Vị thế ưu thắng của hệ thống trần thuật đa trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 141 - 144)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bản chất mơ hình hiện thực sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau

4.4.1. Vị thế ưu thắng của hệ thống trần thuật đa trị

Trần thuật đa trị trong mơ hình hiện thực sắp đặt của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 được kiến tạo trước hết bởi sự chối bỏ vị thế toàn tri của người trần thuật trong tiểu thuyết theo mơ hình hiện thực mơ phỏng. Thể nghiệm của các cây bút tiểu thuyết ở mơ hình sắp đặt là hình tượng người trần thuật khơng đáng tin cậỵ Motif lời đồn trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên nhằm thoái triệt vị thế toàn tri của người trần thuật trong tiểu thuyết sắp đặt. Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương dệt nên một thế giới mù mịt, hư ảo từ những lời đồn

như thế. Ơng Phước: “Nguồn gốc gia đình khơng rõ”; Ơng Sung: “Sau đợt đưa tân binh lên biên giới phía Bắc, khơng thấy quay về xã”; Nam: “Nghe đồn hi sinh ở Trùng Khánh”; Ơng Bồi: “Khơng rõ ngun nhân què”; Hiền: “Khi bà Liên chết, Hiền bỏ đi đâu, không ai rõ”; Cú mèo: “Không rõ bay tới đâu”. Nương vào lời đồn và huyền thoại cũng là hành trình tạo lập kiểu chủ thể trần thuật bất khả tín trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Một Linh Nham mờ ảo, một hiện thực không đáng tin cậy được dệt nên bởi những lời “xì xào bàn tán”, bởi “có người bảo”, bởi “không ai dám chắc”,…

Phùng Gia Thế đã chỉ ra một số lý do được viện dẫn cho sự chối từ mơ hình trần thuật khả tín trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1986: “Khảo sát các văn bản văn xuôi sau 1986, thấy xuất hiện hàng loạt hình tượng người trần thuật khơng

đáng tin với rất nhiều thể dạng khác nhau: sự hàm hồ về nhận thức, tính bất trắc về tư liệu, sự trái quan điểm với khát vọng của tác giả, với lý tưởng của bạn đọc…” [166, tr. 162]. Tình thế đó cũng đúng đối với tiểu thuyết theo mơ hình hiện thực sắp đặt sau năm 1986. Trong Giã biệt bóng tối, người trần thuật đã chối bỏ vị thế trung tâm, toàn tri của mình bằng hàng loạt những rào đón do tính chất bất trắc của tư liệu: “Thời trẻ cha tơi có tham gia một cơng việc gì đó trong chính quyền”; “Theo suy đốn của tơi thì có lẽ ông làm đội trưởng của một thôn”; “Sau khi cha tôi qua đời, trong số giấy tờ để lại cho tôi mà quan trọng nhất là bản di chúc trao quyền thừa kế tài sản, có cả một cuốn sổ ghi chép đã cũ nát”; “chữ cha tôi xấu kinh khủng, y như những con loăng quăng dính đầu vào nhau, lại sai chính tả be bét”. Đã thế, do thời gian, văn bản và chữ ký của cha tôi “đứt đoạn thành nhiều khúc do mờ mực hoặc do giấy bị gấp”. Xen vào đó là vơ số lời đồn về con chuột thành tinh, những lời đoan quyết đầy huyền hoặc về con rắn cộc đuôi,… “Từ câu chuyện của cha tôi khiến tôi tiếp tục nhớ lại nhiều câu chuyện khác” và “Câu chuyện mà quý vị sắp được nghe kể lại thuộc số những vụ việc như thế” (Giã biệt bóng tối). Những lời mặc cả như thế đã khắc sâu tính chất bất khả tín của hiện thực được kể, tính bất khả tín của người trần thuật.

Trong 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần], Đặng Thân đã sáng tạo thế giới trần

thuật rất độc đáo với sự mất giá của chủ thể trần thuật – nhân vật xưng tôi (nhà văn Đặng Thân). Trước tiên, sau khi cam kết với độc giả về một thế giới bất khả tín như chúng tơi đã đề cập, “tôi” đã tổ chức một buổi “lễ ra quân” hay “lễ ra mắt” cho các nhân vật của mình ở Qn GIĨ. Người đến trước, người đến sau và cuối cùng thì cuộc họp cũng diễn ra ngắn gọn như thế này:

“Và tôi bắt đầu câu chuyện với các nhân vật thế này:

Thưa quý vị thân mến, tôi sẽ làm đạo diễn của cái gọi là “thiên tiểu thuyết” nàỵ Tơi sẽ đóng vai người kể chuyện, và cả một số vai trò khác nữa khi cần thiết – như một nghệ sĩ chân chính... (lời nhân vật nhà văn Đặng Thân – người trần thuật)1

. Đạo diễn thì ốch rồị Vở diễn lớn thì ln có những đạo diễn lớn. Nhưng nếu khơng có những diễn viên vĩ đại thì khơng thể có những vở diễn vĩ đạị Ở đây ta thấy cả đạo diễn và các diễn viên đều có nhiều vấn đề. (lời Ơng bà/A bồng).

1 Phần ngoặc đơn trong trích dẫn này do chúng tơi chú thêm để tránh trình bày lại các kiểu font chữ phức tạp trong tiểu thuyết của Đặng Thân.

Ui, tiếng Việt, của iem vữn cịn nhìu vấn đề lém. Mới lại iem sống bản năng lém, chắc nà iem sẽ nà một diễn viên tồi tệ thui iem sợ làm đạo diễn và quí khán thính giả thất vọng thất kinh... Chịi ơi con mèọ.. (lời Mộng Hường).

Theo ý của Schditt tôi, chúng ta ở đây cần phải có một kịch bản rõ ràng, mạch lạc và có tuyến tính. Mọi hoạt động và ý tưởng cần phải được lên kế hoạch trước và nhất là dược sự đồng thuận của tất cả mọi người” (lời Schditt). (3.3.3.9 [Những

mảnh hồn trần]).

Có thể nói, “sự đồng thuận của tất cả mọi người” là cấu tứ trong tổ chức trần thuật của tiểu thuyết nàỵ Các nhân vật đặt ngang hàng với chủ thể trần thuật chính xưng “tơi”, nói tiếng nói của nó, trong tầm nhìn của nó và ln có xu hướng xâm phạm vị trí của các nhân vật khác, của chủ thể trần thuật. Sự thối bỏ vị trí trung tâm của người trần thuật tồn tri còn được đẩy lên cao trào khi các nhân vật luôn “vượt mặt” nhà tổ chức Đặng Thân, khiến cho nhà văn nhiều khi phải nói xấu nhân vật sau lưng hay thậm chí hậm hực, tức giận với những tình huống “ngồi kịch bản”. Đây là ví dụ khi người trần thuật xưng “tôi” phản ứng với việc Dương Đại Nghiệp lừa Mộng Hường:

“Đồ táng tận lương tâm. Sao mày nỡ chơi cả người cặp kè đầu gối tay ấp môi hở răng lạnh với mày cơ chứ?

Thằng chó nó lại nắm tất cả đằng chị

Hường suy sụp hoàn toàn. Ủ rũ, thất thần, nhợt nhạt.

Đã bảo rồi, tôi chưa bao giờ đồng ý với mối quan hệ này của em cả. Đó là một mối quan hệ “ngoài kế hoạch”. Đồ tham thực cực thân. Đồ tham bát bỏ mâm. Đồ rước voi về dầy mả tổ. Đồ dại giai” (3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần]).

Thế rồi, để cứu nhân vật của mình, đưa Mộng Hường quay về kịch bản ban đầu, nhân vật nhà văn Đặng Thân phải lặn lội, đích thân đi cưa một em kế toán trưởng hôi nách của công ty Dương lảo bản để moi thông tin. Cách tổ chức trần thuật như thế để lộ rõ ý đồ chơi dỡn, phá bỏ niềm tin vào thế giới nghệ thuật vốn đầy rẫy những mảnh vỡ hỗn độn, phi lý.

Từ chối mơ hình người trần thuật khả tín, tiểu thuyết sắp đặt trao vai trị trần thuật cho nhiều chủ thể độc lập, ngang bằng về giá trị. Trong Cơ hội của chúa,

Nguyễn Việt Hà tổ chức luân phiên các chủ thể trần thuật bằng cách trao điểm nhìn cho bốn nhân vật thông qua nhật ký và các đoạn độc thoại của họ. Bên cạnh điểm nhìn của người trần thuật giấu mặt truyền thống, điểm nhìn được phân bổ cho Nhã (2 lần), Hoàng (2 lần), Thủy (2 lần), Tâm (1 lần). Những đoạn nhật ký và các đoạn độc thoại hàng chục trang trong tiểu thuyết này là nơi các nhân vật tự bộc lộ thế giới nội tâm của mình đồng thời phóng chiếu đến những nhân vật khác. Những thể nghiệm đa đạng hóa các góc nhìn, điểm nhìn này đã mang lại những hiệu ứng thẩm mỹ tích cực. Nhân vật Hồng vốn được xây dựng trong hình thức của một nhân vật trung tâm nhưng cuối cùng lại hiện lên trong những dang dở, bất toàn, cùng với những nhân vật khác tạo thành một thế giới của những người cô đơn và thua cuộc. Sự đa dạng các góc nhìn trần thuật tiếp tục được Nguyễn Việt Hà đẩy lên cao độ trong Khải huyền muộn khi các nhân vật ln có xu hướng thay thế, chốn lấy vai trò kể chuyện. Mặt khác, việc lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết khiến cho nhân vật tôi vừa là chủ thể trần thuật vừa là đối tượng trần thuật (trong tiểu thuyết đang viết dở). Chính sự đan dệt hệ thống điểm nhìn với nhiều giao điểm như vậy đã góp phần kiến tạo thế giới hỗn độn, trước tiên ở bình diện ngơn ngữ.

Phân tán trần thuật theo liệu pháp “kính vạn hoa” đầy tản mạn, chồng xếp như thế cũng có thể bắt gặp trong Chinatown, Paris 11 tháng tám của Thuận, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng,… Tuy nhiên, ở

đây cần khẳng định lại, sự di động điểm nhìn trần thuật khơng phải là đặc hữu của tự sự trong tiểu thuyết sắp đặt. Chính quan điểm và nhãn quan giá trị trong việc tổ chức các điểm nhìn trần thuật theo hướng luân chuyển, di động liên tục, đồng thời phá bỏ các khoảng cách phân cấp giá trị là đặc trưng khu biệt nghệ thuật trần thuật sắp đặt trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986. Nếu như tiểu thuyết mô phỏng tổ chức hệ thống điểm nhìn phân cấp thì tiểu thuyết sắp đặt lại chủ ý đưa lên cùng một thang bậc giá trị các điểm nhìn trần thuật. Cách thức tổ chức góc nhìn, điểm nhìn đa trị như thế trực tiếp góp phần phá vỡ tính chất trung tâm, thuần nhất của thế giới đã xong xuôi, thể nghiệm thế giới nghệ thuật hỗn độn, phân mảnh, rời rạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)