Các loại nghĩa từ vựng của từ theo quy chiếu và theo cấu trú c hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 33 - 34)

1.4. Các quan điểm về nghĩa

1.4.3. Các loại nghĩa từ vựng của từ theo quy chiếu và theo cấu trú c hệ

Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tƣợng. Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại mà là một tập hợp một số thành phần nghĩa nhất định. Tùy theo chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, nghĩa của từ có những thành phần nghĩa khác nhau. Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có những cách phân chia và cách gọi tên khác nhau về các thành phần nghĩa của từ.

Tác giả Bùi Minh Toán cho rằng nghĩa từ vựng có những loại sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa tình thái và nghĩa ngữ pháp [129].

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, ngoài những thành phần nghĩa nêu trên (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp), nghĩa của từ còn có nghĩa liên hội. Nghĩa liên hội làm cho từ trở thành những thực thể sinh động. Nó tác động sâu sắc đến các nghĩa hành vi và chi phối một cách có ý thức hay không ý thức việc dùng từ. Nghĩa liên hội thƣờng biến động, nằm ngoài nghĩa ngôn ngữ. Tuy nhiên có những nghĩa liên hội đƣợc giữ lại, trở thành một bộ phận của ý nghĩa biểu niệm, cấu trúc hoá, làm thay đổi ý nghĩa biểu vật và biểu niệm vốn có, đổi thay ý nghĩa biểu thái, nghĩa là thay đổi cấu trúc nghĩa của từ [25, tr. 103-105].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã đƣa ra những loại nghĩa từ vựng mà giữa chúng không những có tính hệ thống mà còn có tính cấu trúc rõ ràng: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng và nghĩa cấu trúc [45, tr. 130]:

- Nghĩa sở chỉ (referential meaning): là quan hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tƣợng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động,... đó, ngƣời ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thần,...

- Nghĩa sở biểu (significative meaning): là quan hệ của từ ngữ âm với nghĩa,

tức là với khái niệm hoặc biểu tƣợng mà từ biểu hiện. Con ngƣời nhận thức về sự vật và phân xuất ra các thuộc tính của nó. Các thuộc tính đó tập hợp lại thành các khái niệm, mỗi khái niệm bao gồm một số thuộc tính. Khi khái niệm đƣợc biểu hiện

bằng từ thì các thuộc tính đó trở thành các nét nghĩa của từ. Vì thế nghĩa sở biểu của từ là một cấu trúc bao gồm nhiều nét nghĩa. Mỗi nét nghĩa nhƣ thế có mặt trong nghĩa sở biểu của từ.

- Nghĩa sở dụng (pragmatical meaning), còn đƣợc gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của ngƣời nói. Ví dụ: cùng là nghĩa “hoạt động, mang vật sở hữu của mình

để người khác dùng, mà không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác” nhƣng chúng ta

có những từ khác nhau mang những sắc thái khác nhau. Từ “cho” mang sắc thái tình cảm trung hoà (bình thƣờng); từ “biếu” mang sắc thái tình cảm kính trọng.

- Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác

trong ngôn ngữ. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định đƣợc giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định đƣợc ngữ trị (valence) của từ.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, bất cứ tín hiệu nào cũng phải nằm trong hệ thống. Vì vậy, bất cứ loại đơn vị từ vựng nào cũng có nghĩa cấu trúc. Nghĩa sở dụng không phải là cái tất yếu đối với mỗi đơn vị, nghĩa là không phải đơn vị nào cũng có. Sự khác nhau giữa các đơn vị này và đơn vị khác chủ yếu là ở nghĩa sở chỉ và sở biểu của chúng.

Do sự chuyển đổi chức năng - nghĩa theo hƣớng hoạt động nên việc nhìn nhận các biểu hiện của nghĩa hay nói cụ thể hơn là các loại nghĩa, kiểu nghĩa cần đƣợc phản ảnh chiều hƣớng thay đổi đó. Theo xu hƣớng này ở Việt Nam đã có những công bố liên quan đến nội dung tầng nghĩa, kiểu nghĩa chức năng từ vựng của tác giả Lê Quang Thiêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)