Tính thống nhất của hệ thống motif chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 81 - 86)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Tổ chức truyện kể

3.2.1. Tính thống nhất của hệ thống motif chủ đề

Chủ đề được hiểu là vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Mỗi tác phẩm có thể có một hoặc nhiều chủ đề trong mối quan hệ mật thiết với nhaụ Hệ chủ đề trong tác phẩm văn học có vai trị quan trọng trong việc thống nhất các bình diện truyện kể. B. Tomachevski khẳng định: “Hệ motif hình thành hệ chủ đề của một tác phẩm phải thể hiện một sự đồng nhất mỹ học” [175, tr. 234]. Tiểu thuyết mô phỏng được sáng tạo trong khát vọng thẩm mỹ về một thế giới nghệ thuật chặt chẽ, sinh động, sâu sắc và đa nghĩa tất yếu dẫn đến sự phân cấp và thống nhất các chủ đề trong một hệ thống đồng nhất mỹ học. Trên nền tảng khung khổ ngôn ngữ nghệ thuật mô phỏng, tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 đã không ngừng đổi mới, mở rộng các chủ đề khác nhau trong tác phẩm, tạo ra diện mạo hiện thực đa dạng trong sự thống nhất quy chiếu của các giá trị nhân bản từ cảm hứng thế sự, đời tư.

Song hành cùng nền tảng của bức tranh thế giới bổ đôi và thống nhất, tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 mặc dù triển khai nhiều chủ đề khác nhau nhưng đều châu tuần, gắn kết với chủ đề chính được triển khaị Tác phẩm Đi về nơi hoang

dã của Nhật Tuấn thể hiện rất đậm nét sự thống nhất của hệ chủ đề với cấu trúc hình

chóp độc đáọ Một tốn năm nhân vật đi khảo sát, mở tuyến giao thơng với đích đến là đỉnh Hua Ca được chỉ thị qua máy vô tuyến điện từ cấp trên. Năm người là năm câu chuyện khác nhau được kể, ơng tốn trưởng, thằng cấp dưỡng, thằng hộ pháp,

thằng học giả và tôị Chủ đề trung tâm, xuyên suốt tác phẩm này là thói duy ý chí và mầm hại của nó. Ơng tốn trưởng đứng trước vách đá dựng đứng không thể vượt qua đã chỉ cịn cách tin vào tín điều cấp trên khơng bao giờ sai, dụng công làm công tác tư tưởng với anh em, nhưng đến khi ông chết, thằng học giả đã ứng xử khác. Khi cấp trên nhất quyết đỉnh Hua Ca tưởng tượng ở đó thì thằng học giả, hình bóng của một anh viện trưởng kính trắng tương lai cũng rất đơn giản vẽ ra một cái điểm Hua Ca tưởng tượng và báo cáo đã đến đích. Trên nền tảng của chủ đề trung tâm ấy, tiểu thuyết triển khai những chủ đề về tình yêu, về phẩm giá con người, về niềm tin,…

Trong dòng vận động, đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986, Ma Văn Kháng là nhà văn tập trung rất nhiều tâm huyết để khám phá chủ đề sự băng hoại các giá trị đạo đức trong bối cảnh kim tiền lên ngơị Ở tiểu thuyết Đám cưới khơng

có giấy giá thú, Ma Văn Kháng tổ chức hệ chủ đề mang tính chính luận. Thế giới

được bổ đơi với một bên là những người thầy tự trọng, có lương tâm nghề nghiệp với một bên là những con người tha hóa về nhân cách, vụ lợi, đểu giả và tàn bạọ Tự là nhân vật trung tâm, đại diện cho thế giới của những người thầy đầy hoài bão, hết lịng vì học sinh tại trường Trung học số 5, bên cạnh Thuật, Kha, ông Thống. Nhưng những khát khao vươn lên để sống và cống hiến của Tự luôn bị kiềm tỏa bởi những âm mưu của hiệu trưởng Cẩm, bí thư chi bộ Dương, bí thư thị ủy Lại,… Không những thế, sự băng hoại đạo đức trong xã hội chạy theo đồng tiền vì mọi giá, nơi trú ẩn cuối cùng của Tự là gia đình cũng tan vỡ. Xuyến phản bội chồng cũng chỉ vì Tự khơng thể đánh đổi danh dự, đạo đức người thầy để có tiền lo cho gia đình. Từ một chủ đề đạo đức, thế sự trung tâm như thế, Ma Văn Kháng tổ chức thành nhiều mạch truyện, đan xen nhiều chủ đề với nhaụ Cách tổ chức truyện kể như vậy đã sớm được định hình, xuyên suốt và thống nhất trong các tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mớị Trong Mùa lá rụng trong vườn (tác phẩm in năm

1985 nhưng chúng tôi đặt ra để xem xét như là sự mở đầu hành trình đổi mới tiểu thuyết Ma Văn Kháng), nhà văn tổ chức motif chủ đề sự va chạm của các quan niệm đạo đức. Thế giới được bổ đôi với không gian trong gia đình ơng Bằng và những vận động phức tạp ngồi xã hộị Ơng Bằng có khao khát xây dựng gia đình truyền thống, mẫu mực. Nhưng cuộc sống chao đảo từng ngày từng giờ xâm lấn, làm tan rã những giường mối của nó. Bắt đầu từ Cừ bị xã hội cám dỗ, kéo ra khỏi nền nếp gia phong, rời bỏ quê hương phiêu bạt nơi xứ ngườị Lý cũng không thể

gượng lại trong vai trò của người con dâu đảm đang, tháo vát, khước từ trách nhiệm làm dâu, thiên chức làm vợ, làm mẹ để sống một cuộc sống buông thả với gã trưởng phịng xấu trai giầu có, làm gia đình tan nát, cơng việc dang dở... Lý đã trở thành nạn nhân của chính mình và phải đón nhận một kết cục bất hạnh. Cùng với nó là cuộc sống khó khăn của vợ con Cừ, tất cả những biến động dồn dập đến với gia đình ơng Bằng, khiến ơng khơng thể trụ vững. Chia tách thế giới làm hai cùng với chủ đề về sự va chạm giữa các giá trị truyền thống với xã hội vần vũ kim tiền, Ma Văn Kháng đã triển khai những chủ đề thống nhất về tình yêu, trách nhiệm, lý tưởng, dục vọng,...

Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã

triển khai truyện kể với chủ đề chính, xuyên suốt: mối xung đột dòng họ trong cơn biến loạn của làng quê Việt. Mối quan hệ quyết liệt, dữ dội và dai dẳng giữa hai dịng họ Trịnh Bá và Vũ Đình trở thành chủ đề chính của tiểu thuyết nàỵ Mối thâm thù trải qua bao đời, ngày càng chồng chất với những khối mâu thuần về điền thổ, chức tước, đến đời Trịnh Bá Hàm và Vũ Đình Phúc, những người con trưởng của hai dịng họ, thì bản phả hệ vạn cố chi thù lại bổ sung thêm chuyện tình. Hàm u Son trong khi cơ lại u Phúc. Với bản tính hiếu thắng, Hàm quyết lấy bằng được Son, sẵn sàng chấp nhận chung sống với nỗi khổ đau khi “trái cấm kia đã có kẻ bóc trước”. Mối thù cứ thế âm ỉ cháy, bùng lên thành hành động điên rồ, đào mộ cụ cố Đại của dòng họ Vũ. Hàm bàn với Thủ: “Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống! Cịn cỗ dổi tơi sẽ đóng một bộ sa lơng thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh em họ hàng nhà nó” (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Kế hoạch thất bại, những con người ở cả hai dòng họ lại lao vào bày mưu, tính kế để loại trừ nhaụ Từ chủ đề chính, Nguyễn Khắc Trường đã cấy ghép trong tiểu thuyết những chủ đề tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Bà Son trong tác phẩm là tiêu điểm của chủ đề này, được tác giả xây dựng như là nạn nhân của hồn cảnh. Có thể nói, mơ hình tổ chức truyện kể với sự thống nhất các motif chủ đề trong đó có một chủ đề đóng vai trị trung tâm là đặc điểm quan trọng gắn với loại hình bức tranh thế giới của tiểu thuyết mô phỏng. Cách tổ chức truyện kể như thế có thể bắt gặp ở Bến không chồng của Dương

Hướng với chủ đề trung tâm là mâu thuẫn dòng họ; ở Chim én bay là chủ đề hòa

là chủ đề dục vọng và giải thoát; ở các tiểu thuyết của Chu Lai là chủ đề chấn thương hậu chiến;…

Sự thống nhất chủ đề trong các tiểu thuyết mô phỏng sau năm 1986 đã có những đổi mới quan trọng so với mơ hình này trong giai đoạn ba mươi năm chiến tranh. Sự thống nhất trong phân cấp chủ đề thường được xây dựng cùng với bức tranh thế sự vẹn nguyên, sinh động. Sự phân tán chủ đề là bước tiến quan trọng trên hành trình rời bỏ tư duy sử thi và tìm đến tư duy thế sự. Bước chuyển này thể hiện đậm nét trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa như một yếu tính tạo nền truyện kể, tạo sự thống nhất các motif chủ đề trong cảm quan nghệ thuật. Biểu tượng hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở tư duy biểu trưng của con người, bởi vậy biểu tượng vừa là hình ảnh cảm tính về hiện thực, đồng thời là phương thức chuyển nghĩạ Theo J.Chevalier: “Biểu tượng cơ bản khác với các dấu hiệu ở chỗ dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [36, tr. 29]. Bởi vậy, biểu tượng có những đặc trưng căn bản: 1/ biểu tượng “mãi mãi gợi cảm đến bất tận” trên cơ sở cộng đồng tưởng tượng. 2/ biểu tượng có tính ổn định trong sự ám thị về một mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng. 3/ các biểu tượng có khả năng thâm nhập lẫn nhaụ 4/ các biểu tượng luôn luôn đa chiềụ Trong cấu trúc truyện kể, biểu tượng là một hiện tượng phức tạp. IụM. Lotman cho rằng, biểu tượng là “gène” của truyện kể: “Sự phát triển về sau của truyện kể chỉ là sự triển khai một số tiềm năng được giấu kín trong đó. Đó là tổ chức mã hóa ở chiều sâu, là cái “gène văn bản” độc đáọ Nhưng việc cùng một biểu tượng khởi điểm có thể triển khai thành nhiều truyện kể khác nhau và việc bản thân quá trình triển khai ấy có đặc tính khơng thể đảo ngược và khơng thể đốn trước chứng tỏ, từ trong bản chất, quá trình sáng tạo là bất đối xứng” [108, tr. 260-261]. Phạm vi, cấp độ biểu tượng được sáng tạo trong tác phẩm văn học không chỉ cho thấy xu hướng thẩm mỹ của nhà văn mà cịn ghi dấu trong đó sự vận động quan niệm của cả lịch sử văn học: ““Bảng chữ cái” biểu tượng của một nhà thơ nào đó khơng phải bao giờ cũng mang tính cá nhân: nó có thể khai thác cho mình hệ thống biểu tượng từ kho nguyên liệu của thời đại, từ một khuynh hướng văn hóa, một phạm vi xã hộị Biểu tượng gắn với kí ức văn hóa, có hàng loạt những hình ảnh mang tính biểu tượng thấm vào chiều sâu tồn

bộ lịch sử, hoặc trên bề mặt vô cùng rộng lớn của nó. Cá tính của nghệ sĩ khơng chỉ thể hiện ở việc sáng tạo ra những biểu tượng mới mang tính đột phá (trong sự đọc biểu tượng của cái phi biểu tượng), mà còn bộc lộ ở việc huy động, làm sống dậy những hình tượng mang tính biểu tượng đơi khi rất cổ xưạ Nhưng cái có ý nghĩa quan trọng nhất lại là hệ thống các quan hệ mà nhà thơ thiết lập giữa các hình tượng – biểu tượng cơ bản. Chỉ khi nào tổ chức được một màng lưới kết tinh của những mối liên hệ tương hỗ chúng mới tạo ra một “thế giới thi ca” làm nên đặc điểm của một nghệ sĩ nào đó” [108, tr. 239].

Tiểu thuyết mơ phỏng sau năm 1986 sử dụng và sáng tạo chủ yếu trên cơ sở kho biểu tượng văn hóa cộng đồng. Có thể kể đến các biểu tượng “chim én” trong

Chim én bay của Nguyễn Trí Hn, “bến” trong Bến khơng chồng của Dương Hướng, “dịng sơng” trong Dịng sơng mía của Đào Thắng, “lửa” trong Giàn thiêu

của Võ Thị Hảo, “mẫu” trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh,… Ở những tác phẩm này, biểu tượng tham gia cấu trúc truyện kể như một yếu tố nền quan trọng, một mặt nới rộng khung, thúc đẩy sự vận động truyện kể đồng thời kích hoạt chiều sâu hình tượng nghệ thuật. Trong Chim én bay, “chim én” vốn là tên của biệt đội thanh niên xung phong mà Quy, nhân vật chính của tiểu thuyết tham gia chiến đấụ Trong tác phẩm, nhân vật chính miệt mài đi ngược ký ức chiến tranh với những chiến công, những mất mát, đau thương và đặc biệt là những ám ảnh, lầm lỡ. Sự mất cân bằng hiện tại của Quy xuất phát từ sự dằn vặt, khổ đau bởi những ký ức quá khứ chiến tranh, bởi hành động giết chết tên ác ôn giám Tuân, thôi thúc chị đi tìm lại những người ruột thịt của hắn, để bù đắp, và trên hết là giải thốt chính mình. Để rồi cuối tác phẩm, chim én hiện diện như một nút mở, đánh dấu sự cân bằng trở lại, sự siêu thoát của Quy: “Anh lay gọi, lắp bắp. Nhưng chị khơng cịn nghe anh nữạ Dường như chị đã thốt ra khỏi căn phịng chật hẹp của bệnh viện và đang bay lang thang như những đám mây màu trắng tinh khiết. Những đám mây báo trước những điềm lành, điềm dữ trên quê hương chị. Dường như chị đang hịa nhập vào bầy chim én khơng biết từ đâu bỗng ùa ra đen đặc trên bầu trờị Và tháng giêng, cái tháng giêng mà chị từng mong đợi dường như cũng đang trở về…” (Chim

én bay). Nhà văn đã huy động tối đa những nét nghĩa biểu tượng văn hóa tồn tại như

mẫu gốc cộng đồng là “chim én” để giải thốt cho nhân vật của mình. Ở tác phẩm

yếu tố quan trọng của truyện kể. Bến trong tâm thức văn hóa của người Việt đã được biết đến như là nơi lưu giữ, nương tựa, cùng với dịng sơng trở thành linh hồn của làng q Việt, là hình dung về sự chảy trơi vĩnh cửu của dòng đờị Trong tác phẩm, Dương Hướng đã dụng công xây dựng bến và dịng sơng trở thành một chứng nhân trước những sục sôi của làng quê rồi sau cùng lại rộng mở ơm vào lịng tất cả, trao lại cho nó sự bình n vốn dĩ. Không gian bến bờ đã trở thành chứng nhân cho những cuộc tình của làng Đơng, là nơi đợi chờ và hi vọng, là nơi vỗ về an ủi: “Bến vắng. Nỗi buồn cơ liêụ Một tiếc nuối thống quạ Một thời xuân sắc và những phút ái ân với Nghĩa bỗng trỗi dậỵ Đầu óc Hạnh căng ra rung lên ngây ngất đi tìm lạc thú trong hoang tưởng. Hạnh lao ra dịng nước mát lạnh sóng sánh bóng trăng. Cơ thể lâu nay khô héo bỗng rạo rực ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước” (Bến khơng chồng). Và chính dịng sơng nơi bến vắng ấy đã ơm Vạn vào lịng, thanh tẩy hết thảy những lầm lỡ, ân hận, để trả lại cho làng Đông một Vạn của những ngày Điện Biên hào hùng. Khảo sát các biểu tượng “lửa” trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, “mẫu” trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, “dịng sơng” trong Dịng sơng mía của Đào Thắng,

chúng tôi nhận thấy, trong cấu trúc truyện kể, biểu tượng đã tham gia như một yếu tố cấu thành quan trọng, xuyên suốt, là thành phần tạo nghĩa của văn bản. Sáng tạo trên cơ sở mẫu gốc, biểu tượng văn hóa khiến cho những câu chuyện về thế thái, nhân tình trở nên biến ảo, đa nghĩa, giàu sức gợị Chính những thể nghiệm mang tính cách tân như thế đã giúp các nhà tiểu thuyết mơ phỏng đưa tiểu thuyết về gần hơn với dịng đời “sinh hóa hồn nhiên” như nó vốn dĩ. Đây là bước tiến đáng kể trong sự vận động đổi mới của tiểu thuyết mô phỏng từ sau năm 1986 so với tiểu thuyết giai đoạn ba mươi năm chiến tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)