1.5. Sự chuyển đổi chức năn g nghĩa từ vựng
1.5.1. Mối quan hệ giữa chức năng với nghĩa từ vựng
Tín hiệu nói chung và từ nói riêng thƣờng có nhiều nghĩa nhƣng không phải ngay từ lúc mới xuất hiện từ đã có nhiều nghĩa. Ban đầu mỗi từ chỉ có một nghĩa, tức là sự tƣơng quan giữa hai mặt của một tín hiệu (cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện) là một đối một. Hai mặt của một tín hiệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣ hai mặt của một tờ giấy, nếu cắt mặt này thì cũng cắt mặt kia. Nó đƣợc cấu tạo từ thể vật chất và tinh thần do bộ máy phát âm và khả năng tri nhận của con ngƣời tạo ra, trong đó mặt vật chất là âm thanh còn mặt nội dung tín hiệu là nội dung tinh thần. Theo thời gian, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do nhu cầu giao tiếp, ngôn ngữ buộc phải mở rộng phạm vi biểu đạt, mối quan hệ “một đối một” trở thành “một đối hơn một”. Sự không tƣơng ứng một cái biểu đạt với một cái đƣợc biểu đạt trong ngôn ngữ tự nhiên đƣợc xem nhƣ một quy luật. Ngƣời ta gọi đó là luật của thể nhị nguyên không đối xứng của tín hiệu ngôn ngữ. Ví dụ: lúc mới xuất hiện, từ “nước” chỉ “một chất lỏng nói chung” để phân biệt với chất rắn. Nhƣ vậy sự xuất hiện đầu tiên của từ “nước” có chức năng định đanh, gọi tên. Đây là bƣớc xác lập tín hiệu, xác lập quan hệ hình thức với nội dung cụ thể, xác định. Sau thời điểm xuất hiện đó, từ “nước” vẫn cùng hình thức ấy nhƣng lại đƣợc hiểu với những nội dung đa dạng trong những mục đích dùng khác nhau nhau. Cụ thể là, trong câu
“nước là chất lỏng” thì “nước” đƣợc xác định về chất liệu còn trong câu “xe này
đã thay nước sơn” thì “nước” trong trƣờng hợp này mang nội dung khác, đó là
“lớp quét, lớp phủ” ngoài vật, v.v. Nhƣ vậy, do nhu cầu giao tiếp và tƣ duy của con
ngƣời mà từ “nước” đã thực hiện, hoàn thành những chức năng, mang nghĩa xác định trong hoạt động, trong ngữ cảnh nhất định. Có thể nói với việc sử dụng, tồn tại
theo thời gian, từ hoàn thành những chức năng khác nhau, đƣợc định hình những phạm vi sử dụng khác nhau.
Nghĩa của từ thể hiện trong cách dùng, trong hoạt động thƣờng ngày, trong thực hiện chức năng ngôn ngữ đa dạng trong cuộc sống, trong các mối tƣơng tác xã hội và sự sáng tạo ngôn từ của ngƣời nói, ngƣời viết. Nghĩa bộc lộ qua câu lời, qua cách dùng văn bản, ngôn bản khi nó hoàn thành những chức năng xác định mà việc tổng hợp xác định nghĩa phải đƣợc bắt đầu từ đó. Nghĩa của các đơn vị, biểu thức ngôn ngữ chính là sự hoàn thành chức năng của đơn vị, biểu thức trong hoạt động hành chức của chúng. Chức năng là cơ sở, biểu hiện của nghĩa. Nghĩa có mối liên hệ với chức năng của các loại đơn vị, yếu tố, biểu thức của ngôn ngữ trong cấu tạo cũng nhƣ sự hoạt động của chúng thể hiện ở các loại hình phong cách chức năng đa dạng khác nhau.