Phân loại tính từ của Nguyễn Hữu Quỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 97 - 100)

Tính từ Ví dụ

Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài

của sự vật Chỉ màu sắc xanh, đỏ, tím,... Chỉ hình thể to, nhỏ, tròn,... Chỉ dung lƣợng nặng, nhẹ, căng,... Chỉ kích thƣớc dài, ngắn, cao, thấp,... Tính từ chỉ đặc tính bên trong và trạng thái của sự vật Tốt, xấu, bền,... Hiền, vui, dữ,...

Xanh mắt, to gan, nhanh tay,...

Tính từ miêu tả đầy, vơi, nhiều, ít, đỏ lòm, đen sì,...

“Nguồn: Nguyễn Hữu Quỳnh, 2007” Một số nhà nghiên cứu tiếng Việt, trong khi chú ý đến đặc điểm ngữ nghĩa nhƣ là một đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt, đã nghiên cứu và phân loại từ dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của chúng. Cụ thể là sự đẳng cấu ngữ nghĩa giữa cấu trúc ngữ nghĩa của các từ. Hoàng Phê coi hiện tƣợng đẳng cấu ngữ nghĩa là “nghĩa của các từ”: Có số lƣợng nét nghĩa nhƣ nhau; Trật tự giữa các nét nghĩa giống nhau;

Quan hệ giá trị giữa các nét nghĩa giống nhau; tức là chúng có cùng một kiểu cấu trúc. “Với hiện tƣợng đẳng cấu ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa có thể là một cơ sở để phân loại từ” [95, tr. 17].

Nhƣ vậy, các tiểu loại tính từ đƣợc phân biệt không chỉ dựa vào tiêu chí ngữ pháp mà cả tiêu chí ngữ nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu chức năng - nghĩa của từ loại tính từ. Cụ thể là khảo sát, phân tích sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của cùng một đơn vị tính từ trong các lĩnh vực. Chẳng hạn: từ “cân”(t.) là một tính từ mang nghĩa thông thƣờng là “có hai phía ngang bằng nhau, không lệch” [97, tr. 133]. Vd: Bức tranh treo không cân. Khi từ “cân” đƣợc dùng trong chuyên ngành Toán học thì mang nghĩa thuật ngữ “(tam giác hoặc hình thang) có hai cạnh bên bằng nhau” [97, tr. 133]. Vd: “Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, điểm E thuộc cạnh AB sao cho AD = AE” [29, tr. 128]. Từ “cân” vốn là từ thông thƣờng mang nghĩa gốc, nghĩa cơ bản, sau đó từ này kiêm thêm chức năng thuật ngữ, thu nạp thêm nội dung mới trong ngành khoa học Toán học.

3.3. Sự chuyển đổi đa dạng chức năng - nghĩa trong phạm vi động từ

3.3.1. Kết quả phân tích định lượng

Chúng tôi đã thống kê các thuật ngữ động từ (từ đơn tiết và từ đa tiết) vốn là từ thƣờng nay kiêm thêm chức năng thuật ngữ trên các ngữ liệu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với những kết quả nhƣ sau:

3.3.1.1. Ngữ liệu về lĩnh vực khoa học tự nhiên

a. Sách giáo khoa Toán học lớp 10, 11, 12 (bao gồm sách Hình học, Đại số và Giải tích): chúng tôi đã thống kê đƣợc 407 thuật ngữ hóa từ thông thƣờng, trong đó thuật ngữ là động từ chiếm 61 đơn vị (14,99%) gồm 13 thuật ngữ là động từ đơn tiết (chiếm 21,31%) và 48 thuật ngữ là động từ đa tiết (chiếm 78,69%).

- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đơn tiết:

+ Ví dụ:“bù” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “thêm vào cho đầy đủ, do có

phần mất mát, thiếu hụt” [97, tr. 84]. Vd: Lấy vụ thu bù vụ chiêm; Một ngày nghỉ đồng nghĩa với việc mất đi doanh thu của trọn một ngày. Sau ngày nghỉ, các doanh

nghiệp có thể phải tăng ca hoặc làm bù... Theo nghĩa thuật ngữ chuyên ngành Toán học, “bù” là “(góc hoặc cung) cộng với một góc (hoặc một cung) đƣợc nói đến nào đó thì thành 180o” [97, tr. 84]. Vd: “Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o, chẳng hạn góc 110o và góc 70o là hai góc bù nhau” [27, tr. 81].

+ Ví dụ: “dựng” (đg.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Đặt cho đứng thẳng... 2. Tạo nên vật gì đứng thẳng trên mặt nền (thƣờng là trên mặt đất) bằng những vật liệu kết lại theo một cấu trúc nhất định... 3. Tạo nên bằng cách tổ hợp các yếu tố theo một cấu trúc nhất định (thƣờng nói về công trình nghệ thuật)... 4. Tạo nên và làm cho có đƣợc sự tồn tại vững vàng...” [97, tr. 262]. Theo nghĩa chuyên môn, “dựng” là “vẽ hoặc nói rõ cách vẽ một hình phẳng nào đó thỏa mãn một số điều kiện cho trƣớc (thƣờng chỉ dùng thƣớc và compa). Vd: Dựng một tam giác đều có một cạnh là đoạn thẳng AB” [97, tr. 262].

- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đa tiết:

Ví dụ:“bắc cầu” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “nối tiếp vào giữa để làm

cho hai khoảng thời gian không bị gián đoạn” [97, tr. 57]. Vd: Tuổi thiếu niên là

tuổi bắc cầu giữa tuổi nhi đồng và tuổi thanh niên. Theo nghĩa chuyên môn trong

ngành Toán học, “bắc cầu” là “(quan hệ) có tính chất: nếu A có quan hệ ấy với B, B có quan hệ ấy với C, thì A cũng có quan hệ ấy với C” [97, tr. 57]. Vd: Quan hệ R

là quan hệ có tính chất bắc cầu khi và chỉ khi = .

Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5. Thuật ngữ là động từ trong SGK Toán học (THPT)

Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ

Động từ Đơn tiết Đa tiết

SGK Toán học (THPT) (407 thuật ngữ) 61 (14,99%) 13 (21,31%) 48 (78,69%)

b. Từ điển Hóa học phổ thông: trong số 223 thuật ngữ đƣợc thống kê có 41 thuật ngữ là động từ (chiếm 18,39%), trong đó có 7 động từ đơn tiết (chiếm

- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đơn tiết:

+ Ví dụ: “tôi” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “đổ nƣớc vào để làm cho tan (vôi sống). Vd: Vôi đã tôi” [97, tr. 974]. Trong chuyên ngành Hóa học, “tôi”

mang nghĩa thuật ngữ là “làm lạnh nhanh một kim loại bằng cách nhúng vào một chất lỏng để nâng cao tính chất của nó” [14, tr. 294]. Vd: “Tôi thép là để làm cho thép cứng hơn. Nhưng đối với kim loại phi sắt thì lại khác, tôi đồng là để làm

cho đồng dẻo hơn” [14, tr. 294].

+ Ví dụ: “chiết” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “rót bớt sang một đồ đựng

khác” [97, tr. 974]. Vd: Chiết rượu từ vò sang chai. Khi “chiết” đƣợc dùng trong chuyên ngành Hóa học thì mang nghĩa thuật ngữ “tách một chất từ hỗn hợp nhiều chất bằng các dung môi chọn lọc, dựa trên sự khác nhau về độ tan của các chất đó trong các dung môi” [14, tr. 80]. Vd: Cao cồn được chiết từ rượu cồn.

- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đa tiết:

+ Ví dụ: “phân li” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “rời xa nhau, mỗi ngƣời

một ngả, không còn đƣợc chung sống với nhau nữa”. Vd: Giờ phút phân li [97,

tr. 745]. Theo nghĩa chuyên ngành Hóa học, “phân li” là “một phân tử hay ion chia ra thành những phần từ (phân tử, ion, nguyên tử) nhỏ hơn” [14, tr. 235]. Vd: “Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li” [140, tr. 5]; “Trong dung dịch

CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li ra ion, còn 98

phân tử không phân li. Vậy CH3COOH là chất điện li yếu” [140, tr. 6].

Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 3.6 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)