Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Động từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ Sinh học (366 thuật ngữ) 53 (14,48%) 12 (22,64%) 41 77.36%)
d. Từ điển Vật lí phổ thông: trong số 309 thuật ngữ hóa từ thông thƣờng có 40 thuật ngữ là động từ (chiếm 12,94%) gồm 4 thuật ngữ là động từ đơn tiết (chiếm 10%) và 36 thuật ngữ là động từ đa tiết (chiếm 90%).
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đơn tiết:
+ Ví dụ: “sôi” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “chuyển trạng thái đột ngột, trở thành có những biểu hiện rõ rệt, mạnh mẽ, tựa nhƣ có cái gì đang bừng lên, đang nổi lên” [97, tr. 835]. Vd: Nước đang sôi. Trong chuyên ngành Vật lí, “sôi”
mang nghĩa thuật ngữ là “quá trình chuyển vật chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi trong toàn bộ khối lỏng. Sự sôi xảy ra khi áp suất hơi của chất lỏng bằng hay lớn hơn áp suất không khí ở phía trên chất lỏng” [6, tr. 163]. Vd: “Các chất
khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau” [100, tr. 87].
+ Ví dụ:“rã” (đg.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Mất tính toàn
khối, các thành phần rời nhau ra, không còn liên kết với nhau. Vd: Gạo hẩm rã ra như bột... 2. (thƣờng dùng trong những tổ hợp trƣớc d.). Không còn có tổ chức nữa, các thành viên phân tán ra, không còn có quan hệ với nhau. Vd: Đám
bạc rã sòng” [97, tr. 790]. Khi “rã” (phân rã) đƣợc dùng trong lĩnh vực chuyên
ngành Vật lí thì nó có chức năng thuật ngữ với nghĩa phái sinh “hiện tƣợng hạt nhân phóng xạ tự động phát ra một hạt (anpha, bêta hoặc gamma) và biến đổi thành hạt nhân khác (trừ phân rã gamma) [97, tr. 125]. Vd: “Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo).
Quá trình phân rã này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra
các bức xạ điện từ. Hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ,...” [11, tr. 188].
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đa tiết:
+ Ví dụ: “hội tụ” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “từ khắp nơi về họp lại
với nhau một chỗ. Vd: Đại biểu từ bốn phương về đã hội tụ đông đủ” [97, tr. 444]. Theo nghĩa chuyên ngành Vật lí, “hội tụ” là “các tia sáng đi tới một điểm chung” [6, tr. 92]. Vd: “Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính” [102, tr. 115].
+ Ví dụ: “tái hợp” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng (thuộc kiểu nghĩa biểu thị) là “sum họp, đoàn tụ trở lại sau thời gian xa cách. Vd: Cảnh vợ chồng tái hợp”
[97, tr. 853]. Theo nghĩa chuyên ngành Vật lí, “tái hợp”mang nghĩa thuật ngữ (thuộc kiểu nghĩa biểu niệm) “hợp lại với nhau của các hạt nhân mang điện tích trái dấu. Vd: Tái hợp của các electron tự do với ion dương trong chất khí bị ion
hóa” [6, tr. 165]. Có thể nhận thấy, giữa kiểu nghĩa biểu thị và kiểu nghĩa biểu
niệm có nét nghĩa chung là “tụ hợp lại”.
Số lƣợng, tỉ lệ các thuật ngữ là động từ đơn tiết và động từ đa tiết trong TĐ Vật lí phổ thông đƣợc thể hiện qua bảng 3.8 sau: