Về các loại danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 50 - 54)

Danh từ là một trong ba từ loại cơ bản của tiếng Việt. Đây là một từ loại bao gồm một khối lƣợng từ rất lớn, lại có một hệ thống phạm trù từ vựng - ngữ pháp và một hệ thống phạm trù thuần túy ngữ pháp rất phức tạp. Đề cập tới từ loại danh từ tức là đề cập tới vai trò trọng yếu về mặt lí luận đối với ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, đối với ngữ pháp các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập và phân tiết nói chung. Trọng tâm vấn đề chúng tôi khảo sát, nghiên cứu không phải là bình diện ngữ pháp của danh từ mà là đặc điểm chuyển đổi chức năng - nghĩa thuộc phạm vi ngữ nghĩa tiếng Việt.

Về mặt ý nghĩa, danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừu tƣợng. Về mặt đặc điểm ngữ pháp, danh từ có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định (này, kia, ấy, nọ,...), kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ (số từ biểu thị ý nghĩa số lƣợng đơn vị sự vật hay số lƣợng sự vật); danh từ có khả năng đảm nhiệm các chức vụ khác nhau ở trong câu, phổ biến nhất là làm chức năng chủ ngữ, bổ ngữ.

Việc phân loại danh từ thành các lớp con khá đa dạng và phức tạp vì trong nội bộ danh từ, sự biểu hiện các đặc trƣng phân loại thƣờng đan chéo vào nhau, thiếu rành mạch giữa các lớp con trên cả ba mặt: ý nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Tùy theo ý nghĩa từ vựng của từ, tùy theo đặc điểm của danh từ kết hợp với các từ khác và khả năng của danh từ đảm nhiệm các chức vụ khác nhau ở trong câu, chúng ta có thể chia các danh từ thành các nhóm nhỏ khác nhau. Bởi vậy quá trình phân loại thƣờng đƣợc tiến hành từng bƣớc, ở mỗi bƣớc vận dụng tiêu chuẩn theo một diện đối lập thích hợp để tách dần các lớp con trong danh từ. Mỗi tác giả đã đƣa ra bảng phân loại danh từ khác nhau.

Ở một chuyên luận nghiên cứu sâu về từ loại danh từ “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại”, tác giả Nguyễn Tài Cẩn đã phân loại danh từ đƣợc thể hiện qua

bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Phân loại danh từ của Nguyễn Tài Cẩn

Danh từ riêng Danh từ chung Danh từ tổng hợp Danh từ không tổng hợp Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ ngƣời

Danh từ chỉ sự vật + khái niệm trừu tƣợng Danh từ chỉ động vật, thực vật

Danh từ chỉ chất liệu

“Nguồn: Nguyễn Tài Cẩn, 1975b” Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Diệp Quang Ban đã đƣa ra sự phân loại danh từ qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Tóm tắt phân loại danh từ của Diệp Quang Ban

Các lớp con danh từ Ví dụ Bản chất của ý nghĩa

sự vật gắn với danh từ

Danh từ riêng Thế Lữ, Tô Hoài, ... Chỉ sự vật cá biệt

Danh từ chung

Tổng hợp

Đếm đƣợc bọn, lũ, tốp, đám, đoàn, đội Chỉ “loại”, chỉ đơn vị tập hợp Không đếm đƣợc bàn ghế, nhà cửa, bạn bè, trâu bò; máy móc, thần thánh; mắm muối, đƣờng sữa Chỉ khái niệm sự vật tổng hợp khái quát và trừu tƣợng Không tổng hợp Đếm đƣợc

con, cái, dứa, bức, mét, kilôgam, giờ

Chỉ “loại”, chỉ đơn vị riêng lẻ

học sinh, thợ, cha, cô, cậu, thƣ kí; bàn, cây, chim

Chỉ khái niệm sự vật đơn thể cụ thể

nết, tiếng, mùi, vị; việc, cuộc, trận; lí do, thắng lợi, tƣ tƣởng, ý nghĩ Chỉ khái niệm sự vật đơn thể trừu tƣợng và khái quát Không đếm đƣợc muối, đƣờng, cát, đá, dầu, khí Chỉ sự vật - chất thể

“Nguồn: Diệp Quang Ban, 2010” Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại”, tác giả Đinh Văn Đức đƣa ra cách phân loại danh từ theo hình 2.1 sau:

Hình 2.1. Sơ đồ phân loại danh từ của Đinh Văn Đức

Cách phân loại danh từ của Nguyễn Tài Cẩn và Diệp Quang Ban đều chủ yếu dựa vào đặc điểm hoạt động ngữ pháp rồi đến đặc trƣng ngữ nghĩa. Trong khi đó bảng phân loại danh từ của Đinh Văn Đức không những nhấn mạnh sự phân biệt về đặc trƣng ngữ pháp mà còn đào sâu vào ngữ nghĩa của danh từ. Vì luận án nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng nên chúng tôi dựa vào cách phân loại của Đinh Văn Đức.

Do mục đích chính của luận án là phân tích ngữ nghĩa nên phạm vi xem xét trong chƣơng này là danh từ chung, loại danh từ đại diện điển hình về nghĩa danh từ. Nội bộ của danh từ chung, xét về mặt nội dung, có nhiều tiểu loại: danh từ cụ thể, danh từ trừu tƣợng. Các tiểu loại đƣợc phân biệt không phải bằng tiêu chí ngữ pháp mà cả tiêu chí ngữ nghĩa. Nghĩa và chức năng ngữ pháp có mối quan hệ không tách rời. Bây giờ đi sâu vào ngữ nghĩa của danh từ, chúng tôi không muốn dừng lại ở phạm vi chức năng ngữ pháp thuộc phạm trù từ vựng - ngữ pháp mà đi sâu vào

phạm vi chức năng - nghĩa để thấy rõ hơn chức năng ngữ nghĩa của danh từ, đặc

điểm kiêm chức năng của danh từ trong khi từ vẫn giữ tính đồng nhất từ loại (chƣa phân li thành đồng âm). Lí luận truyền thống và hiện đại về chức năng - nghĩa cũng đã cung cấp những cơ sở để làm chỗ dựa cho sự phân tích nghĩa.

Phạm vi chức năng - nghĩa mà chúng tôi đang bàn ở đây là từ nhƣng không phải là từ chung chung, mà nội dung danh từ - nghĩa của nó tƣơng ứng với những phạm vi, dấu hiệu, thuộc tính, đặc điểm khác nhau của sự vật đƣợc gọi tên thuộc những phạm vi hoạt động, tồn tại cụ thể mà ở đó nghĩa của từ khi nó hoàn thành chức năng thì bộc lộ ra. Chẳng hạn: “đường” là một danh từ có nghĩa thông thƣờng “chất kết tinh vị ngọt, thƣờng chế từ mía hoặc củ cải đƣờng” [97, tr. 346]. Theo kiểu nghĩa chức năng từ vựng, nghĩa này thuộc kiểu nghĩa biểu thị của tầng nghĩa thực tiễn, thể hiện trong các kết hợp: đường trái cây; nước đường... Với tƣ cách là thuật ngữ Hóa học, “đường”mang nghĩa thuật ngữ “tên thƣờng gọi của saccarôzơ C12H22O11, chất tinh thể trắng có vị ngọt, tan trong nƣớc và ít tan trong các dung môi hữu cơ” (thuộc kiểu nghĩa biểu niệm, tầng nghĩa trí tuệ) [14, tr. 118]. Vd:

kiêm thêm chức năng thuật ngữ. Điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình chuyển đổi nghĩa của từ “đường” thu nạp thêm nội dung mới (nội dung chuyên môn).

Nhƣ vậy, xét về chức năng định danh, ngoài chức năng nghĩa thông thường, danh từ còn có chức năng chính xác hóa biểu thị khái niệm là nghĩa thuật ngữ. Đó chính là hiện tƣợng thuật ngữ hóa, tức vốn là một từ thƣờng mang nghĩa thông thƣờng nay kiêm thêm chức năng thuật ngữ với thuộc tính nội dung xác định, nội dung thuật ngữ khoa học (phân biệt nội dung thƣờng dùng).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)