Sơ đồ các loại phong cách chức năng của Hữu Đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 27 - 37)

“Nguồn: Hữu Đạt, 2011” Mỗi loại phong cách đều có chức năng riêng:

- PC khẩu ngữ tự do có chức năng trao đổi tƣ tƣởng tình cảm và chức năng

- PC hành chính công vụ có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thƣờng (ví dụ: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hợp đồng,...). Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cấp dƣới, của nhà nƣớc đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

- PC khoa học có hai chức năng là thông báo và chứng minh. Văn bản thuộc

PC này không chỉ thuần thông báo các sự kiện, sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà còn phải chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa của các sự kiện ấy. Ngôn ngữ khoa học tác động đến lý trí để nhận thức ngày càng sâu hơn bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Phong cách này lấy chuẩn là chân - trị, tức là lấy chân lý làm giá trị để tuân theo, câu trả lời là đúng hay sai.

- PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Chính vì

thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC chính luận có sự thể hiện đặc trƣng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với PC báo chí, PC khoa học và PC văn học nghệ thuật.

- PC báo chí có hai chức năng là thông báo và tác động. Qua báo chí, ngƣời

ta tiếp cận đƣợc nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm. Ngoài ra, báo chí còn đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng khác là tác động đến dƣ luận làm cho ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem hiểu đƣợc bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả, cái nên ca ngợi, cái đáng phê phán.

- PC văn học nghệ thuật có ba chức năng: thông báo, tác động, thẩm mĩ. Việc thực hiện chức năng của phong cách này không bằng con đƣờng trực tiếp nhƣ ở các PC khác mà bằng con đƣờng gián tiếp thông qua hình tƣợng văn học. Phong cách chức năng này đƣợc dùng để sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con ngƣời. Mục tiêu của nó là biểu hiện cái đẹp, cái thiện của con ngƣời. Ngôn ngữ nghệ thuật tác động đến tình cảm, làm đổi mới cách nhìn của con ngƣời đối với sự vật, hiện tƣợng nhằm tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ của chúng với đời sống con ngƣời.

Từ cách hiểu phong cách chức năng và tổng quan các loại phong cách chức năng cho phép rút ra một số hệ quả cho việc nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng. Đó là:

- Việc nghiên cứu ngôn ngữ, vị thế đơn vị ngôn ngữ hiện nay không chỉ dừng ở hệ thống mà cần xem xét trong hoạt động, trong hành chức sinh động đa dạng của nó.

- Vị thế và phẩm chất đơn vị ngôn ngữ đƣợc qui định hiện thực trong hoạt động, trong chức năng mà đơn vị ngôn ngữ hoàn thành, đặc biệt là các đơn vị từ vựng cơ bản, chất liệu trực tiếp tạo thành câu, lời, văn bản.

- Mỗi đơn vị từ vựng, nhất là các thực từ, trong đảm nhiệm chức năng, trong phong cách chức năng văn bản đã bộc lộ, thể hiện sinh động, cụ thể, chân xác nội dung ngữ nghĩa của nó. Hoạt động, chức năng, văn bản là diễn trƣờng bộc lộ, phát triển vị thế nghĩa của đơn vị đảm nhiệm. Vì vậy việc xác định phẩm chất nghĩa, nội dung nghĩa của đơn vị phải dựa vào hiện thực sinh động này. Đồng thời sự chuyển đổi phong cách là bằng chứng chuyển nghĩa.

- Nghĩa của từ không nhất thành bất biến mà luôn biến đổi phát triển. Quá trình chuyển đổi chức năng dẫn đến thay đổi nghĩa luôn xảy ra. Việc nghiên cứu sự chuyển đổi nghĩa dựa vào chuyển đổi chức năng là cần thiết, hiện thực. Phạm vi chuyển đổi mà nghiên cứu hƣớng tới là những đơn vị từ vựng đa nghĩa, những biểu hiện kiêm chức, những từ thƣờng trở thành thuật ngữ trong sự phát triển của tiếng Việt ngày nay. Ngữ liệu thuật ngữ với đặc trƣng nghĩa khái niệm khoa học mà nó đảm nhiệm là bằng chứng cho quá trình này.

Nhìn chung, cấu trúc hình thức và nội dung của các thuật ngữ có tính hệ thống và theo chuẩn mực chặt chẽ. Nội dung nghĩa của các thuật ngữ ở đây mang tính khái quát, trừu tƣợng hoặc biểu đạt chính xác khái niệm tuỳ theo phạm vi riêng của phong cách chức năng ngôn ngữ chuyên ngành mà chúng đƣợc sử dụng. Rõ ràng những từ, đơn vị ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong các loại hình phong cách chức năng khác nhau mang những nội dung nghĩa tƣơng ứng, nếu không chúng không thể hoàn thành đƣợc vai trò của chức năng. Chính vì vậy, một từ vốn hoàn thành nhiệm

vụ ở chức năng này với nghĩa tƣơng ứng khi đƣợc sử trong phong cách chức năng khác thì nó phải hoàn thành chức năng với nghĩa tƣơng ứng khác. Điều đó có nghĩa rằng nghĩa của từ ngữ biến đổi theo chức năng mà chúng đảm nhiệm.

Nhƣ vậy, chức năng mang nội dung vừa bao quát vừa cụ thể. Nó xem ngôn ngữ nhƣ phƣơng tiện giao tiếp, công cụ tƣ duy và đƣợc phân ra nhiều loại chức năng đa dạng. Chức năng còn đƣợc thực hiện, bộc lộ qua sự hoạt động, hành chức của các yếu tố, đơn vị, hình thái ngôn ngữ trong lời nói, trong văn cảnh, ngôn cảnh. Quan điểm chức năng mà chúng tôi nghiên cứu là chức năng hoạt động, chức năng đƣợc xem xét không trong trạng thái tĩnh mà trong quá trình hoạt động, chức năng tƣơng tác hệ thống và tƣơng tác xã hội giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, ngƣời viết và ngƣời tiếp nhận văn bản. Chức năng hoạt động chính là diễn trƣờng bộc lộ nội dung nghĩa của từ ngữ phải tƣơng ứng với nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm trong loại hình phong cách chức năng. Từ ngữ hoạt động trong phạm vi phong cách chức năng nào buộc phải có nghĩa tƣơng thích trong phạm vi chức năng đó.

1.4. Các quan điểm về nghĩa

1.4.1. Nhận xét sơ bộ

Nghĩa là một phạm vi rất trừu tƣợng. Trong lịch sử phát triển ngôn ngữ học đến nay, ngữ nghĩa đã đƣợc quan tâm sớm nhƣng chƣa có những thành tựu lớn nhƣ các lĩnh vực khác. Nói đến nghĩa tức là nói đến bình diện nội dung. Bình diện nội dung này đƣợc thể hiện trong chất liệu, cấu tạo, hoạt động ngôn ngữ và tƣ duy của con ngƣời. Ngữ nghĩa của ngôn ngữ đƣợc chia ra nhiều phạm vi khác nhau: ngữ nghĩa lô-gích, ngữ nghĩa tâm lý, ngữ nghĩa triết học, ngữ nghĩa ngôn ngữ,...

Trong trƣờng hợp nghiên cứu ngữ nghĩa, chúng tôi quan tâm nhiều đến nghĩa trong ngôn ngữ: nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp và nghĩa ngữ dụng. Khi nghiên cứu quá trình chuyển đổi chức năng - nghĩa mà luận án đề cập đến, chúng tôi dừng lại ở phạm vi nghĩa của đơn vị từ vựng, cụ thể hơn là nghĩa của ký hiệu từ, đồng thời trong cách nhìn tổng thể và đổi mới về quan niệm nghĩa từ vựng trong hoạt động,

1.4.2. Bản chất nghĩa từ vựng

“Nghĩa từ vựng của từ” là một trong những khái niệm quan trọng nhất của

ngôn ngữ học. Trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa từ vựng. Trong số các tác giả nƣớc ngoài có ảnh hƣởng đến cách hiểu nghĩa từ vựng ở Việt Nam trƣớc hết phải kể đến nhà ngôn ngữ học Nga A.I. Smirnitckiy. Ông cho rằng:

Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lí tương tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng rẽ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ và so với nghĩa thì ngữ âm của từ hiện ra như vỏ vật chất cần thiết không phải chỉ để biểu thị và trao đổi nghĩa đó với những người khác mà còn cần thiết cho sự nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của nghĩa (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp) [45, tr. 119].

Quan niệm ngữ nghĩa của từ nhƣ kết quả của sự nhận thức phản ánh thực tại cũng đã đƣợc một tác giả của nền ngôn ngữ học Xô Viết quen thuộc với giới ngôn ngữ học Việt Nam nói rõ hơn trong định nghĩa:

Ý nghĩa của từ (ý nghĩa biểu niệm, cái biểu niệm) là mức độ phản ánh hiện thực cao nhất trong nhận thức của con người, đó cũng là mức độ của khái niệm. Ý nghĩa của từ phản ánh những đặc trưng chung đồng thời là đặc trưng quan trọng của sự vật được nhận thức trong thực tiễn xã hội của con người. Ý nghĩa từ vựng của từ hướng đến khái niệm như là hướng đến các giới hạn của nó [156, tr. 43].

Giới Việt ngữ học tiếp thu những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học ngoài nƣớc, đồng thời cũng có những đóng góp riêng. Khi tập trung nghiên cứu chức năng tín hiệu học của từ, Đỗ Hữu Châu đã xác định: “nghĩa của từ là một thực thể tinh

thần”. Ông cho rằng nghĩa của từ bao gồm bốn thành phần tƣơng ứng với bốn chức

năng quan trọng mà từ đảm nhận. Đó là: “a. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. b. Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm. c. Ý nghĩa biểu thái

ứng với chức năng biểu thái. Ba thành phần ý nghĩa trên đƣợc gọi chung là ý nghĩa từ vựng”. Còn “d. Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp” [21, tr. 97]. Vì vậy, ba loại ý nghĩa từ vựng mà Đỗ Hữu Châu xác định rất thuyết phục. Hoàng Văn Hành cũng quan niệm khá toàn diện “Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả của quá trình nhận thức, mà còn là hệ quả của những quá trình có tính chất tâm lí xã hội, có tính chất lịch sử nữa” [55, tr. 9]. Và gần đây nhất, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa quan điểm của các tác giả trong và ngoài nƣớc, Lê Quang Thiêm đã đƣa ra kiến giải về ba tầng và sáu kiểu nghĩa chức năng từ vựng khá chi tiết và bao quát bản chất tinh thần - xã hội - văn hóa của nội dung nghĩa từ vựng của ngôn ngữ [119, tr. 122-123].

Nhƣ vậy, nghĩa của từ không phải là bản thân đối tƣợng thực tế mà từ biểu thị. Bởi chúng ta thấy nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ tồn tại trong lời nói, sự vật hiện tƣợng lại tồn tại trong thực tế. Nghĩa của từ cũng không phải là sự vật, hiện tƣợng do từ biểu thị mà là những hiện tƣợng tâm lí tồn tại trong ý thức của con ngƣời đƣợc mã hóa trong kí hiệu từ. Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phƣơng diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ.

Từ những đóng góp và quan niệm trên, chúng tôi dựa vào cách hiểu về nghĩa từ vựng của Lê Quang Thiêm để vận dụng vào quá trình nghiên cứu của luận án:

nghĩa từ vựng là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp

độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ của giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, trong diễn ngôn” [119, tr. 86].

Nghĩa của ngôn ngữ thể hiện trong mọi hình thức tồn tại của tín hiệu nên nghĩa của tín hiệu phải đƣợc xem xét ở loại đơn vị có thuộc tính tín hiệu, đặc biệt là ở dạng trừu tƣợng của các hình thức tín hiệu. Khi nghiên cứu chuyển đổi chức năng - nghĩa từ từ thường (được dùng trong giao tiếp) sang thuật ngữ (được dùng trong các văn bản khoa học) thì chúng được chuyển qua phạm vi tư duy khoa học, phạm vi sâu hơn. Khi đó, chúng được định hình với những phẩm chất mới, kiểu nghĩa chức năng từ vựng mới.

1.4.3. Các loại nghĩa từ vựng của từ theo quy chiếu và theo cấu trúc - hệ thống

Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tƣợng. Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại mà là một tập hợp một số thành phần nghĩa nhất định. Tùy theo chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, nghĩa của từ có những thành phần nghĩa khác nhau. Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có những cách phân chia và cách gọi tên khác nhau về các thành phần nghĩa của từ.

Tác giả Bùi Minh Toán cho rằng nghĩa từ vựng có những loại sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa tình thái và nghĩa ngữ pháp [129].

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, ngoài những thành phần nghĩa nêu trên (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp), nghĩa của từ còn có nghĩa liên hội. Nghĩa liên hội làm cho từ trở thành những thực thể sinh động. Nó tác động sâu sắc đến các nghĩa hành vi và chi phối một cách có ý thức hay không ý thức việc dùng từ. Nghĩa liên hội thƣờng biến động, nằm ngoài nghĩa ngôn ngữ. Tuy nhiên có những nghĩa liên hội đƣợc giữ lại, trở thành một bộ phận của ý nghĩa biểu niệm, cấu trúc hoá, làm thay đổi ý nghĩa biểu vật và biểu niệm vốn có, đổi thay ý nghĩa biểu thái, nghĩa là thay đổi cấu trúc nghĩa của từ [25, tr. 103-105].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã đƣa ra những loại nghĩa từ vựng mà giữa chúng không những có tính hệ thống mà còn có tính cấu trúc rõ ràng: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng và nghĩa cấu trúc [45, tr. 130]:

- Nghĩa sở chỉ (referential meaning): là quan hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tƣợng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động,... đó, ngƣời ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thần,...

- Nghĩa sở biểu (significative meaning): là quan hệ của từ ngữ âm với nghĩa,

tức là với khái niệm hoặc biểu tƣợng mà từ biểu hiện. Con ngƣời nhận thức về sự vật và phân xuất ra các thuộc tính của nó. Các thuộc tính đó tập hợp lại thành các khái niệm, mỗi khái niệm bao gồm một số thuộc tính. Khi khái niệm đƣợc biểu hiện

bằng từ thì các thuộc tính đó trở thành các nét nghĩa của từ. Vì thế nghĩa sở biểu của từ là một cấu trúc bao gồm nhiều nét nghĩa. Mỗi nét nghĩa nhƣ thế có mặt trong nghĩa sở biểu của từ.

- Nghĩa sở dụng (pragmatical meaning), còn đƣợc gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của ngƣời nói. Ví dụ: cùng là nghĩa “hoạt động, mang vật sở hữu của mình

để người khác dùng, mà không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác” nhƣng chúng ta

có những từ khác nhau mang những sắc thái khác nhau. Từ “cho” mang sắc thái tình cảm trung hoà (bình thƣờng); từ “biếu” mang sắc thái tình cảm kính trọng.

- Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác

trong ngôn ngữ. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định đƣợc giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định đƣợc ngữ trị (valence) của từ.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, bất cứ tín hiệu nào cũng phải nằm trong hệ thống. Vì vậy, bất cứ loại đơn vị từ vựng nào cũng có nghĩa cấu trúc. Nghĩa sở dụng không phải là cái tất yếu đối với mỗi đơn vị, nghĩa là không phải đơn vị nào cũng có. Sự khác nhau giữa các đơn vị này và đơn vị khác chủ yếu là ở nghĩa sở chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)