Mô hình hiện thực sắp đặt và bức tranh thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 115 - 118)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mô hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.1.2. Mô hình hiện thực sắp đặt và bức tranh thế giới

Chối bỏ tính chất nguyên vẹn, thuần nhất, đáng tin cậy của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết mô phỏng, tiểu thuyết sắp đặt thể nghiệm mô hình thế giới mờ hóạ Gần đây, trong diễn ngôn lý luận, phê bình đã xuất hiện ngày càng nhiều khẳng định về sự có mặt của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn xuôị Mức độ được khẳng định có thể đậm nhạt khác nhau và đây là vấn đề cần tiếp tục bàn bạc, tuy nhiên, trong phạm vi tiểu thuyết, có thể khẳng định, việc xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật hỗn độn là ý thức nghệ thuật thường trực của các cây bút tiểu thuyết sắp đặt. Bức tranh thế giới của mô hình tiểu thuyết sắp đặt không còn hiện lên minh xác, sáng rõ với những đường viền hiển lộ và sự phân giới rõ ràng mà được chủ ý mờ hóạ Thế giới trong tiểu thuyết giờ đây hiện lên trong ấn tượng về sự hỗn độn, mờ đục, ẩn chứa vô vàn khả năng ghép nối tạo nghĩạ Những thể nghiệm trần thuật như vậy mở ra tính đa trị về nghĩa của tác phẩm tiểu thuyết.

Xây dựng mô hình bức tranh thế giới mờ hóa, các tác giả tiểu thuyết sắp đặt đã có những thể nghiệm độc đáo về thế giới huyền ảọ Lê Huy Bắc cho rằng, cái huyền ảo: “bao gồm thời kỳ hiện đại – hậu hiện đại, tuy có hình thức tương đối giống với cái huyễn tưởng khi con người điềm nhiên sử dụng yếu tố hoang đường vào tác phẩm, không mất công sức chứng minh nhưng đồng thời sự thể hiện ấy không nhằm biểu lộ sức mạnh của nó mà đa phần trở thành đối tượng bị động, tương ứng với quan niệm về cái chết của Chúa lẫn lý trí. Cái huyễn ảo của văn học hậu hiện đại

thôi không còn tạo cho người ta ảo giác về cái có thực để khiến người ta hoang mang sợ hãi nữa mà đa phần là ảo giác về cái không có thực để làm cơ sở kiểm định đạo đức và tâm tính con người [19, tr. 18-19]. Thể nghiệm cái huyền ảo, tiểu thuyết sắp đặt đã dựng nên thế giới vắng bóng con ngườị Các đường viền định biên thế giới không ngừng bị trộn lẫn trong hư ảo nhằm gián cách độc giả vào niềm tin và quán tính quy chiếụ Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, huyền ảo trở thành tính chất nền tảng tạo lập thế giới nghệ thuật. Mặc dù không khó để nhận ra trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương những địa danh có thực nhưng còn lại trong đó luôn luôn là thế giới mờ nhòe, hư ảọ Tất cả được đẩy đến trong thể nghiệm về sự xa xôi, quên lãng, của những bóng ma, những cơn mơ ám ảnh,… Đó thực sự là thế giới dị biệt, ngập tràn cô độc. Lã Nguyên khi phân tích thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài đã đưa ra nhận định: “Nói đến sáng tác của Phạm Thị Hoài hoặc Nguyễn Huy Thiệp, bao giờ tôi cũng nghĩ ngay tới câu chuyện về một

thế giới vô nghĩa, vô hồn. “Thế giới vô hồn” là câu chuyện xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Phạm Thị Hoàị “Cuộc đời vô nghĩa” là tứ truyện chi phối mạch vận động của câu chữ, hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [122]. Vô nghĩa, vô hồn, vô minh, vô lý, vô cảm,… như thế cũng có thể định danh cho mô hình thế giới nghệ thuật của các tác giả tiểu thuyết sắp đặt như Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Thuận,… Mô hình thế giới hư ảo sẽ quyết định những lựa chọn đặc thù trong tổ chức thế giới nghệ thuật. Cơ chế này đã được John Peck và Martin Coyle chỉ ra: “Giống hầu hết các khuynh hướng văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phản ánh sự bất an bản thể của thời đại (bản thể luận là một khuynh hướng triết học quan tâm đến bản chất của tồn tại). Các nhà hiện thực huyền ảo không còn chia sẻ sự giả vờ đầy tự tin của văn xuôi hư cấu hiện thực truyền thống về thái độ của chúng ta trong việc hiểu và miêu tả thế giớị Với vô vàn cách thức, tiểu thuyết của họ thách thức nhận thức truyền thống về một thế giới mạch lạc và nề nếp mà hậu thuẫn cho những kì vọng của văn xuôi hư cấu hiện thực để tái hiện hiện thực trong văn học. Kiểu cốt truyện tuyến tính truyền thống có thể bị bãi bỏ, quan điểm về người kể chuyện toàn tri truyền thống có thể bị tránh né, hoặc giả ở đối cực, người kể chuyện hẳn huênh hoang về sự hiện diện của gã hoặc cô ta, rốt cuộc cuốn tiểu thuyết có thể phản ánh được bản chất của văn xuôi hư cấu,

hoặc một cuốn tiểu thuyết chấp thuận cùng trạng thái đối với thế giới tâm trí như thế giới xã hội và vật lí” [19, tr. 27].

Cùng với bức tranh thế giới tản mạn, hỗn độn, các tác giả tiểu thuyết sắp đặt chủ trương mô hình đa trị về nghĩạ Michel Butor cho rằng: “Người viết tiểu thuyết không nhằm kể chuyện mà chỉ hình dung nó bằng một vài mẩu nữa mà thôi; và mặc cho người đọc dựng lại truyện” [51, tr. 439]. Như một hệ quả, ý nghĩa tác phẩm phụ thuộc vào kinh nghiệm thẩm mỹ của người đọc. Vô số khoảng trống giữa những mảnh ghép vừa là thách thức, vừa là căn nguyên dẫn tới sự khác biệt về hình hài của nghĩa ở từng độc giả. Đọc 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần], người đọc có thể quan tâm đến câu chuyện “trường tình” đầy ly kỳ, lắt léo của Mộng Hường, đến những câu chuyện đầy triết lý của Schditt, đến sự va đập của các nền văn minh, hay đơn thuần chỉ là năng lượng tư duy trong lối trần thuật giễu nhại,... Tình thế ấy cũng có thể gặp ở các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Thuận,... Điều đó thêm một lần lý giải vì sao những cuốn sách của các tác giả này đều rất khó đọc và thường gây nên những lầm lẫn, phân cực trong tiếp nhận. Như vậy, từ một hình thái hoàn toàn mới trong vị thế của các chủ thể giao tiếp trong tiểu thuyết sắp đặt so với tiểu thuyết mô phỏng, loại hình bức tranh thế giới ở hai mô hình này cũng có những khác biệt đáng kể, quy định đặc trưng của các bình diện truyện kể.

4.2. Tổ chức truyện kể

Nếu như trong tiểu thuyết phản ánh hiện thực theo mô thức truyền thống, kí hiệu hiện thực được lựa chọn và thiết lập theo nguyên tắc hợp lý, đảm bảo tính mạch lạc của truyện kể, mang lại cảm giác “tin tưởng” của độc giả vào câu chuyện thì trong tiểu thuyết thể hiện mô hình hiện thực sắp đặt, mạch truyện kể luôn được tác giả chủ tâm kéo giãn, tạo lập những đứt gãy một cách chủ ý. Bằng những sáng tạo đa dạng, tiểu thuyết sắp đặt sau năm 1986 đã thể nghiệm những cách tân nghệ thuật đa dạng nhằm phá vỡ tính minh xác của thế giới, chia tách truyện kể thành vô số những mảnh ghép. Việc phá vỡ trật tự tuyến tính của truyện kể, các mối liên kết nhân quả của sự kiện, các nhà tiểu thuyết đã có những thể nghiệm phong phú để tổ chức truyện kể. Phân tích các tác phẩm thuộc mô hình tiểu thuyết sắp đặt, chúng tôi nhận thấy một số phương thức tổ chức truyện kể nổi bật: theo dòng ý thức; ghép mảnh; lai ghép các hình thức thể loạị Thực ra cả ba thủ pháp này đều nhằm tổ chức

truyện kể phân mảnh, rời rạc, nhấn mạnh vai trò của cái biểu đạt trong tâm thế tham gia mật thiết vào thế giới hỗn độn, phi trung tâm của chủ thể truyện kể. Vì vậy, việc định danh này sẽ được chúng tôi kiến giải thêm trong phần phân tích dưới đâỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)