“Nguồn: Lê Quang Thiêm, 2008” Chẳng hạn nội dung danh từ - nghĩa của nó tƣơng ứng với những dấu hiệu, thuộc tính, đặc điểm khác nhau của sự vật đƣợc gọi tên thuộc những phạm vi hoạt động, tồn tại cụ thể mà ở đó nghĩa của từ khi nó hoàn thành chức năng thì bộc lộ ra. Ta lấy ví dụ từ “rượu”: với nghĩa thông thƣờng,“rượu” mang nghĩa biểu thị thuộc tầng nghĩa thực tiễn là “chất lỏng, vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây
đã ủ men” [97, tr. 811]. Với nội dung thông thƣờng này trong truyền thống tiền khoa
học, ta có các từ rượu nếp, rượu gạo, rượu chuối, v.v. Khi xuất hiện trong ngành Hoá học, “rượu” mang nghĩa biểu niệm thuộc tầng nghĩa trí tuệ: “hợp chất hữu cơ chứa nhóm hyđroxyl –OH kết hợp trực tiếp với nguyên tử cácbon” [14, tr. 258]. Đây là một nội dung xác định trong định danh chức năng khoa học, diễn đạt tri thức hoá học của khoa học tự nhiên.
1.4.5. Phạm vi nghĩa của những đơn vị từ vựng được khảo sát
Là một lớp từ vựng đặc biệt nhƣng thuật ngữ vẫn nằm trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ nên nó vẫn có sự chuyển hóa qua lại với các lớp từ khác. Có những
thuật ngữ trở thành từ ngữ thông thƣờng và có những từ ngữ thông thƣờng trở thành thuật ngữ trong khi nó vẫn giữ ý nghĩa thông thƣờng. Các ngành khoa học cũng có những ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Do đó, một thuật ngữ có thể đƣợc dùng ở nhiều ngành khoa học. Ví dụ: “vi-rút” đƣợc sử dụng trong cả ngành Sinh học và ngành Y học. Cũng có khi ngành khoa học này mƣợn thuật ngữ của ngành khoa học khác nhƣng mang một khái niệm mới. Ví dụ: thuật ngữ “vi-rút” nói trên nay đƣợc dùng cả trong lĩnh vực Tin học (vi-rút máy tính). Nhƣ vậy chức năng - nghĩa từ vựng có thể phát triển hay rơi rụng đi là tùy thuộc vào mục đích giao tiếp đƣợc thể hiện trong các phong cách chức năng khác nhau. Chính vì vậy, một tín hiệu ngôn ngữ không phải chỉ có nội dung lƣỡng phân đơn giản mà phải trải ra, biến hóa để đảm nhiệm những phát triển biến hóa này. Hoặc động từ “khai triển” với nghĩa thông thƣờng (thuộc kiểu nghĩa biểu thị) là “mở rộng ra trên một phạm vi, qui mô lớn”
[97, tr. 472]. Khi đƣợc sử dụng trong lĩnh vực chuyên ngành Toán học, “khai triển”
thuộc kiểu nghĩa biểu niệm. Ngay trong chính kiểu nghĩa biểu niệm, thuật ngữ này kiêm hai nghĩa khác nhau. Với nghĩa thứ nhất, “khai triển” là “mở rộng một biểu thức thành một tổng nhiều số hạng” [97, tr. 472]. Vd:(a+b)2 khai triển thành a2 + 2ab + b2. Với nghĩa thứ hai, “khai triển” là “trải ra trên một mặt phẳng” [97, tr. 472]. Vd: Khai triển mặt bên của hình nón sẽ được hình quạt. Một thí dụ đối với trƣờng hợp cùng trong tầng nghĩa trí tuệ, thuật ngữ mang nhiều kiểu nghĩa biểu niệm ở các lĩnh vực khoa học khác nhau: thuật ngữ “hấp thu” (đg.) mang hai kiểu nghĩa biểu niệm. Nghĩa biểu niệm của thuật ngữ “hấp thu” trong lĩnh vực chuyên ngành Hóa học là “(hiện tƣợng chất rắn hay chất lỏng) thu hút các khí, hơi và chất hòa tan” [97, tr. 414]. Vd: Nước hấp thu ánh sáng nhiều hơn không khí. Nghĩa biểu niệm của thuật ngữ “hấp thu” trong lĩnh vực Sinh học là “xuyên thấm các chất qua màng vào trong tế bào ở động vật nguyên sinh”. Vd: Ruột già hấp thu nước, muối
khoáng, glucôzơ và một số axit amin.
Phạm vi nghĩa của các đơn vị từ vựng mà luận án nghiên cứu không bao hàm trên cả ba tầng nghĩa và sáu kiểu nghĩa từ vựng - phổ nghĩa từ vựng mà Lê Quang Thiêm đã đề xuất. Chúng tôi chỉ khai thác tập trung ở kiểu nghĩa khái niệm thuộc
tầng nghĩa trí tuệ và kiểu nghĩa biểu thị thuộc tầng nghĩa thực tiễn. Những từ thông thƣờng thuộc kiểu nghĩa biểu thị vì nghĩa của những từ thông thƣờng này mang tính cụ thể lời nói, đƣợc dùng trong đời sống thực tiễn khi câu nói có liên quan đến sự vật, hoạt động, tính chất mà từ biểu thị. Khi những từ thông thƣờng này đƣợc sử dụng trong lĩnh vực khoa học thì chúng mang những khái niệm khoa học, nội dung mà tƣ duy con ngƣời nhận thức, phản ánh đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, các quá trình, thuộc tính. Lúc này nghĩa của các đơn vị từ vựng đó thuộc kiểu nghĩa biểu niệm của tầng nghĩa trí tuệ.
Những đơn vị từ vựng chúng tôi nghiên cứu không thuộc kiểu nghĩa biểu chỉ
vì nghĩa biểu chỉ là kiểu nghĩa có nội dung chỉ ra, quy chiếu đến mà nội dung ít phản ánh, biểu thị thuộc tính nào của sự vât, hiện tƣợng. Chúng chỉ nhƣ từ thay thế, dán nhãn, kiểu nghĩa này thể hiện nhƣ các từ chỉ xuất và các đại từ.
Nghĩa biểu trưng và nghĩa biểu tượng là những kiểu nghĩa đặc trƣng của lớp
từ tƣợng thanh, tƣợng hình và hoạt động, thể hiện trên văn bản nghệ thuật. Do đó, đây không phải là kiểu nghĩa thuộc phạm vi nghĩa, tầng nghĩa của đơn vị từ vựng mà luận án nghiên cứu. Hơn nữa, nghĩa biểu tƣợng là nội dung có đƣợc do hình dung, tƣởng tƣợng. Đây chính là kiểu nghĩa biểu cảm - văn hóa, nó gắn với chức năng thẩm mĩ của từ, ngữ. Bởi vì những đơn vị chúng tôi khảo sát, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học và đời thƣờng nên những đơn vị đó không liên quan tới kiểu nghĩa này.
Có thể khẳng định rằng những đơn vị từ vựng mà luận án nghiên cứu trải từ tầng nghĩa thực tiễn đến tầng nghĩa trí tuệ với hai kiểu nghĩa chính: nghĩa biểu thị
và nghĩa biểu niệm. Cũng phải nói rằng, mỗi đơn vị từ vựng không chỉ mang một
kiểu nghĩa, hoặc nghĩa biểu thị hoặc nghĩa biểu niệm mà nó còn có thể gồm cả hai kiểu nghĩa này. Thậm chí ngay trong một kiểu nghĩa, một đơn vị còn có thể kiêm nhiều nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, hoặc kiêm nhiều nghĩa khác nhau ngay trong một lĩnh vực khoa học. Có thể nói, mỗi phạm vi phong cách chức năng, loại hình văn bản thực hiện những chức năng xác định thì nghĩa của từ hiện diện với nội dung, kiểu nghĩa khác nhau. Nhƣ vậy các phong cách chức
năng khu biệt là trƣờng biểu hiện, bộc lộ các kiểu nghĩa khu biệt. Vì vậy, tính hiện thực biểu hiện sinh động của các kiểu nghĩa là văn cảnh, ngữ cảnh sử dụng từ trong các phạm vi chức năng, từ các loại hình phong cách chức năng khác nhau mà chúng ta cần hết sức chú ý khai thác.
1.5. Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng
1.5.1. Mối quan hệ giữa chức năng với nghĩa từ vựng
Tín hiệu nói chung và từ nói riêng thƣờng có nhiều nghĩa nhƣng không phải ngay từ lúc mới xuất hiện từ đã có nhiều nghĩa. Ban đầu mỗi từ chỉ có một nghĩa, tức là sự tƣơng quan giữa hai mặt của một tín hiệu (cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện) là một đối một. Hai mặt của một tín hiệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣ hai mặt của một tờ giấy, nếu cắt mặt này thì cũng cắt mặt kia. Nó đƣợc cấu tạo từ thể vật chất và tinh thần do bộ máy phát âm và khả năng tri nhận của con ngƣời tạo ra, trong đó mặt vật chất là âm thanh còn mặt nội dung tín hiệu là nội dung tinh thần. Theo thời gian, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do nhu cầu giao tiếp, ngôn ngữ buộc phải mở rộng phạm vi biểu đạt, mối quan hệ “một đối một” trở thành “một đối hơn một”. Sự không tƣơng ứng một cái biểu đạt với một cái đƣợc biểu đạt trong ngôn ngữ tự nhiên đƣợc xem nhƣ một quy luật. Ngƣời ta gọi đó là luật của thể nhị nguyên không đối xứng của tín hiệu ngôn ngữ. Ví dụ: lúc mới xuất hiện, từ “nước” chỉ “một chất lỏng nói chung” để phân biệt với chất rắn. Nhƣ vậy sự xuất hiện đầu tiên của từ “nước” có chức năng định đanh, gọi tên. Đây là bƣớc xác lập tín hiệu, xác lập quan hệ hình thức với nội dung cụ thể, xác định. Sau thời điểm xuất hiện đó, từ “nước” vẫn cùng hình thức ấy nhƣng lại đƣợc hiểu với những nội dung đa dạng trong những mục đích dùng khác nhau nhau. Cụ thể là, trong câu
“nước là chất lỏng” thì “nước” đƣợc xác định về chất liệu còn trong câu “xe này
đã thay nước sơn” thì “nước” trong trƣờng hợp này mang nội dung khác, đó là
“lớp quét, lớp phủ” ngoài vật, v.v. Nhƣ vậy, do nhu cầu giao tiếp và tƣ duy của con
ngƣời mà từ “nước” đã thực hiện, hoàn thành những chức năng, mang nghĩa xác định trong hoạt động, trong ngữ cảnh nhất định. Có thể nói với việc sử dụng, tồn tại
theo thời gian, từ hoàn thành những chức năng khác nhau, đƣợc định hình những phạm vi sử dụng khác nhau.
Nghĩa của từ thể hiện trong cách dùng, trong hoạt động thƣờng ngày, trong thực hiện chức năng ngôn ngữ đa dạng trong cuộc sống, trong các mối tƣơng tác xã hội và sự sáng tạo ngôn từ của ngƣời nói, ngƣời viết. Nghĩa bộc lộ qua câu lời, qua cách dùng văn bản, ngôn bản khi nó hoàn thành những chức năng xác định mà việc tổng hợp xác định nghĩa phải đƣợc bắt đầu từ đó. Nghĩa của các đơn vị, biểu thức ngôn ngữ chính là sự hoàn thành chức năng của đơn vị, biểu thức trong hoạt động hành chức của chúng. Chức năng là cơ sở, biểu hiện của nghĩa. Nghĩa có mối liên hệ với chức năng của các loại đơn vị, yếu tố, biểu thức của ngôn ngữ trong cấu tạo cũng nhƣ sự hoạt động của chúng thể hiện ở các loại hình phong cách chức năng đa dạng khác nhau.
1.5.2. Về cách hiểu chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng
Trong thực tế, khi những đơn vị từ vựng hoạt động ở những phong cách chức năng khác nhau, thuộc các lớp từ khác nhau và xem xét các từ đó trong bình diện động (bình diện của sự hình thành, phát triển, chuyển đổi) thì nổi rõ lên quá trình chuyển đổi chức năng - nghĩa. Vậy sự chuyển đổi chức năng - nghĩa đƣợc hiểu nhƣ thế nào?
Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa về mặt lí luận là thuật ngữ hóa từ thường.
Con đƣờng thuật ngữ hóa từ thƣờng là con đƣờng biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ). Thực chất, nghĩa thuật ngữ trong trƣờng hợp này là một nghĩa phái sinh trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. Theo sơ đồ tầng nghĩa và kiểu nghĩa từ vựng mà Lê Quang Thiêm đƣa ra, quá trình phát triển các ý nghĩa của từ nhiều nghĩa theo hƣớng từ nghĩa thông thƣờng đến nghĩa thuật ngữ chính là quá trình biến đổi nghĩa từ vựng của từ thông thƣờng theo hƣớng từ nghĩa biểu thị (denotational meaning) thuộc tầng nghĩa thực tiễn (practical stratum) chuyển thành nghĩa biểu niệm khái niệm khoa học (scientific concept) thuộc tầng nghĩa trí tuệ (intellectual stratum). Ví dụ từ
tiễn) là “ở trạng thái nhu cầu sinh lý về ăn uống đƣợc thỏa mãn đầy đủ” [97, tr.
708]. Ví dụ: ăn no; bữa no bữa đói; no bụng đói con mắt;... Từ nghĩa gốc, nghĩa cơ
bản này, “no” đƣợc dùng với nghĩa chuyển là nghĩa thuật ngữ (nghĩa biểu niệm, thuộc tầng nghĩa trí tuệ) để biểu thị các chất hóa học “ở trạng thái đã kết hợp đủ, không còn hóa trị tự do để kết hợp thêm nguyên tố khác” [97, tr. 708]. Ví dụ:
Methan là một carbur no. Trong trƣờng hợp này, giữa nghĩa gốc và nghĩa thuật ngữ
còn nhận rõ mối quan hệ dựa trên một nét chung “ở trạng thái đủ, thỏa mãn” để đảm bảo sự tƣơng đồng (ẩn dụ), hay tƣơng cận (hoán dụ) về những thuộc tính của các sự vật, hiện tƣợng đƣợc phản ánh trong khái niệm do từ biểu thị. Nhƣ vậy, hiện tượng thuật ngữ hóa các từ thông thường tức là một từ thường được sử dụng trong chức năng thuật ngữ với nội dung của thuật ngữ khoa học. Đây là quá trình biến đổi nghĩa theo hướng chuyên biệt hóa bằng cách cấp cho từ thường một nghĩa mới để
biểu thị một khái niệm thuộc lĩnh vực chuyên môn nào đó. Nghĩa thông thƣờng của
từ đƣợc dùng rộng rãi trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, còn nghĩa thuật ngữ chỉ được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học nhất định, có nội dung chính xác, biểu
thị một khái niệm khoa học nhất định. Chuyển đổi chức năng ở đây là chuyển đổi
nội dung nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Trong lời nói, mỗi từ đều mang nghĩa trừu tƣợng khái quát nhƣng khác với nghĩa khái quát của thuật ngữ khoa học. Sự kiêm chức năng ở đây không phải là chức năng trong ngữ pháp (bổ ngữ, chủ ngữ,...) mà là cùng một từ có những hàm nội dung nghĩa khác nhau.
Từ những phân tích và diễn giải trên, chúng tôi đƣa ra cách hiểu về sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của từ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của luận
án: Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của từ là sự tồn tại một từ A hoàn thành chức
năng a và có nội dung nghĩa a‟, khi từ A đó có khả năng hoàn thành chức năng khác là b thì sẽ sinh ra nội dung nghĩa khác là b‟ mà nội dung nghĩa a‟ và b‟ vẫn còn có nét nghĩa chung nào đó, nhưng nội dung mỗi nghĩa trong tổng thể là khác
nhau do chức năng quy định.
Chẳng hạn: “nước” là một danh từ có nghĩa thông thƣờng là “chất lỏng nói chung” [97, tr. 722]. Theo kiểu nghĩa chức năng từ vựng, nghĩa này thuộc kiểu
nghĩa biểu thị, thể hiện trong các kết hợp: tôi uống nước; nước hoa quả; nước chảy
dưới sông. Với tƣ cách là thuật ngữ Hóa học, “nước” là một khái niệm đƣợc hiểu là
“H2O Hợp chất đơn giản nhất của oxi và hiđro. Chất lỏng không màu (lớp rất dày có màu hơi xanh nhạt), không mùi và vị” (thuộc kiểu nghĩa biểu niệm) [14, tr. 219]. Ở đây “nước” phân biệt với axit sunfuric (H2SO4), với sắt (Fe),... Từ “nước” vốn là từ thƣờng bây giờ kiêm thêm chức năng thuật ngữ. Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa thuật ngữ của từ “nước” là dựa vào một nét nghĩa chung “chất lỏng”. Điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình chuyển đổi, nghĩa từ “nước” thu nạp thêm nội dung mới (nội dung chuyên môn). Chúng ta thấy rằng cùng một chức năng gọi tên nhƣng nó đƣợc phân biệt bởi những dấu hiệu, phạm vi sử dụng, thuộc tính khác nhau, cụ thể là trong phạm vi đời thƣờng nó đƣợc dùng để gọi tên sự vật và trong phạm vi khoa học nó đƣợc dùng để định danh hợp chất hóa học, diễn đạt tri thức hóa học. Từ này được dùng trong những phong cách chức năng khác nhau cho ta hai thứ nghĩa khác nhau, gọi là nghĩa từ thường và nghĩa thuật ngữ. Nghĩa từ
thường (nghĩa biểu thị) có nội dung đƣợc tổ hợp từ nét nghĩa cơ bản với nét nghĩa
không cơ bản hoặc nét nghĩa chính với nét nghĩa phụ. Nghĩa thuật ngữ (nghĩa biểu niệm) có nội dung tổ hợp từ dấu hiệu, thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tƣợng. Nghĩa của từ thông thƣờng khác nghĩa của thuật ngữ là nội dung khái quát, phản ảnh mức độ cơ bản, thông thƣờng, phổ thông chứ không có mức độ chính xác với sự khái quát, phản ánh khoa học. Sự phân biệt nghĩa thƣờng với nghĩa khái niệm khoa học là ở mức độ khái quát, phản ánh và kết hợp với mục đích, chức năng của sự khái quát phản ánh, hoạt động thuộc phạm vi phong cách chức năng xác định. Đó là phong cách đời thƣờng hay là phong cách khoa học. Rõ ràng chức năng thay đổi, phong cách chức năng dùng phân biệt dẫn đến nghĩa phân biệt. Thực tiễn hoạt động của chức năng sinh động gắn với khả năng biểu đạt nghĩa đa dạng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, loại hình phong cách chức năng khác nhau giúp chúng ta thấy rõ sự hiện diện chuyển đổi chức năng - nghĩa trong ngôn ngữ mà phạm vi đề cập ở đây là nghĩa từ vựng của từ.
1.5.3. Về các công trình liên quan đến việc nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng nghĩa từ vựng
Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa biểu hiện rõ ràng nhất trong phạm vi ngữ