Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Tổ chức trần thuật
3.4.1. Tính ưu trội của hệ thống trần thuật phân cấp
Trần thuật là bình diện quan trọng của tác phẩm tự sự và là một vấn đề rất phức tạp. Nó được xem như là “bình diện hành ngơn của phát ngơn trần thuật tạo thành sự tác động trực tiếp của diễn ngôn sáng tạo với ý thức tiếp nhận” [37]. Mặc dù cách hiểu về vấn đề này đến nay còn nhiều khác biệt, tuy nhiên có thể khẳng
định, người trần thuật và điểm nhìn trần thuật là hai yếu tố trung tâm trong tổ chức trần thuật. Liên quan đến người trần thuật, vấn đề ngôi trần thuật liên đới, chế định điểm nhìn, tiêu cự trần thuật: “Điểm nhìn được định hình bằng hành động trần thuật khơng tách rời với nhãn quan tác giả bộc lộ tiềm ẩn trong văn bản. Bởi vì, nói một cách nghiêm nhặt, các khn hình được mở ra cho cái nhìn bên trong (tinh thần) của chúng ta có quan hệ trực tiếp với điểm nhìn của khán giả hàm ẩn trong văn bản” [37]. IụM. Lotman cho rằng, khái niệm điểm nhìn giống như khái niệm “súc đồ” trong hội họa: “Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa hệ thống với chủ thể của nó (trong ngữ cảnh này, “hệ thống” có thể vừa thuộc ngơn ngữ học, vừa thuộc hệ thống khác, ở cấp độ cao hơn). Chúng tôi hiểu “chủ thể của hệ thống” (hệ thống tư tưởng hệ, hệ thống phong cách,…) là một ý thức có khả năng sinh ra một cấu trúc đồng dạng và, nhờ đó, được kiến tạo khi cảm thụ văn bản” [125, tr. 219]. Trong các diễn ngôn truyện kể truyền thống (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích), người trần thuật tồn tri là một chủ thể quyền năng thâu tóm khơng chỉ tồn bộ diễn biến của các sự kiện, các biến cố mà còn là người nắm giữ bản chất của các sự kiện, biến cố đó. Đó chính là kiểu người trần thuật được uỷ thác, giao phó quyền nắm giữ chân lý, sự thực, bản chất của thực tạị Chính vì thế, lời trần thuật mang tính chất độc thoại và đơn thanh: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan điểm mang tính độc tơn, duy nhất, không cần tranh chấp hay tranh cãi với bất kỳ một đối tượng nào khác mà chỉ xác tín tồn bộ sự thực của câu chuyện đã được uỷ thác bằng lời kể mang tính chất phi cá thể hố nhưng lại chứa đựng những hàm nghĩa sâu xa, những điều có thể suy ra từ những sự kiện cụ thể đã được trình bày chi tiết. Về bản chất, người trần thuật tồn tri và điểm nhìn đơn nhất sẽ không thể vươn tới kết quả tạo lập tính chất vơ hạn, phức tạp của hiện thực trong thế giới hữu hạn của tác phẩm văn học. Chính bởi vậy, xu hướng mở rộng hạn định của người trần thuật gắn với tính chất đa dạng của điểm nhìn đồng hành cùng nỗ lực phục dựng cuộc sống sinh động trong tác phẩm tự sự. IụM. Lotman đã kiến giải thuyết phục về cơ chế này: “Chúng ta thấy rằng trình tự phá vỡ phong cách – ngữ nghĩa không tạo ra điểm nhìn tập trung, mà tạo ra điểm nhìn phân tán, đa bội, loại điểm nhìn sẽ trở thành trung tâm của siêu hệ thống được cảm nhận như là ảo giác về bản thân hiện thực. Hơn nữa, với phong cách hiện thực chủ nghĩa, loại phong cách có tham vọng thốt khỏi sự hạn hẹp của tính chủ quan ở các điểm nhìn tu từ - ngữ nghĩa để tái tạo hiện thực
khách quan, thì điều cốt yếu là tương quan đặc thù giữa các trung tâm đa bội ấy, giữa các cấu trúc khác nhau (tồn tại cạnh nhau, hoặc chồng xếp lên nhau): từng cấu trúc trong đó khơng thay thế cho nhau, mà có quan hệ với nhaụ Rốt cuộc, văn bản khơng chỉ chứa đựng cái ý nghĩa mà nó có nghĩa, mà cịn chứa đựng một cái gì khác. Nghĩa mới khơng chỉ thay thế nghĩa cũ, mà cịn tương liên với nó. Kết quả là mơ hình sẽ tái tạo được một bình diện quan trọng của hiện thực, giống như tái tạo cái vô cùng vơ tận của nó trong một kiểu diễn giải hữu hạn” [125, tr. 232].
Trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986, các nhà văn đã thể nghiệm chủ yếu kiểu dạng người trần thuật toàn tri, nắm giữ chân lý và phân cấp nó thống nhất ở các nhân vật. Tầm nhìn, điểm nhìn và thái độ đánh giá của nhân vật như thế là sự phân tán có chủ đích của người trần thuật tồn trị Trong Hồ
Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh sử dụng đan xen hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba
và ngơi thứ nhất. Người trần thuật trao điểm nhìn và chức năng trần thuật cho Hồ Nguyên Trừng xưng tôi kể chuyện trong 165/802 trang của cuốn tiểu thuyết (Chương II: Hồ Nguyên Trừng; Chương VI: Cô gái vườn mai; Chương XII (một phần): Đường lên Yên Tử; Chương XIII (một phần): Hội thề Đốn Sơn. Hình thức đan xen các điểm nhìn như vậy đưa độc giả liên tục trải nghiệm cùng tâm trạng nhân vật, tạo lập nhiều góc nhìn, cách đánh giá về cùng một nhân vật. Trong tiểu thuyết này, người đọc nhận thấy Hồ Quý Ly hiện lên đa dạng, phức hợp: Con người này chứa đựng khối ý chí, khát khao lớn lao nhằm thay đổi, canh tân đất nước (điểm nhìn của Hồ Hán Thương, Nguyễn Cẩn), đa mưu, đa sát, thâm hiểm (điểm nhìn của Trần Nguyên Uyên, Trần Khát Chân), vừa vĩ đại, vừa bạo tàn (điểm nhìn của Phạm Sinh, Sử Văn Hoa), thành thực yêu và biết rung động trước tình u (điểm nhìn của Huy Ninh), cũng có những giây phút cơ đơn, yếu đuối, đáng thương (điểm nhìn của Hồ Nguyên Trừng)… Tạo dựng nhiều điểm nhìn và từ các điểm nhìn ấy, Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa rõ nét hai mặt tính cách ở cả phần khuất lấp và lộ diện, cả phần sáng và phần tối của một trong những nhân vật phức tạp bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Tương tự như vậy, trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh lại hướng
vào kiến giải sức mạnh văn hóa Việt với việc tạo dựng nhiều điểm nhìn gắn liền với quan điểm đánh giá khác nhaụ Hình tượng mẫu được nhìn từ góc độ thiêng liêng của dân làng Cổ Đình, đặc biệt là những người phụ nữ, đó là điều linh thiêng, mầu
nhiệm; còn với những nhà chinh phục thuộc địa, điểm nhìn được phân tán theo hai chiều hướng: chiêm ngưỡng, thức tỉnh (Pierre, René) hoặc coi thường, chế giễu (Philippe, Julien). Nhà văn tổ chức rất tinh tế điểm nhìn trên nguyên tắc đối thoại, ở đó có sự giăng mắc, đan cài các đối thoại ngầm: dân tộc (Pháp – Việt – Trung Quốc), trong mỗi dân tộc lại đan cài nhiều chủ thể tính (các thế hệ người Việt, thành phần xã hội,…), Pháp (thực dân – nhà khoa học – nghệ sĩ – nhà truyền giáo), Trung Quốc (chú khách). Bao trùm lên các đối thoại nhỏ là cuộc đối thoại lớn, đối thoại về văn hóa, tư tưởng. Cuộc đối thoại, tranh cãi tuy chưa có hồi kết, song chúng ta cũng cảm nhận được ưu thế của những người coi trọng và bênh vực tín ngưỡng bản địạ Trong cuộc đụng độ Đông – Tây quyết liệt này, dường như chỉ có sức mạnh của người phụ nữ giàu sức sống, đằm thắm, dịu dàng, cam chịu mới neo giữ được bản sắc văn hóa Việt. Chính việc kiến tạo, tổ chức các góc nhìn, cách nhìn, quan điểm nhìn đã giúp nhà văn thể hiện sự luận giải, đối thoại đa chiều về nhiều vấn đề trong quá khứ một cách sinh động. Hình thức phân cấp điểm nhìn với sự chế định của người trần thuật tồn tri như thế có thể bắt gặp ở hầu khắp các tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 như Đội gạo
lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Ngược dòng nước lũ
của Ma Văn Kháng, Minh sư của Thái Bá Lợi, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,…
Với sự phân cấp trần thuật, thống nhất các điểm nhìn, người trần thuật ẩn tàng trong tiểu thuyết mơ phỏng ln có xu hướng chen lấn, hiển lộ sự chia sẻ, bình luận, đánh giá đối tượng. Đây là một trong những đoạn văn tiêu biểu như thế: “Vậy thì lão Quềnh được ưu ái hay lão phải chết hai lần? Chôn xuống lại moi lên là điều xưa nay người ta cấm kị. Nhưng lão Quềnh ơi! Để được nằm trong bộ áo quan, nghĩa là được chết bình đẳng như những người chết khác, lão phải vui lòng nhận thêm một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi taỵ Nghĩa là lão phải hi sinh một lần nữa để cứu vớt danh dự cho những người khác đấy! Sứ mệnh của lão thế mà to! Thơi thì đại xá cho sự thông minh của người đời, lão Quềnh ạ!” (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Ở đây, người trần thuật đã trực tiếp xuất hiện để an ủi nhân vật mà thực ra là nhằm biểu lộ cảm quan đánh giá của nó. Với vị thế phân cấp trần thuật thống nhất như thế, có khi tác giả lại để cho nhân vật triết lý, nói lên bài học dụ ngơn của cả tác phẩm. Ví như, trong lúc hấp hối, lão Chép đã nói cả tư tưởng của Dịng sơng mía:
muốn sống hiền hịa với mình. Giờ thì nghĩ lại, muộn quá rồị Mình ơi, nhớ… không phải ở đời cái gì cũng ăn được, cũng uống được, cũng lấy được, giống gì cũng giết được. Giết hết thì mình sống với aị Phá hết thì mình ở chỗ nàọ Những kẻ lấy chết chóc làm vui sướng, làm sự oanh liệt trước sau thế nào cũng bị quả báọ Tơi bị trời phạt. Mình!” (Dịng sơng mía). Ơng Nghĩa, trước khi bị xử bắn cũng khẩn khoản: “Thưa ông, thưa các ông, nếu các ông bắn tôi, trước khi chết tôi chỉ xin một điều, các ơng đừng có đập phá đền chùa, miếu mạo, vì đó là tài sản cha ơng để lại cho con cháụ Ông ơi, làm người cần dành chỗ để thờ, cịn giữ cái để mà sợ. Khơng kính, khơng thờ thì con cháu sẽ đánh chửi lại cha mẹ; khơng cịn gì để sợ từ ngơi cao nhất đến người cùng đinh tất thảy sẽ thành kẻ ác” (Dịng sơng mía). Đây là lời Trịnh Bá Hồnh nói với con trai trưởng là Trịnh Bá Hàm: “Ở đời hịn đất ném đi, hịn chì ném lạị Có vay có trả... Đến đời anh anh phải nhớ. Chuyện thằng Phúc với con Son dạo trước, thầy biết cả! Tha thứ cho vợ là phảị Đấng nam nhi có khi lấy đĩ về làm vợ, nhưng không được lấy vợ về làm đĩ...” (Mảnh đất lắm người nhiều ma).
Điểm nhìn phân cấp là điểm nhìn có tính chất và đóng vai trị liên kết. Về bản chất, điểm nhìn liên kết ln duy trì và đảm bảo tính chất q trình, thống nhất trong sự vận động và phát triển của nhân vật. Mặc dù nhà văn tổ chức sự luân phiên điểm nhìn, trao điểm nhìn cho nhân vật nhưng tính phân cấp cho phép thu hút tất cả những trường nhìn ấy vào chủ đề chung; bổ sung, tập hợp, hoàn chỉnh nhân vật. Phân cấp trần thuật như thế đóng vai trị một ngun tắc tiếp cận chân lý đã xong xuôi, trực tiếp tham gia chỉ dẫn người đọc trong quá trình tìm nghĩa ẩn tàng trong tác phẩm. Ta hiểu vì sao, tiểu thuyết mô phỏng dụng công mô tả nội tâm nhưng đó đều là những dịng tâm lý đã xảy ra, được tác giả kể lạị Mơ hình này là hồn tồn phù hợp với thế giới nghệ thuật mơ phỏng và khác biệt so với mơ hình sắp đặt khi nhà văn chủ ý đẩy nhân vật lên phía trước trong sự thăm dị của ngịi bút. Đây là đoạn văn rất tiêu biểu cho đặc điểm này, khi Đào Thắng viết về thế giới nội tâm của bà Mến trong Dịng sơng mía: “Bà Mến lầm rầm đọc kinh cầu nguyện. Bà nghĩ đến đấng tối cao, không bằng lịng quở phạt bà với ơng Quỹ Nhất. Trong ý nghĩ cất sâu tận đáy lịng, cả bà và ơng Quỹ Nhất đã làm điều trái với lẽ đạọ Giá khi bà cả mất đi đã giăng giối lại, bà liều đến ở với ông Quỹ, thu vén cả gia đình nhà ơng ấy vào trong tay thì có khi bà đã là vợ ơng, để rồi khơng xảy ra cái sự trái cảnh đau lòng, đứt ruột thế này… Làm người đàn bà như bà, như bao người khác sống với đất cát,
cỏ cây, sống chưa hết tuổi xuân bị thôi thúc, bị xúi dục bởi sự khát khao được sống, được thỏa mãn như những người đàn bà có chồng khác thì làm sao mà sống tươi mưởi, hớn hở được, thế là sinh ra vụng trộm, mà sự vụng trộm tất sẽ dẫn tới bao sự ối oăm khác” (Dịng sơng mía). Sự phân tán điểm nhìn trong tiểu thuyết mơ phỏng, như thế đã trực tiếp góp phần tạo dựng thế giới hiện thực trong tác phẩm sinh động như nó vốn có, tuy nhiên, trong sự thống nhất phân cấp, sự đa dạng ấy vẫn duy trì tính chất đơn trị của chủ thể trần thuật sở đắc chân lý của loại hình bức tranh thế giới dụ ngơn, phù hợp với mối quan hệ sáng tạo – tiếp nhận đã được cam kết.