Bối cảnh lịch sử, văn hóa và sự vận động, đổi mới của tiểu thuyết Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 57)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa và sự vận động, đổi mới của tiểu thuyết Việt

sau năm 1986

2.3.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986

2.3.1.1. Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng

Công cuộc đổi mới tồn diện đất nước là bối cảnh văn hóa căn bản của sự vận động, đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986. Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra

đường lối đổi mới tồn diện đất nước với hàng loạt chính sách mang tính chuyển hướng chiến lược. Thái độ và bản lĩnh nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, dám đối mặt với quá khứ trên tinh thần nghiêm túc, khách quan, khoa học để đúc rút những bài học lịch sử là nền tảng quan trọng của nội hàm đổi mớị Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng đều nhanh chóng chuyển hướng. Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, những mạch nguồn đổi mới đã âm thầm tích tụ từ ngày thống nhất đất nước đã được khơi thơng, tạo ra khơng khí sáng tạo rộng mở và trực diện hơn. Ở phần trên, chúng tôi đã đề cập đến khơng khí cởi mở, khẩn trương đó trong lĩnh vực lý luận văn học của những năm đầu đổi mớị Nhìn lại những cột mốc đáng chú ý, từ bài viết Về một đặc điểm của

văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua (Văn nghệ, số 23, 6/1979) của Hoàng Ngọc Hiến đến bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh

họa (Văn nghệ, số 49, 50) của Nguyễn Minh Châu và sau này là bài viết Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực (Văn nghệ, số 20, 5/1988) của Lê Ngọc Trà, rõ ràng,

tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật là xu hướng chủ đạo, hoàn toàn nằm trong nguồn mạch đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng. Tinh thần ấy đã chi phối mạnh mẽ hoạt động sáng tạo, phê bình tiểu thuyết những năm đầu đổi mớị Hàng loạt tiểu thuyết mới ra đời đã ngay lập tức trở thành tâm điểm của các nhà phê bình. Cuốn Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng (1985) cùng với Thời xa vắng của Lê Lựu (1986) đã tạo ra dư luận rất sôi nổi với nhiều cuộc tọa đàm và các bài viết trên báo chí trong hai năm (1987, 1988). Hai tiểu thuyết Bên kia bờ ảo vọng (1987) và Những thiên đường mù (1988) của Dương

Thu Hương đã thực sự dấy lên trong giới phê bình cuộc tranh luận quyết liệt và gay gắt trong những năm 1987 – 1990. Đám cưới khơng có giấy giá thú (1989) của Ma

Văn Kháng ngay sau khi xuất bản đã có một cuộc hội thảo riêng tổ chức tại báo Văn

nghệ ngày 11-1-1990 với mười lăm ý kiến phát biểu và đã được giới thiệu lại trên tuần báo này ngày 10-2-1990. Sau cuộc hội thảo, rất nhiều ý kiến tiếp tục bàn luận về tiểu thuyết nàỵ Những mảnh đời đen trắng (1989) của Nguyễn Quang Lập đã tạo ra cuộc tranh luận gay gắt. Cuộc tranh luận trực tiếp kết thúc năm 1990, nhưng sau đó tiểu thuyết vẫn được gián tiếp nhắc đến trong nhiều cơng trình nghiên cứụ Cũng trong năm 1990, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường lại tạo ra

dư luận khá đồng thuận trong việc khẳng định những giá trị của tác phẩm. Trong ba tiểu thuyết được trao đồng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, nếu như

Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng được khẳng định ngay thì Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến

tranh) của Bảo Ninh lại có một số phận đặc biệt. Sự ủng hộ cũng như phê phán được

đẩy lên đỉnh điểm ở trung tâm của vấn đề là tác phẩm có tính chân thực hay khơng khi viết về cuộc chiến vừa quạ Sự “đụng độ” của những cách đọc này trên báo chí kéo dài đến năm 1995 và cho đến hôm nay vẫn chưa thực sự thống nhất. Cũng trong giai đoạn này, các tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân,... cũng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Chính sự xuất hiện và dư luận xung quanh những tác phẩm này, cùng những cuộc tranh luận trên bình diện lý luận đã dần xác lập môi trường sáng tạo và tiếp nhận mới đối với thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung như là sản phẩm của thời kỳ đổi mớị

Một bình diện khác rất quan trọng của thời kỳ đổi mới, đó là sự thay đổi chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường tạo bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hộị Nền kinh tế thị trường là bước đột phá, xác lập một bối cảnh, cơ chế văn hóa hồn tồn khác biệt so với thời kỳ chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Kinh tế thị trường đã tạo lập không gian dân chủ, kích thích và từng bước hình thành sự đa dạng trong sáng tạo và tiếp nhận văn học, chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng phai nhạt các loại hình thể tài sử thi, sốc dậy sức sống và định hình vị thế mới của thể tài thế sự và đời tư. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được vận hành đã tác động mạnh mẽ, dần hình thành và ngày càng mở rộng phẩm tính đại chúng của nền văn học. Tính đại chúng của văn học từ thời đổi mới bộc lộ ở “tính thương phẩm”, “tính tiêu dùng”, “tính thế tục”, “tính thơng tục”, “tính phục chế” và “tính lưu hành rộng rãi” [177, tr. 543-544]. Hệ quả tất yếu của sự vận động này là sự phân hoá của quan niệm văn học và thị hiếu thẩm mĩ của độc giả từ đơn nhất chuyển sang đa dạng. Chuyển từ “cấu trúc văn hóa” của thời chiến sang thời bình, khi dư âm chiến thắng dần nhường chỗ cho những lo toan về đời sống vật chất, cũng đồng thời là sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên tinh thần nhân bản. Đến đổi mới, nền kinh tế thị trường đã dần phá vỡ những bó buộc đối với cái tơi cá nhân trên bình diện văn hóạ Từ đây, bên cạnh cái ta, văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã ngày càng quan tâm thích đáng đến cái tơị Và khi những thân phận bé nhỏ, mong manh và đầy bất trắc trở thành nỗi quan hoài thường trực của nhà văn trên từng trang viết, thì rõ ràng, những chất liệu hiện thực mới đã hiện diện trong tiểu thuyết

với sự đa dạng vốn có của nó. Hiện thực trong tiểu thuyết từ thời kỳ đổi mới không chỉ là những cái tất nhiên mà còn cả ở những cái ngẫu nhiên, hiện thực đa chiều, nhiều tầng lớp, khơng phải chỉ có con người xã hội mà cịn có cả con người bản năng và con người tâm linh, con người với những chiều sâu bí ẩn của vơ thức, trực giác,....

Một thành tố quan trọng khác của thời kỳ đổi mới là sự đổi mới tư duy, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật. Tinh thần đổi mới tư duy trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được thể hiện toàn diện, cụ thể trong các cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn: Chỉ thị số 82- CT/TW của Ban Bí thư về cơng tác tư tưởng (ngày 15-4-1986); Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (ngày 15-12-1986); “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với văn nghệ sĩ”, báo Văn nghệ số 42 (17-10-1987); Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới” (ngày 28-11-1987); Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư: “Đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học nghệ thuật” (ngày 08-6-1989); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Nghị quyết 05- NQ/TW về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (ngày 16-7-1998); Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới” (ngày 16-6-2008);… Sự đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật thể hiện trọng tâm ở tinh thần “cởi trói”, bảo đảm tự do sáng tạo, định hướng văn nghệ sĩ bám sát, khám phá và phản ánh chiều sâu hiện thực, khơng ngừng tìm tịi, thể nghiệm những hình thức sáng tạo mới, khuyến khích sự đa dạng cá tính sáng tạo, khơng ngừng tiếp thu tinh hoa văn học, nghệ thuật thế giới để làm giàu có cho nền văn học nước nhà,… Có thể nói, sự đổi mới tư duy lãnh đạo văn nghệ nói chung, văn học nói riêng của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đã đáp ứng sự vận động tất yếu của thực tiễn đời sống văn học, trở thành một nhân tố hữu cơ của thực thể văn học Việt Nam thời kỳ đổi mớị Nhìn lại sự vận động, đổi mới của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt là tiểu thuyết trong giai đoạn 1986 – 1991 sẽ thấy rõ nổi lên trên

hết là bình diện phản ánh, theo đuổi đến cùng “sự thật”. Sau đó, tiểu thuyết chuyển hướng trong một thể nghiệm đổi mới sâu sắc hơn, trên tinh thần đổi mới cách viết, hướng tới định hình một ngơn ngữ nghệ thuật mới, cùng với đó là sự xuất hiện một thế hệ nhà văn và độc giả mớị Rõ ràng, trong giai đoạn đổi mới đầu tiên, tư duy, phương thức lãnh đạo của Đảng là rất kịp thời, trực tiếp thúc đẩy, tạo đà cho sự “bung ra” trên con đường đổi mới tiểu thuyết, tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ, sức ảnh hưởng đã ít nhiều phân tán, cùng với sự phân tán của lý tưởng thẩm mỹ, cá tính sáng tạo và thị hiếu tiếp nhận. Đây là vấn đề cần tiếp tục đặt ra trong những nghiên cứu khác, ở đây chúng tôi muốn khẳng định, sự đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật là một trong những nhân tố hữu cơ quan trọng tạo nên bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986.

2.3.1.2. Đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Nếu như cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng mang đến khơng khí dân chủ và sự phân hóa, đa dạng cá tính sáng tạo, thị hiếu thẩm mĩ tiếp nhận, thúc đẩy hành trình tìm tịi, biểu hiện hiện thực thì cơng cuộc hội nhập quốc tế đã mang đến một cơ hội khác, đưa hành trình đổi mới nền văn học đi vào quỹ đạo vận động của nền văn học thế giớị Suy cho cùng, công cuộc hội nhập quốc tế cũng là một ngã rẽ, một sản phẩm tất yếu của đổi mớị Trước đây, trong giai đoạn chiến tranh và thời kỳ bao cấp, hầu hết các phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khn hẹp trong các nước chung ý thức hệ thuộc “phe” xã hội chủ nghĩa thì đến thời đổi mới, quan hệ đã rộng mở đối với tất cả các quốc gia trên thế giớị Từ sau năm 1986, với đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương, Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp trong các diễn đàn khu vực quan trọng. Cho đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giớị Các mối giao lưu về văn hóa, văn học, nghệ thuật đã được quan tâm thúc đẩy như là một trong những trụ cột của ngoại giao quốc tế. Tuy vấn đề này còn nhiều điều phải bàn, nhưng rõ ràng, đối với đời sống văn học, công cuộc hội nhập quốc tế đã tạo sức hút mạnh mẽ, điều chỉnh và thúc đẩy q trình đổi mới, hiện đại hóa nền văn học.

Công cuộc hội nhập quốc tế đã tác động đến đời sống văn học trên nhiều bình diện, trong đó đáng chú ý nhất là sự tiếp thu ngày càng đa dạng các tư tưởng triết

mỹ thế giới từ cổ đại đến đương đại, đặc biệt là phương Tâỵ Trên bình diện lý luận, sự tiếp thu tư tưởng văn học nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1986 đã tạo điều kiện cho những tư tưởng hết sức phong phú, đa dạng xuất hiện trong đời sống văn học đương đạị Có thể kể đến một số tư tưởng triết mỹ cơ bản đã được quan tâm tiếp nhận ở Việt Nam sau năm 1986: 1/ tiếp thu trở lại đối với các tư tưởng văn học cổ điển phương Đông và phương Tây; 2/ tiếp thu tư tưởng mỹ học marxist phương Tây; 3/ tiếp thu tư tưởng văn học Nga - Xô; 4/ tiếp thu tư tưởng hiện đại, hậu hiện đại phương Tây [85, tr. 322-405]. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử văn học nước ta, sự tiếp thu các lý thuyết nước ngoài lại đa dạng và phức tạp như trong giai đoạn 30 năm đổi mới vừa quạ Đối với sáng tác, khơng cịn bị sàng lọc, bó buộc trong phạm vi tác phẩm từ các nước xã hội chủ nghĩa, từ sau năm 1986, những tác phẩm từ kinh điển đến hiện đại, đương đại thế giới đã được giới thiệu đến công chúng Việt Nam. Có một đặc điểm cần nhắc đến ở đây, khi các tư tưởng lý luận cũng như sáng tác của các tác giả thuộc nhiều trường phái, ở những bối cảnh lịch sử, văn hóa hết sức khác biệt được tiếp thu đồng thời đã tạo ra diện mạo đặc biệt phong phú, đa dạng, thậm chí phức tạp, phá vỡ thế ơm trùm của một hệ mỹ học thống nhất. Thực tiễn tiếp thu văn học thế giới ở Việt Nam từ đổi mới, một mặt góp phần thiết lập sự đa dạng, từng bước nâng cao thị hiếu thẩm mỹ tiếp nhận, mặt khác, với việc mở ra những chân trời rộng lớn đã tạo động lực thôi thúc nhà văn ngày càng chủ động hơn, chuyên nghiệp hơn trong hoạt động sáng tạọ Như vậy, công cuộc hội nhập quốc tế đã tác động sâu sắc đến sự lựa chọn và con đường hiện đại hóa của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó có tiểu thuyết. Xét trên bình diện mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, con đường vận động, phát triển hàng nghìn năm của tư tưởng phương Tây về mối quan hệ này cũng như những tư tưởng phương Đông, trực tiếp là Trung Quốc đã được giới thiệu, dần mang đến những quan niệm mới mẻ trong đời sống văn học.

Công cuộc hội nhập quốc tế gắn liền với sự tiếp cận, đưa Việt Nam trở thành một phần của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ hiện đại, trong đó nổi bật là cuộc cách mạng thơng tin với vai trị ngày càng quan trọng của internet. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Theo khảo sát của Phịng nghiên cứu và phân tích số liệu VNG, vào tháng 7 - 2010, ở Việt Nam đã có khoảng 31 triệu người sử dụng internet. Các nhà nghiên

cứu đã thống nhất vai trò của internet trong bối cảnh tồn cầu hóa đã tạo ra những cuộc “chấn động” đối với văn hóa tồn cầụ Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi về căn bản mối quan hệ truyền thống của các nền văn hóa, rút ngắn khơng chỉ khoảng cách địa lý, san phẳng rào cản, ranh giới hiện hữu, khiến cho các hiện tượng văn học nhanh chóng được tiếp nhận trên phạm vi tồn cầụ

Ở khía cạnh khác, cuộc cách mạng thơng tin làm thay đổi khả năng nhận thức thế giới của con ngườị Trong không gian mở và không ngừng kết nối, tranh biện, mỗi cá nhân đều có thiên hướng và khả năng trở thành cơng dân tồn cầụ Chỉ cần những cú click chuột, con người đối diện với vô vàn xa lộ thông tin, mà ở một phương diện nào đó, trở thành màng chắn diễn ngơn, đưa họ ngày càng xa rời thế giới vật chất hiện hữụ Các nhà nghiên cứu đã chứng minh thuyết phục về sự xuất hiện và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của thực thể văn học mạng ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)