4.3. Hệ quả của sự chuyển đổi chức năn g nghĩa từ vựng
4.3.1. Tình trạng thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành
Tình trạng này đã xảy ra ở “Từ điển tiếng Việt” và các nguồn ngữ liệu mà luận án nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy có những trƣờng hợp sau:
Trường hợp thứ nhất là tách nghĩa không thỏa đáng, thiếu chính xác. Chẳng
hạn: từ “cạnh” (d.) là một danh từ mang bốn nghĩa trong đó có hai nghĩa chuyên môn: nghĩa “3 (chm.). Đoạn làm thành phần của một đƣờng gấp khúc hay của một đa giác. Cạnh hình chữ nhật.” Và nghĩa “4 (chm.). Đƣờng thẳng hay phần đƣờng thẳng làm thành phần của một hình. Cạnh hình hộp. Cạnh của một góc” [97, tr.
108]. Ở đây hai nghĩa chuyên môn 3 và 4 nhƣ đã dẫn ở trên cùng thuộc lĩnh vực chuyên ngành Toán học. Thực chất, hai nghĩa chuyên môn đó chỉ là phản ánh một nội dung khái niệm, chúng khác nhau ở câu chữ của định nghĩa, lời giải thích, cách mô tả nghĩa mà thôi. Hay một ví dụ khác, trong “Từ điển Hóa học phổ thông”, thuật ngữ “nhiệt phân” đƣợc giải thích thành hai nghĩa: “1. Sự phân hủy một hợp chất bằng nhiệt. 2. Sự chuyển hóa hóa học hợp chất hữu cơ xảy ra ở nhiệt độ cao (400 – 1200oC) không có sự tham gia của không khí và chất khác, ngoài sự phân hủy còn có thể xảy ra phản ứng đồng phân hóa, sắp xếp lại phân tử” [14, tr. 210]. Theo chúng tôi, nghĩa 1 thiếu chính xác, không cần đƣa vào từ điển hoặc là kết hợp cả hai nghĩa làm một cho rõ nghĩa hơn. Hiện tƣợng này xảy ra tƣơng tự với các mục từ có hai nghĩa chuyên môn trở lên trong một ngành, chuyên ngành: “lồi” (t.), “lõm” (t.),
“vuông” (t.).
Trường hợp thứ hai là thuật ngữ có khái niệm bao hàm nhiều nội dung đƣợc
đánh dấu 1, 2, 3,… gây hiểu nhầm là nhiều khái niệm. Thuật ngữ đó về bản chất là đơn nghĩa. Ví dụ: trong “TĐ Hóa học phổ thông”, thuật ngữ “cấu hình”: “1) Sự sắp xếp trong không gian của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong một phân tử. Những chất có cùng công thức phân tử nhƣng khác nhau về CH là những chất đồng phân không gian… 2) CH electron. Sự phân bố các electron của một nguyên tử trên các phân lớp, biểu diễn bằng n.la
trong đó: n là số thứ tự lớp, l là phân lớp, a là số electron trên phân lớp…” [14, tr. 68]. Một ví dụ khác, thuật ngữ “muối”: “Nhóm các hợp chất hóa học ở dạng tinh thể có cấu tạo ion, đƣợc tạo thành khi axit tác dụng với bazơ. Tan trong nƣớc, M phân li thành cation kim loại (hoặc amoni) và anion gốc axit (đôi khi có cả ion H+ hoặc OH-). Một số M bị nƣớc phân hủy sinh axit và bazơ tƣơng ứng. Đƣợc phân chia thành: 1) Muối trung hòa Na2SO4 , MgCl2; 2) Muối axit NaHSO4, NaH2PO4; 3) Muối bazơ Mg(OH)Cl, CuCO3.Cu(OH)2; 4) Muối kép KCr(SO4)2.12H2O; 5) Muối hỗn tạp CaCl(OCl). Các axit hữu cơ cũng tạo thành những M có một số tính chất khác với tính chất của M vô cơ” [131, tr. 195].
Trường hợp thứ ba là từ đa nghĩa chuyên môn. Ví dụ: ở lĩnh vực Toán học,
rộng một biểu thức thành một tổng nhiều số hạng. (a + b)2 khai triển thành a2 + 2ab + b2. 3 (chm.). Trải ra trên một mặt phẳng. Khai triển mặt bên của hình nón sẽ
được hình quạt” [97, tr. 472]. Trong ngành Sinh học, “chẩm” (d.) mang hai nghĩa:
“1. Phần sau của sọ động vật có xƣơng sống, là chỗ khớp với cột sống. 2. Tấm chitin cứng nằm ở phía sau đầu ở côn trùng” [80, tr. 45]. Trong ngành Vật lí, “giây”
(d.) mang hai nghĩa: “1. Đơn vị đo thời gian của hệ SI và Bảng đơn vị hợp pháp, kí hiệu s... 2. Đơn vị đo góc phẳng và cung, kí hiệu ”, bằng 1/60 phút (‟) hoặc 1/3600 độ” [6, tr. 80]. Trong lĩnh vực Ngôn ngữ học, “điệu vị” (d.) mang ba nghĩa: “1. Đơn vị có khả năng khu biệt về cƣờng độ, trƣờng độ, âm sắc... còn gọi là âm vị điệu tính. 2. Đơn vị điệu tính ngắn nhất của một ngôn ngữ nào đó, tức là âm tiết. 3. Đơn vị của cƣờng độ, âm sắc... luôn tƣơng ứng với một nội dung nhất định và vì vậy luôn có phẩm chất của một hình vị” [157, tr. 89]. Hiện tƣợng này xảy ra tƣơng tự với các mục từ nhƣ: “cấy” (đg.), “cần” (d.), “chỉ số” (d.), “tương đương” (đg.), v.v. Nhƣ vậy, những thuật ngữ đa nghĩa này đã không đảm bảo nguyên tắc của thuật ngữ là tính đơn nghĩa, tính chính xác và tính khoa học.