Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Tính từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ GTTN Ngôn ngữ học (206 thuật ngữ) 15 (7,28%) 1 (6,67%) 14 (93,33%)
b. Từ điển Tâm lý: theo thống kê, trong tổng số 299 thuật ngữ hoá từ thông thƣờng có 31 thuật ngữ là tính từ (chiếm 22,63%) gồm có 21 thuật ngữ là tính từ đa tiết (chiếm 67,74%) và 10 thuật ngữ là tính từ đơn tiết (chiếm 32,26%).
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của tính từ đơn tiết:
Ví dụ: “non” (t.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Ở giai đoạn mới mọc, mới sinh ra, chƣa phát triển đầy đủ. Cỏ non; Con chim non. 2. (Sự việc xảy ra) sớm hơn thƣờng lệ, khi quá trình trƣớc đó diễn ra chƣa trọn vẹn. Quả chín non. 3. (Làm việc gì) sớm hơn bình thƣờng, khi sự việc phát triển chƣa đến lúc hoặc điều kiện chƣa có đầy đủ, chƣa chín muồi. Lúa gặt non để tránh lụt. 4. Dƣới mức chuẩn, dƣới mức yêu cầu phải đạt đƣợc. Một tạ thóc cân non. 5. (kng.). Gần đến một mức cụ thể nào đó, chỉ còn thiếu chút ít. Còn được non một lít. 6. (Cái cân) không chính xác, cho số ghi khối lƣợng của vật đƣợc cân ít hơn khối lƣợng thật một chút. Cân này hơi
non. 7. Ở trình độ thấp, do thiếu kinh nghiệm hoặc chƣa đƣợc học tập, rèn luyện đầy
lĩnh, tinh thần. Chẳng phải tay non” [97, tr. 711]. Theo nghĩa thuật ngữ trong chuyên ngành Tâm lý, “non” là “chƣa đến kỳ hạn mà đẻ ra, theo tiêu chuẩn quốc tế là cân kém 2k500” [150, tr. 179]. Vd: “Hậu quả của đẻ non về phát triển vận động và tâm lí khá nghiêm trọng, càng non càng dễ có nhiều biến chứng (xuất huyết não, hoại tử vỏ não), gây ra những chứng co giật, chậm khôn, trái tính” [150, tr. 179].
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của tính từ đa tiết:
Ví dụ: “cụ thể” (t.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Có hình thể, có
tồn tại vật chất, giác quan con ngƣời có thể nhận biết đƣợc. Vd: Sự vật cụ thể. 2. (Sự vật) có thật trong chỉnh thể của nó, với đầy đủ các mặt và các quan hệ đa dạng của
nó. Vd: Chân lí bao giờ cũng cụ thể. 3. (có thể dùng làm phần phụ trong câu). Đƣợc
xác định riêng biệt và rõ ràng, không chung, không khái quát” [97, tr. 531]. Theo nghĩa chuyên ngành Tâm lý, “cụ thể” là “toàn bộ sự vật tiếp xúc với con ngƣời”
[150, tr. 142]. Vd : “Theo Piaget, sau 6-7 tuổi, trẻ em đạt trình độ tư duy thao tác cụ thể, bắt đầu biết phân tích sự vật chủ yếu thông qua hành động” [150, tr. 142].
Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 3.21 sau: