Tổ chức xung đột và sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 86 - 90)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Tổ chức truyện kể

3.2.2. Tổ chức xung đột và sự kiện

Xung đột và sự kiện là những vấn đề nền tảng của truyện kể. Theo IụM. Lotman: “Trong văn bản, sự kiện là sự di chuyển của nhân vật qua ranh giới của một trường nghĩạ Từ đó rút ra, chưa một sự mơ tả một sự việc hay một hành động nào đó trong tương quan với sự biểu đạt hiện thực hoặc một hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên có thể được xác định là sự kiện, hoặc khơng phải là sự kiện, khi vấn đề vị trí của nó trong trường cấu trúc ngữ nghĩa thứ hai do loại hình văn hóa xác định chưa được giải quyết. Nhưng ngay cả điều đó vẫn chưa phải là sự giải quyết

triệt để: trong phạm vi của một sơ đồ văn hóa này hay sơ đồ văn hóa khác, cùng một tình tiết như thế, do được đặt ở những cấp độ cấu trúc khác nhau, nó có thể trở thành hoặc khơng trở thành sự kiện” [125, tr. 182]. Điều đó cho thấy rõ tính chất nội tại của văn bản văn học trong tương quan với hiện thực. Vị thế của sự kiện được quyết định bởi loại hình bức tranh thế giới trong khơng gian của truyện kể: “Truyện kể khơng phải là cái gì độc lập, có thể lấy trực tiếp từ đời sống, hoặc tiếp nhận từ truyền thống một cách thụ động. Truyện kể gắn bó hữu cơ với bức tranh thế giới, bức tranh tạo ra quy mơ của những gì là sự kiện, cịn những gì là biến thể của nó sẽ khơng thơng báo cho chúng ta điều gì mới mẻ” [125, tr. 182]. Loại hình bức tranh thế giới quan hệ mật thiết, chi phối, chế định cách thức tổ chức xung đột và sự kiện trong tác phẩm văn học.

Trong tiểu thuyết hiện thực mô phỏng Việt Nam thời kỳ đổi mới, để tổ chức loại hình bức tranh thế giới thống nhất, chúng ta thấy nổi lên là kiểu tổ chức truyện kể bao gồm một xung đột chính, chia tách và liên kết các sự kiện. Tiểu thuyết Thời

xa vắng của Lê Lựu triển khai mạch truyện tuyến tính chặt chẽ với những biến cố xảy đến với nhân vật chính Giang Minh Sàị Sài là con út trong gia đình cụ đồ Khang ở làng Hạ Vị. Khi cịn nhỏ, Sài thơng minh, ngoan ngỗn. Bi kịch cuộc đời nhân vật bắt đầu từ sự kiện Sài bị bố mẹ bắt cưới Tuyết làm vợ. Cuộc sống với cơ vợ hơn mình ba tuổi ngột ngạt, khó chịu, trong khi mang lịng u Hương, nhưng vì tổ chức, Sài khơng bỏ vợ. Cuối cùng, để thoát khỏi cuộc sống với Tuyết, Sài nhập ngũ, phấn đấu trở thành một chiến sĩ xuất sắc. Nhân vật viết nhật ký để ghi lại những tâm sự thầm kín, bị tổ chức phát hiện rồi bị kiểm điểm, Sài lại tiếp tục phấn đấu để chuộc lỗị Ra khỏi cuộc chiến, Sài chia tay Tuyết và vội vã đến với Châụ Nhưng cuộc hơn nhân Sài chọn cũng tan vỡ vì sự điêu trá của Châụ Cuối cùng, Sài lựa chọn ly dị vợ và trở về làng quê cũ, nhận ra đây mới là nơi dành cho mình. Ở đây, tổ chức xung đột và những sự kiện có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ, trực tiếp làm rõ chủ đề của tác phẩm được thể hiện qua cuộc đời nhân vật chính: một nửa đời yêu cái người khác yêu, nửa đời con lại yêu những điều mình khơng có.

Tiểu thuyết mơ phỏng sau năm 1986 vẫn ln giữ vai trị của xung đột như yếu tố quan trọng hàng đầu trong tổ chức truyện kể. Từ một xung đột trung tâm như thế, truyện kể được triển khai trong mối nhân quả của các sự kiện để thúc đẩy sự

phát triển của mạch truyện. Chúng tơi phân tích cách thức tổ chức này trong một tác phẩm rất tiêu biểu: Thượng Đức của Nguyễn Bảọ Tiểu thuyết này kể về chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch đánh Thượng Đức, mùa thu năm 1974. Thượng Đức là cụm cứ điểm tiền đồn kiên cố của Qn lực Việt Nam Cộng hịa, có vị trí chiến lược quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chiến lược giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước của quân và dân tạ Với vị trí như vậy, chế độ Việt Nam Cộng hịa, với sự hậu thuẫn của Mỹ sau khi Hiệp định Paris được kí kết, đã khơng tiếc tiền của, đổ vào cụm cứ điểm này những trang bị, vũ khí tối tân, biến Thượng Đức trở thành “cánh cửa thép”, một pháo đài bất khả chiến bại nhằm nghiền nát tham vọng “mở cửa”, tấn cơng vào Đà Nẵng, Sài Gịn của quân tạ Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của Thượng Đức nằm ở chỗ, nhân vật Trung tá quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng là người có đầu óc chiến lược cả về quân sự và chính trị. Với sức mạnh địa lợi, nhân hòa như vậy, tận dụng lệnh ngừng bắn sau Hiệp định Paris, y đã mở rộng vùng chiếm đóng ra cả vùng Đại Lộc B (vốn là vùng giải phóng của ta). Những cuộc tấn cơng của ta vào Thượng Đức đều thất bạị Trước tình hình đó, tướng Hai Mạnh, Tư lệnh Quân khu 5 của ta đã chủ trương không tiếp tục đánh mà tập trung củng cố lực lượng, chờ cơ hộị Nhận thấy vị trí quan trọng của trận Thượng Đức trong chiến cục giải phóng miền Nam, mùa thu năm 1974, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 304, đơn vị chủ lực của Bộ phối hợp cùng Quân khu 5 tấn công Thượng Đức. Trong lần tấn công thứ nhất, quân ta đã chịu tổn thất nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu là sự chủ quan khi đánh giá về địch quân, duy ý chí trong chỉ huy chiến đấụ Tư lệnh phó Qn đồn 2 Hoàng Mạnh được tăng cường chỉ huy chiến dịch nhưng lý thuyết về việc dùng hỏa lực pháo binh để “cạo trọc đầu” Thượng Đức đã phá sản khi bộ đội của ta chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, khi vào trận tỏ rõ sự lúng túng và phải nhận thương vong rất lớn. Rút kinh nghiệm ở lần tấn công thứ nhất, những khuyết điểm ở trận đánh trước đã được khắc phục. Tuy vẫn còn những vấn đề nhất định nhưng bằng chính sự quả cảm, tinh thần sẵn sàng hi sinh, bộ đội ta đã tiến vào khu trung tâm Thượng Đức. Khi khơng cịn dấu hiện viện binh từ tướng Ngô Quang Trưởng, Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng đã chuẩn bị hai khối thuốc nổ, một khối nhỏ dành cho y và một khối lớn dành chôn vùi Cộng quân tại Thượng Đức. Khi Thượng Đức chính thức thất thủ, y đã quyết định chỉ cho nổ khối bộc phá nhỏ và tự sát. Việc tóm tắt lại như trên cho thấy rõ, trên nền tảng

của xung đột giữa ta và địch, hàng loạt các sự kiện đã được huy động để giải quyết xung đột. Các sự kiện đều diễn ra logic, mạch lạc với nhãn quan kể, tả rất đặc trưng.

Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy vai trò nòng cốt của xung đột, sự kiện trong tổ chức truyện kể ở các tiểu thuyết khác thuộc mơ hình hiện thực mơ phỏng sau năm 1986. Biến cố, sự kiện ln gắn bó chặt chẽ với những sự lựa chọn và số phận nhân vật, tạo động lực thúc đẩy truyện kể. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định, bên cạnh các tác phẩm vẫn trung thành với mơ hình truyện kể một dịng, tuyến tính, các tác giả tiểu thuyết mô phỏng thời kỳ đổi mới đã cố gắng thể nghiệm cách tân theo hướng mềm dẻo, linh hoạt trong tổ chức truyện kể với những kiểu dạng tiêu biểu như vòng tròn, lũy tiến hay lắp ghép. Tổ chức truyện kể theo kiểu vịng trịn có thể thấy ở Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức. Tác phẩm mở đầu bằng phiên tòa xử những kẻ “chia thân xẻ cốt liệt sĩ” để trục lợi bên bến đị Hói Cụ, là cơn cớ để âm – dương gặp gỡ. Và kết thúc truyện kể cũng là cuộc hội tụ của hai cõi âm – dương khi ý hướng về tương lai tốt đẹp đã được tạo dựng. Chứa đựng trong vòng tròn truyện kể ấy là cả một câu chuyện bi thương mà hùng tráng của những con người đi qua chiến tranh. Tính chất tuyến tính trong truyện kể đã được tác giả chủ ý giảm thiểu với việc đan xen, xáo trộn, đồng hiện giữa quá khứ và thực tạị Mơ hình tổ chức truyện kể vịng trịn như thế cũng có thể bắt gặp trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải,… Kiểu

tổ chức truyện kể theo mơ thức lũy tiến có thể bắt gặp ở Người đưa đường thọt chân của Bùi Việt Sĩ, Dịng sơng mía của Đào Thắng, Ba người khác của Tơ Hồi,… Ở

những tác phẩm này, ẩn chứa bên trong bề mặt logic là xu hướng li tâm, hàm chứa những khả năng kết nối đa dạng, phức tạp của các sự kiện. Xu hướng cách tân thứ ba rất đáng chú ý là hình thức đan cài các mạch truyện kể. Mơ thức tổ chức truyện kể này có thể thấy trong Đối chiến của Khuất Quang Thụy, Minh sư của Thái Bá Lợi, Phố của Chu Lai,… Tiểu thuyết Đối chiến bao gồm bốn phần: Phần thứ nhất: Điểm tạm dừng; Phần thứ hai: Bãi đáp; Phần thứ ba: Đối chiến trên đường lửa và Phần kết: Nghệ thuật giành chiến thắng. Điểm độc đáo trong tổ chức truyện kể của tiểu thuyết này là sự đan xen đối ứng của hai mạch truyện song chiếu: bên ta và bên địch. Trong khi đó, Minh sư của Thái Bá Lợi là sự ghép nối của ba mạch truyện: truyện chị Tư Trà đi tìm con riêng cho chồng; truyện Nguyễn Hồng vào Nam mở cõi; truyện nhà sử học Đồn Minh Thành đi tìm sự thật về Nguyễn Hồng. Chính sự

đan xen ba mạch truyện như thế đã giúp diện mạo lịch sử trở nên chân thực, vừa gần gũi, vừa xa xăm và đầy bí ẩn. Phố của Chu Lai là một trong số ít tác phẩm của nhà văn này dụng công cách tân nghệ thuật tổ chức truyện kể với hai mạch truyện song song về hai người đồng đội đã cùng nhau đi qua cuộc chiến tranh. Đó là mạch truyện về vợ chồng Nam – Thảo và mạch truyện về vợ chồng Lãm. Trong chiến tranh, Nam là thủ trưởng của Lãm. Hịa bình lập lại, Nam sống n bình trong ngơi nhà ở “phố nhà binh” trong khi Lãm và vợ con sống lay lắt trên chính vỉa hè của con phố ấỵ Rồi Thảo đi nước ngoài làm ăn, Lãm cũng “hành quân” lên biên giới rồi chuyển sang làm giàu bằng cây míạ Thảo trở về, gia đình tan vỡ, Lãm trở nên giàu có, sống hạnh phúc trong vịng tay đồng độị Thảo tìm đến cái chết để giải thốt tội lỗi, Lãm chấp nhận cái chết để cứu vớt hạnh phúc cho người thủ trưởng cũ của mình. Những phân tích trên đây cho thấy, xung đột và sự kiện vẫn là giềng mối tạo lập truyện kể trong tiểu thuyết thuộc mơ hình hiện thực mô phỏng. Những thể nghiệm, cách tân trong tổ chức truyện kể của các tác giả theo đuổi mơ hình này đã góp phần nới rộng khung khổ của tính đơn tuyến của tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975. Tuy nhiên, trong hạn định của sự cam kết mơ phỏng, những đổi mới đó là chưa đủ để tạo lập một hình thức nghệ thuật mớị Đơn cử như trường hợp, cùng tổ chức truyện kể trên cơ sở lắp ghép các mạch truyện, nhưng với vị trí, vai trị khác nhau của xung đột truyện kể sẽ hợp thành những bức tranh thế giới khác nhaụ Chúng tôi sẽ tiếp tục kiến giải vấn đề này trong chương sau của luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa văn học và hiện thực qua tiểu thuyết việt nam sau năm 1986 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)