trở lại nơng trường, gắn định mệnh mình với việc chăn ni bị. Rồi anh trở về sống mai danh ẩn tích bên rìa làng nơi chơn nhau cắt rốn của mình. Nút mở trong bi kịch của những con người gắn bó với nhau ấy là sự kiện Đọt bị lừa, vơ tình tham gia vào âm mưu ăn cắp mộ liệt sĩ nhằm trục lợi của Rệ. Ở đây cũng cần phải nói thêm, Xuân Đức đã thể hiện rất rõ tư tưởng nghệ thuật của mình qua nhân vật Linh và Nghĩạ Hai nhân vật này kế thừa tất cả những mặt mạnh của lớp người đi trước. Chính họ là những người đã thu xếp ổn thỏa mọi chuyện để hàn gắn, quy tụ những