Theo dòng ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 118 - 123)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mơ hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.2.1. Theo dòng ý thức

Dòng ý thức (stream of conciousness) trong văn học là thuật ngữ dùng để chỉ một xu hướng văn học quan trọng của thế kỷ XX. Bắt nguồn từ những thành tựu tâm lí học của William James, Phân tâm học của Sigmund Freud, Tâm lí học phân tích của Carl Gustav Jung, Triết học trực giác của Henri Bergson,… dòng ý thức trong văn học là những cố gắng đạt đến sự chân thực của tâm lí cá nhân. Sự phá bỏ những trật tự logic của thế giới khách quan vốn là sản phẩm của tư duy duy lý, dòng ý thức trong văn học chủ trương khám phá những bí ẩn thực sự của con người và thế giới, nơi mà lí trí của con người khó bề đạt đến. Những cách tân hình thức của văn học dịng ý thức là những cố gắng đạt đến sự chân thực của ý thức cá nhân, của dịng chảy khơng ngừng, bất định với đầy rẫy những hình ảnh, ảo giác. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào viết: “Hướng nội, hướng về thế giới bên trong chẳng những là dấu hiệu xác định đối tượng miêu tả chủ yếu của độc thoại nội tâm, mà cịn là hình thức phát biểu của nó […]. Quả vậy, sức mạnh của phương tiện nghệ thuật này chính là tính chất tức thì của dịng tâm tư” [51, tr. 491-492]. Trong nhận định này, tính chất hiện tại, tức thì của dịng ý thức được quan tâm đặc biệt trong tương quan với độc thoại nội tâm. Văn học dòng ý thức viết về tâm lí và ý thức nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ thông qua độc thoại nội thân, tự do liên tưởng. Ví như trong dòng ý thức của Marcel Proust, từ một sự việc ở thời hiện tại, nhà văn nhớ lại một kỷ niệm ở thời quá khứ, và cứ thế, kỷ niệm nọ gợi lại kỷ niệm kia, làm cho cuốn tiểu thuyết cứ trôi đi trong không gian và thời gian vô định, lôi cuốn người đọc vào dòng chảy của đời sống tâm lý cá nhân. Marcel Proust đã ghi lại cơ chế này trong Lời nói

đầu chống Sainte – Beuve như sau: “Có một ngơi nhà nghỉ ở quê nơi ngày trước tôi

thường về nghỉ hè. Đôi khi tôi vẫn nghĩ về những ngày hè ấy, nhưng đó khơng thật là chúng. Chúng rất có thể đã mất đi mãi mãị Nhưng chúng đã sống lại trong tôi nhờ một sự tình cờ, cũng giống như mọi sự phục sinh khác. Một chiều nọ, khi về đến nhà, lạnh cóng vì băng tuyết mà khơng thể sưởi ấm, tơi liền ngồi đọc sách dưới ánh đèn trong phòng; thấy vậy, bà làm bếp già bèn mời tôi một chén trà mà thường ngày tơi khơng bao giờ uống. Sự tình cờ dun dủi bà mang thêm cho tôi mấy lát bánh

sấỵ Tôi chấm bánh vào nước chè và đúng lúc đưa miếng bánh vào miệng, khi tôi cảm thấy vị bánh ngấm đẫm nước trà trong vịm miệng, tơi bỗng thấy bối rối, tôi thấy mùi cây mơ hạc, mùi cây cam, một cảm giác tràn đầy ánh sáng kì lạ và hạnh phúc; tơi lặng đi, sợ rằng chỉ một cử động nhỏ cũng làm ngưng lại điều đang diễn ra trong tôi, điều mà tôi không thể nào hiểu nổi; tôi quyến luyến với miếng bánh nhỏ mềm như hóa được bao nhiêu phép lạ, chính lúc đó, tấm màn che phủ trí nhớ đang lay động bỗng mở toang và những ngày hè ở ngôi nhà nơi thôn quê mà tôi đã kể bỗng tràn vào tâm trí tơi cùng những buổi sáng mùa hè, kéo theo chuỗi những ngày hạnh phúc. Khi đó, tơi bỗng nhớ lại rằng ngày nào cũng vậy, buổi sáng, sau khi mặc quần áo xong, tôi xuống buồng ông, lúc đó ơng tơi vừa thức giấc và đang uống trà. Bao giờ ông cũng chấm một miếng bánh quy vào chén nước trà và đưa tôi ăn. Khi những ngày hè đó qua đi, vị bánh chấm nước trà trở thành một trong những nơi ẩn náu của quá khứ, của thời gian đã chết – đã chết đối với trí tuệ; chắc tơi khơng thể tìm được nó, nếu như chiều đông nọ, khi tôi về nhà lạnh cóng bởi băng tuyết, bà làm bếp khơng mang cho tơi tách trà có khả năng làm sống lại dĩ vãng nhờ một thỏa thuận thần diệu mà tôi không được biết” [176, tr. 40-41]. Văn học dòng ý thức phá vỡ kết cấu trần thuật trật tự và tuyến tính, lấy dịng ý thức và hoạt động tâm lí của nhân vật làm sợi dây kết cấu xuyên suốt tác phẩm, đảo lộn trật tự không gian, thời gian tự nhiên, quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc là đồng hiện, hoặc giao nhau, hoặc đảo nhau, có khi lấy dịng ý thức và hoạt động tâm lí nhân vật là một sợi dây từ một điểm tỏa đi nhiều hướng để tổ chức truyện kể. Những điều này đều làm cho tính hồn chỉnh của câu chuyện bị chia tách, tính liên tục của tình tiết bị thủ tiêu, tâm lí nhân vật không phù hợp logic, chỉnh thể trần thuật nhảy vọt, xáo trộn. Văn học dòng ý thức chủ yếu vận dụng độc thoại nội tâm, và liên tưởng tự do… Văn học dịng ý thức cũng có nét đặc sắc trong việc sử dụng ngơn ngữ. Hướng tới biểu hiện chiều sâu ý thức nhân vật, biểu hiện cảm xúc triền miên, bấn loạn, biểu hiện một cách sinh động, chân thực ý thức, tiềm thức, văn học dòng ý thức thường phá vỡ các quy phạm ngữ pháp, logic lí tính, thậm chí hỗn loạn, đảo lộn. Các tác phẩm tiểu biểu của văn học dịng ý thức có thể kể tới: Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf;

Ulysses của James Joyce; Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust; Âm thanh và cuồng nộ của William Faukner;…

Dòng ý thức đã được một số cây bút tiểu thuyết sau năm 1986 vận dụng như là một cơ chế quan trọng trong nghệ thuật tổ chức truyện kể. Tuy chưa có những tác

phẩm đẩy đến giới hạn toàn triệt của văn học dòng ý thức, tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, ở cấp độ kỹ thuật cấu trúc truyện kể, dòng ý thức đã được các nhà tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới thể nghiệm một cách có ý thức, mang lại những hiệu ứng thẩm mĩ tích cực. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã tổ chức truyện kể theo dịng ý thức của Kiên, người lính trinh sát của tiểu đoàn 27, người duy nhất sống sót trở về với cuộc sống hồ bình. Tác phẩm là sự lồng ghép hai mạch truyện, một về Kiên, một về cuốn tiểu thuyết của Kiên. Đây là sự bấn loạn tinh thần của Kiên trong tiểu thuyết của anh: “Mặc dù vẫn hết trang này sang trang khác, chương này sang chương khác, song càng viết Kiên càng âm thầm nhận thấy rằng, tuồng như không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh. Và hồn tồn khơng cưỡng nổi, mỗi ngày Kiên một dấn mình thêm vào vịng xốy của nghịch lý hiểm nghèo ấy của bút pháp. Ngay từ chương đầu tiên cuốn tiểu thuyết của anh đã buông lơi cốt truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo, khơng kể gì đến tính hợp lý, bố cục bấn loạn, dịng đời các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu hứng. Trong từng chương một Kiên viết về cuộc chiến tranh một cách rất tuỳ ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh của riêng anh. Và cứ thế, nửa điên rồ, Kiên lao đầu vào chiến đấu lại cuộc chiến của đời mình một cách đơn độc, phi hiện thực, một cách cay đắng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc” (Nỗi buồn chiến tranh). Và đây là câu chuyện về cuốn tiểu thuyết của Kiên được kể lại bởi người kể chuyện xưng tôi (xuất hiện cuối tác phẩm): “Tôi đã chép lại hầu như tồn bộ theo đúng cái trình tự tơi có được ấy, chỉ lược đi những trang khơng thể đọc nổi vì mực bị phai, vì viết quá tháu, những trang rõ ràng là trùng lặp, những mẩu thư nói những chuyện người thứ ba không thể hiểu nổi hoặc những mẩu ghi chép linh tinh tối nghĩạ Khơng hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như người chơi Rubic vậy thôi” (Nỗi buồn chiến tranh). Những chỉ dẫn nêu trên cho thấy rất rõ ý đồ cấu trúc truyện kể của Bảo Ninh. Chảy trôi đi trong tác phẩm là vô vàn những mảnh ghép quá khứ rời rạc, đảo luộn ngược xuôi, triền miên vô tận hiện về trong tâm trạng rối bời, bấn loạn của trạng thái chấn thương tinh thần ở Kiên. Đó là ký ức về chiến tranh, về đồng đội, về gia đình, về tình yêu và cả những trăn trở vật vã về ý thức của một nhà văn, về sự tồn tại của bản thể, để được thấy qng đời

mình sống có ý nghĩa,... Có thể liệt kê trình tự những sự kiện chính, những mảnh vụn quá khứ hiện về trong tâm trí Kiên như sau: Mùa khô năm 1976 – Kiên trong đội quy tập hài cốt liệt sĩ; Mùa khô năm 1969 – Tiểu đồn 27 chết gần hết ở trng Gọi Hồn; Mùa mưa 1974 – Kiên và trinh sát cúng giỗ các linh hồn trong truông; Cuối tháng 8/1974 – Nạn hoa hồng ma; Cuối tháng 9/1974 – Can, đồng đội của Kiên bỏ trốn và chết bi thảm; Mùa mưa 1974 – Cuộc tình ma mị của những người lính trinh sát với ba cô gái và kết cục bi thảm, điều đó gợi lại kí ức của Kiên về Phương; Năm 1968 – Sự hi sinh của cô giao liên Hịa ở trng Gọi Hồn; Cuối mùa thu 1976 – Trên chuyến tàu Thống Nhất ra Bắc, Kiên gặp mối đồng cảm với Hiền; Sau 1976 – Kiên trở lại trường đại học và trở thành nhà văn; Mùa khô 1966 – Cái chết bi thảm của Quảng, đồng đội của Kiên; Mùa xuân 1965 – Cha Kiên chết, Phương bước sang tuổi 17, đẹp rạng ngời; Đầu mùa mưa 1969 – Kiên bị thương nặng, nằm dưỡng thương và miên man ký ức về Phương; Năm 1961 – Kiên 13 tuổi, chớm nở tình yêu ngây thơ con trẻ với Phương; Mùa hè 1965 – Kiên vào bộ đội; Cuộc Mậu Thân 1968 – Hòa giao liên hi sinh để Kiên được sống;... Tất cả những sự kiện, chi tiết, những nỗi ám ảnh, những đớn đau, ân hận, xúc cảm yêu đương,... sống dậy, đồng hiện trong giấc mơ chập chờn, đứt đoạn của Kiên. Nếu người đọc chủ ý tìm đến sự mạch lạc của sự kiện sẽ bị rối và sự phục dựng dòng sự kiện sẽ ngay lập tức bỏ rơi tiềm năng của nghĩa vốn được nhà văn chủ ý tạo sinh bởi sự ám gợị Những định dạng thời gian liên tục có xu hướng mờ nhòa trong dòng ký ức với những chỉ dẫn như: thời ấy, hồi đó, những ngày ấy, đêm ấy, một chiều nọ, chiều hơm ấy, hồi xưa, năm ấy, hồi đó đã lâu lắm rồi,... Quá khứ đứt đoạn luôn hiện diện,

chen lấn trong hiện tại tạo thành những mảnh vỡ thân phận, chìm đắm trong bóng đêm và những giấc mơ chập chờn, bất định. Bảo Ninh đã thể nghiệm trong tiểu thuyết này vơ số những hình ảnh gợi ảo giác trong ý thức mờ hóa thế giới với dịng chảy trơi miên man, hư vơ của dịng ý thức.

Trong Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình Phương đã dày cơng phục dựng một thế giới với vô vàn những đổ vỡ trong dòng ý thức của em. Truyện kể được tổ chức xuyên suốt trong một mạch duy nhất là hồi ức của em. Mở đầu tiểu thuyết là điểm mốc “chẳng mấy tháng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuổi” và kết thúc là sau sinh nhật, đúng bảy giời ba phút, em lên tàu rời bỏ Hà Thành. Toàn bộ thời gian truyện kể dàn trên hơn trăm trang tiểu thuyết là dòng hồi ức chập chờn của nhân vật. Đó là hồi ức

về Tuấn, người tình đầu tiên bên cạnh những suy cảm về Vũ, người tình hiện tại của em; nỗi ám ảnh về người đàn bà áo vàng cùng hai người đàn ông điên; những kỷ niệm tuổi thơ, những câu chuyện về bạn học trong quá khứ và hiện tại; xen giữa là cuộc sống gia đình và cơng sở; về cây điệp vàng trên phố Bà Triệu;... Đó thực sự là bản tạp âm đứt đoạn của trí nhớ, mà lại là trạng thái trí nhớ suy tàn. Tất thảy chỉ cịn lại dòng chảy đứt đoạn, vô thủy vô chung, mờ ảo,... Thể nghiệm toàn bộ mạch truyện với mê cung của ký ức trước lúc cạn kiệt, Nguyễn Bình Phương đã tước bỏ hầu hết những đường viền minh định thế giới, biến nó thành thực thể mù mịt, hư ảọ Trong cái trí nhớ sắp đến độ suy tàn ấy của em, Vũ, Tuấn, người đàn ông điên, chiếc áo màu ghi xám, cây điệp vàng,... đều trập trùng hư ảo như những ám gợị Đó là thế giới khơng có xung đột, là thế giới của những ấn tượng ảo giác. Trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Bình Phương, cịn có thể bắt gặp những dòng hồi ức miên man như thế ở Khẩn (Ngồi), Hoàn, Thắng (Người đi vắng),...

Trên hành trình thể nghiệm dịng ý thức như một nỗ lực phế bỏ vị thế của xung đột và sự kiện trong tổ chức truyện kể, Thuận là nhà văn viết bằng tiếng Việt có nhiều đóng góp. Trong Chinatown, tác giả triển khai truyện kể thành một khối ký ức đơng đặc trong hình thức liền mạch, không chia chương, đoạn, khơng có dấu xuống dịng,... Đó là dịng hồi ức miên man, chồng chéo của nhân vật xưng “tôi”. Quá khứ, hiện tại, tương lai gắn bện không tách rời và liên tục chuyển hóa, đan ghép. Biên độ truyện kể từ điểm đầu khi “đồng hồ đeo tay chỉ số mười” đến khi “đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai”, trong hồn cảnh “tơi” bị kẹt tại ga tàu điện ngầm. Và cảnh gợi cảnh, sự kiện gọi sự kiện chảy trơi bất định trong quỹ đạo dịng ý thức nhân vật: đó là quá khứ, những biến động của cuộc đời tôi từ trẻ cho đến 39 tuổi được gắn chung với những sự biến: xã hội Việt Nam thời bao cấp, buổi giao thoa của nền kinh tế thị trường, mở rộng ra còn là chuyện xã hội Pháp hiện đại, chiến tranh Iraq, cộng đồng người Hoa ở nước ngồi, là câu chuyện tình u hơn nhân đầy vô vọng, khủng hoảng nối tiếp trong quá khứ. Đây là một trong những đoạn văn tiêu biểu như thế trong cơ chế vận hành mạch truyện theo dòng ý thức: “Tơi là hiện tại cịn Thụy là tương laị Tơi là mẹ cịn Thụy là bố. Tơi là nước Pháp cịn Thụy là Chinatown. Tơi là điểm khởi hành cịn Thụy là đích đến. Tơi là ba con chim quay húng lìu trưa chủ nhật, là bát canh rau đay mồng tơi những hôm đau

họng, là trường cấp hai mỗi năm phải lên một lớp, là hai giờ tiếng Hoa một tuần phố Tolbiac, là lớp cơng – phu có ba võ sư luyện mười lăm đồ đệ, mỗi quý phải thay một cái đaị Thụy là cuộc nhảy dù xuống Bagdad sáu năm nữa, là chân đại diện cơng ti Taifeng tại vùng Vịnh, là hai nghìn cộng đồng Hoa kiều, là quốc gia không biên giới,… (Chinatown). Xu hướng hòa tan xung đột, sự kiện, vốn là những phạm trù xương sống trong tiểu thuyết mô phỏng, trong dịng ý thức chảy trơi như thế cịn có thể bắt gặp ở Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà. Nhân vật Cẩm My ngập tràn những hồi ức quá khứ với những câu chuyện hồi trung học, về cuộc thi hoa hậu học đường, về Vũ, về bố mẹ, về nhân tình của mẹ,... Tất thảy những mảnh vỡ ấy ln có xu thế mờ nhịe, lẫn lộn vào nhau, đan xen trong sự bất lực kiểm soát của ý thức. Hoa, Khánh trong Người sông Mê của Châu Diên; những chập chờn bất định

của anh Ba trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can;...

Trở lên, chúng tơi đã phân tích và chứng minh, các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 đã có những thể nghiệm cơ chế dịng ý thức như một phương thức tổ chức truyện kể. Việc vận dụng dòng ý thức là sự chia tay với mơ hình hiện thực mơ phỏng, từ bỏ tham vọng phản ánh tầm vóc rộng lớn của hiện thực khách quan theo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)