Kết quả đơn nghĩa thuật ngữ và đa nghĩa thuật ngữ trong các ngữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 149)

4.3. Hệ quả của sự chuyển đổi chức năn g nghĩa từ vựng

4.3.3. Kết quả đơn nghĩa thuật ngữ và đa nghĩa thuật ngữ trong các ngữ liệu

nghiên cứu

Kết quả khảo sát của chúng tôi trên ngữ liệu “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên cho số liệu đáng chú ý sau: Trong số 181 từ đa nghĩa mang nghĩa chuyên môn đƣợc mô tả trong “Từ điển tiếng Việt” có 201 nghĩa chuyên môn đƣợc phái sinh từ nghĩa cơ bản. Số lƣợng chênh lệch chứng tỏ có một số thuật ngữ đảm nhiệm chức năng nội dung khái niệm thuộc ngành, chuyên ngành khác nhau, cụ thể là có 162 từ đa nghĩa xen kẽ nghĩa thƣờng - nghĩa chuyên môn (đơn nghĩa thuật ngữ), chiếm 89,5%. Đáng chú ý là có 19 trƣờng hợp đa nghĩa thuật ngữ (đa khái niệm thuộc hai ngành trở lên), chiếm 10,5 %. Nếu thực hiện xử lí chú thích mà chúng tôi đề nghị, rõ ràng là có vị trí nhất định và kết quả sẽ nâng cao hơn nữa chất lƣợng cuốn từ điển có uy tín, đã nhận giải thƣởng nhà nƣớc phong tặng.

Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3. Tỉ lệ đơn nghĩa TN và đa nghĩa TN trong Từ điển tiếng Việt

Tên ngữ liệu Thuật ngữ

Đơn nghĩa Đa nghĩa

Từ điển tiếng Việt

(181 thuật ngữ)

162

(89,5%)

19

Qua quá trình khảo sát thống kê, chúng tôi tổng hợp kết quả về tỉ lệ đơn nghĩa thuật ngữ và đa nghĩa thuật ngữ trong các ngữ liệu chuyên môn thuộc lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội và nhân văn mà luận án nghiên cứu nhƣ sau:

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên: TĐ Hóa học phổ thông có 1661 thuật ngữ, trong đó có 38 trƣờng hợp đƣợc đánh dấu là nhiều nghĩa, chủ yếu là hai nghĩa (26 thuật ngữ), còn lại 12 thuật ngữ có hơn hai nghĩa. Nhƣ vậy tỉ lệ đa nghĩa thuật ngữ chiếm 2,28% (38/1661). Đối với TĐ Vật lí phổ thông, trong tổng số 1048 thuật ngữ có 29 thuật ngữ đa nghĩa, chiếm 2,77%. Đối với TĐ Sinh học, trong tổng số 2952 thuật ngữ có 88 thuật ngữ đa nghĩa, chiếm 2,98%. Đối với TĐ thuật ngữ Toán học, trong tổng số 2416 thuật ngữ có 15 thuật ngữ đa nghĩa, chiếm 0,62% (15/2416).

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Đối với TĐ thuật ngữ Văn học,

trong số 405 thuật ngữ có 3 trƣờng hợp giải thích đa nghĩa, chiếm 0,74% (3/405). TĐGTTN Ngôn ngữ học gồm 1131 thuật ngữ trong đó có 108 thuật ngữ đa nghĩa, chiếm 9,55% (108/1131). TĐ Triết học gồm 1256 thuật ngữ, trong đó có 9 trƣờng hợp là thuật ngữ đa nghĩa, chiếm 0,4% (9/1256). TĐ Tâm lý cũng không có trƣờng hợp nào đa nghĩa biểu niệm. Nhƣ vậy các soạn giả của TĐ Tâm lý quan niệm hoặc phản ánh nhận thức thuật ngữ không đa nghĩa biểu niệm.

Kết quả tỉ lệ đơn nghĩa thuật ngữ và đa nghĩa thuật ngữ trong các từ điển chuyên môn thuộc lĩnh vực KHTN và KHXH&NV đƣợc tổng hợp qua bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỉ lệ đơn nghĩa TN và đa nghĩa TN trong các từ điển chuyên môn

STT Tên ngữ liệu Thuật ngữ

Đơn nghĩa Đa nghĩa

1. TĐ TN Toán học (2416 thuật ngữ) 2401 (99,38%) 15 (0,62%) 2. TĐ Hóa học phổ thông (1661 thuật ngữ) 1623 (97,72%) 38 (2,28%) 3. TĐ Sinh học (2952 thuật ngữ) 2864 (97,02%) 88 (2,98%) 4. TĐ Vật lí phổ thông (1048 thuật ngữ) 1019 (97,23%) 29 (2,77%) 5. TĐ GTTN Ngôn ngữ học (1131 thuật ngữ) 1023 (90,45%) 108 (9,55%) 6. TĐ Tâm lý (400 thuật ngữ) 400 (100%) 0 (0%) 7. TĐ TN Văn học (405 thuật ngữ) 402 (99,26%) 3 (0,74%) 8. TĐ Triết học (1256 thuật ngữ) 1247 (99,6%) 9 (0,4%) 4.3.4. Tình trạng đồng nghĩa thuật ngữ

Hiện tƣợng đồng nghĩa của các thuật ngữ là hiện tƣợng mà trong đó ứng với một khái niệm có tới hai hay nhiều hơn hai thuật ngữ khác nhau. Chính những thuật ngữ nhƣ vậy đƣợc gọi là những thuật ngữ đồng nghĩa. Chúng tôi xin dẫn một số ví dụ về hiện tƣợng đồng nghĩa thuật ngữ trong từ điển chuyên môn:

Trong TĐ GTTN Ngôn ngữ học, thuật ngữ “dấu chấm than”, “dấu cảm”

“dấu than” đều biểu đạt một khái niệm “Dấu câu „!‟, đặt ở cuối câu cảm thán hoặc

ở cuối câu cầu khiến” [157, tr. 76]; thuật ngữ “dấu giọng”“thanh điệu” cùng biểu đạt nội dung khái niệm “hiện tƣợng nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một

đồng nghĩa với nhau biểu đạt khái niệm “nghĩa từ vựng vốn có của từ ngay từ khi nó xuất hiện hoặc nghĩa vốn có từ xa xƣa của bộ phận vật chất của từ” [157, tr. 146]; v.v.

Trong TĐ Sinh học do Lê Đình Lƣơng chủ biên cũng xuất hiện hiện tƣợng thuật ngữ đồng nghĩa. Đáng chú ý là phần cách sử dụng ở đầu cuốn từ điển này, tác giả đã hƣớng dẫn và đƣa ví dụ cách nhận biết từ đồng nghĩa. Điều này chứng tỏ tác giả đã thừa nhận có hiện tƣợng đồng nghĩa trong thuật ngữ. Chúng tôi xin dẫn một số thí dụ: thuật ngữ “chi” với “giống” đều biểu đạt khái niệm “tập hợp của nhiều loài tƣơng tự” [80, tr. 50]; tƣơng tự “đơn chủ” với “một chủ”; “nhãn điểm” với

“điểm mắt”; “ruột già” với “đại tràng”; “hệ mạch” với “hệ dẫn”; “mô sẹo” với

“thể chai”; v.v.

Trong TĐ Vật lí phổ thông, thuật ngữ “đoản mạch”“ngắn mạch” đều biểu đạt nội dung khái niệm khoa học “sự nối tắt, (thƣờng do vô ý) hai cực của nguồn điện, hoặc hai điểm có điện thế khác nhau, bằng một vật có điện trở nhỏ, do đó dòng điện qua vật có trị số rất lớn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng” [97, tr. 65]. Hiện tƣợng này xảy ra tƣơng tự với thuật ngữ “khẩu độ”“góc mở”; “rã”

“phân rã”; v.v.

Có thể nói, hiện tƣợng đồng nghĩa thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến trong hệ thuật ngữ của nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực khoa học. Hiện tƣợng đồng nghĩa thuật ngữ biểu thị sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu chính xác trong việc sử dụng thuật ngữ và thể hiện các thuật ngữ ngoại nhập dƣới hình thức phiên âm hay chuyển tự một cách tùy tiện gây trở ngại, khó khăn không nhỏ cho ngƣời sử dụng, hạn chế hiệu quả sử dụng của thuật ngữ. Ví dụ: “ăng-ten”, “anten”,

“angten”; “ắc-quy”, “ac quy”“ăcquy”; v.v.

4.4. Một số kiến nghị về chuẩn hóa nghĩa thuật ngữ tiếng Việt

Trƣớc những thực trạng trên trong hệ thuật ngữ tiếng Việt, chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị góp phần chuẩn hóa nghĩa thuật ngữ tiếng Việt để đảm bảo tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế và tính dân tộc.

Thuật ngữ cần phải có tính đơn nghĩa bởi vì thuật ngữ biểu đạt khái niệm khoa học nên phải chính xác (tiệm cận đến gần chân lí nhất), có tính chuẩn mực quốc tế. Vậy tình trạng một vỏ hình thức có nhiều nghĩa mà không có giải pháp để làm rõ nghĩa đó thuộc phạm vi chuyên môn nào sẽ gây nhầm lẫn nghĩa thuộc lĩnh vực chuyên môn này với nghĩa thuộc lĩnh vực chuyên môn khác. Tính đa nghĩa của thuật ngữ gây ra sự mơ hồ trong việc giải nghĩa hàng loạt các thuật ngữ, sự trở ngại khi đọc tài liệu và hạn chế khả năng trao đổi kinh nghiệm. Một hệ thống thuật ngữ bất kì đều phải đƣợc xem xét nhƣ một tập hợp các thuật ngữ đƣợc liên hệ một cách chặt chẽ và hữu cơ với nhau chứ không phải nhƣ một mớ tùy tiện những từ ngữ đƣợc mã hóa. Hay nói cách khác, mỗi môn khoa học kĩ thuật đều phải có một hệ thống thuật ngữ riêng. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất.

4.4.2. Trường hợp đồng nghĩa thuật ngữ

Những thuật ngữ đồng nghĩa do cách tiếp cận khác nhau đối với thuật ngữ nƣớc ngoài (do sao phỏng, để nguyên dạng hoặc phiên âm) thì nên chọn thuật ngữ sao phỏng nếu thuật ngữ đó đảm bảo tính chính xác khoa học. Với những thuật ngữ sao phỏng diễn đạt khái niệm khoa học dài dòng hoặc diễn đạt thiếu chính xác thì nên phiên âm hoặc để nguyên dạng.

Đối với các thuật ngữ đồng nghĩa thì ƣu tiên chọn những thuật ngữ ngắn gọn nhƣng vẫn đủ dấu hiệu, thuộc tính cơ bản để truyền tải nội hàm khái niệm thuật ngữ; ƣu tiên những thuật ngữ không có hƣ từ không cần thiết, tức là những từ không có nghĩa độc lập và chỉ đóng vai trò phụ trợ.

4.4.3. Trường hợp thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành

Thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành tức là trong một ngành thuật ngữ có nhiều nội dung nghĩa khác nhau. Đây cũng là một thực tế bởi vì bản thể, chân lí của thuật ngữ là một nhƣng do khả năng nhận thức, do xuất phát từ những cơ sở lí luận khác nhau của các nhà khoa học nên họ có những quan điểm, khái niệm khác nhau. Vì thực tiễn nhƣ vậy nên những nhà biên soạn từ điển, sách giáo khoa hay tài liệu nghiên cứu cần hiểu rõ, xem xét nguồn gốc của các trƣờng phái khoa học, phạm vi

phục vụ đối tƣợng sử dụng, v.v. để chấp nhận và lựa chọn quan điểm này hay quan điểm khác cho phù hợp. Chẳng hạn sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức, đƣợc biên soạn với mục đích dạy và học cho đối tƣợng là học sinh phổ thông nên nghĩa của thuật ngữ (nội dung khái niệm) cần đƣợc giải thích dựa trên một quan điểm, trƣờng phái thống nhất nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc độ chính xác, dễ hiểu và dễ nhớ. Đối với các cuốn từ điển chuyên ngành thì nội dung khái niệm đƣợc cung cấp theo nhiều hƣớng, quan niệm khác nhau của các nhà chuyên môn. Ví dụ: trong chuyên ngành Ngôn ngữ học, thuật ngữ “thanh điệu” đƣợc định nghĩa tùy theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu. Hoàng Tuệ cho rằng: “Thanh điệu là yếu tố ngữ âm ảnh hƣởng đến nguyên âm - chính âm của hình thức ngữ âm của một tín hiệu. Nó có giá trị khu biệt nghĩa. Việt ngữ có 6 thanh điệu” [147, tr. 120]. Đoàn Thiện Thuật đƣa ra định nghĩa sau: “Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp „giọng nói‟ trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị” [126, tr. 59] v.v.

Trong trƣờng hợp nếu nội dung khái niệm bao hàm các nội dung chi tiết thì cách trình bày văn bản vi mô không nên phân thành số Ả Rập (chỉ số thứ tự của nghĩa) mà chỉ dùng kí hiệu chữ cái a, b, c hoặc kí hiệu khác (dấu gạch ngang, dấu cộng, v.v.). Chẳng hạn: thuật ngữ “muối” trong TĐ Hóa học nhƣ đã đƣợc nêu ở mục 4.3.1. nên trình bày định nghĩa nhƣ sau: “Nhóm các hợp chất hóa học ở dạng tinh thể có cấu tạo ion, đƣợc tạo thành khi axit tác dụng với bazơ. Tan trong nƣớc, M phân li thành cation kim loại (hoặc amoni) và anion gốc axit (đôi khi có cả ion H+ hoặc OH-). Một số M bị nƣớc phân hủy sinh axit và bazơ tƣơng ứng. Đƣợc phân chia thành: a) Muối trung hòa Na2SO4 , MgCl2; b) Muối axit NaHSO4, NaH2PO4; c) Muối bazơ Mg(OH)Cl, CuCO3.Cu(OH)2; d) Muối kép KCr(SO4)2.12H2O; e) Muối hỗn tạp CaCl(OCl). Các axit hữu cơ cũng tạo thành những M có một số tính chất khác với tính chất của M vô cơ” [14, tr. 195].

4.4.4. Trường hợp thuật ngữ đa nghĩa trong nhiều ngành

Giải pháp đối với trƣờng hợp thuật ngữ đa nghĩa trong các ngành khoa học khác nhau là đồng âm hóa để mỗi thuật ngữ chỉ có một nghĩa mà Lê Quang Thiêm coi đó là hiện tƣợng đồng âm thuật ngữ trong các ngành khoa học khác nhau, tức là

“thuật ngữ có nội dung biểu đạt khái niệm khác nhau mà hình thức phát âm giống nhau...thuật ngữ không chỉ giống nhau về ngữ âm (đồng âm) mà cả giống nhau về chữ viết (chính tả) theo quy định chuẩn hiện hành” [124, tr. 2]. Do đó, việc nhận diện chính xác thuật ngữ có đồng âm hay không “không chỉ căn cứ vào nội dung khái niệm biểu đạt mà còn cả hình thức biểu đạt chính xác tƣơng ứng” [124, tr. 2]. Nhƣ vậy, giải pháp đồng âm hóa để đảm bảo tính đơn nghĩa của thuật ngữ (tức là cùng một vỏ ngữ âm nhƣng thuộc ngành nào thì biểu đạt nội dung khái niệm của ngành đó), tính chính xác trong văn bản khoa học, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. Khi đồng âm hóa chúng ta cần đánh dấu bằng chữ số ẢRập để phân biệt những thuật ngữ khác nhau. Thực hiện nguyên tắc này cũng có nghĩa là trong từ điển chuyên môn không chấp nhận cách xử lí cấu trúc vi mô đa nghĩa biểu niệm mà

nhất loạt đồng âm hóa thành đơn vị vĩ mô của từ điển. Do vậy, đối với sách công cụ

và đặc biệt là từ điển, chúng ta có thể phân biệt hai loại:

4.4.4.1. Đối với từ điển chuyên ngành:

Về nguyên tắc chấp nhận tính đơn nghĩa của thuật ngữ, mỗi kí hiệu thuật ngữ chỉ có một nghĩa biểu niệm thì tất cả các biến thể nghĩa của từ điển đều nhất loạt đồng âm hóa: đƣa dạng đồng âm tƣơng ứng với khái niệm thuộc ngành xác định đó để cung cấp tri thức cho ngƣời tra cứu và nên có chú thích, tránh sự nhầm lẫn thuật ngữ này với thuật ngữ đồng âm trong lĩnh vực khác. Chúng tôi xin đƣa một số ví dụ sau:

- Trong chuyên ngành Hóa học: “phân cực1: Sự dịch chuyển tƣơng đối của lớp vỏ electron so với các hạt nhân nguyên tử trong phân tử (hay ion) dƣới tác dụng của điện trƣờng; phân cực2: Sự dịch chuyển cặp electron liên kết về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn” [14, tr. 234].

- Trong chuyên ngành Ngôn ngữ học:“âm đệm1: âm đứng ở vị trí ngay trƣớc âm tiết có trọng âm; âm đệm2: âm đứng ở vị trí giữa âm đầu và âm chính trong một âm tiết không có chức năng tạo đỉnh mà làm chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu”[157, tr.11].

- Trong chuyên ngành Sinh học: “cuống1: phần thân ở giữa gốc và phiến ở tảo phân hóa cao (chẳng hạn tảo gạc hƣơu Fucus và tảo bẹ Laminaria); cuống2:

Phần thân của thể quả của một số nấm đảm (chẳng hạn nhƣ ở nấm mũ Agaricus) mang mũ nấm hay chụp nấm” [80, tr. 72].

4.4.4.2. Đối với từ điển phổ thông:

Để tránh nhầm lẫn, chúng ta cần phân biệt hai loại đa nghĩa: đa nghĩa từ thườngđa nghĩa thuật ngữ. Đa nghĩa từ thƣờng là một hình thức âm thanh có nhiều nội dung ý nghĩa sự vật khác nhau và các ý nghĩa đó có quan hệ với nhau, chúng lập thành một trật tự cơ cấu nghĩa. Vận dụng cách hiểu từ đa nghĩa trên vào hệ thống thuật ngữ thì đa nghĩa thuật ngữ là cùng một hình thức âm thanh có nhiều nội dung biểu đạt khái niệm khoa học khác nhau. Do mục tiêu chính của từ điển phổ thông là chủ yếu phản ánh tính đa nghĩa từ thƣờng và có liên hệ với thuật ngữ do chuyển chức năng (thuật ngữ hóa từ thƣờng) nên không cần xử lí nhƣ một đơn vị độc lập. Cách giải quyết bằng ghi chú (chm.) nhƣ “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên đã thực hiện là thỏa đáng. Vấn đề cần chính xác hóa hơn nữa là chú thêm chuyên môn cụ thể (ngành Toán (T), Hóa (H), v.v.) cho nghĩa tƣơng ứng. Chẳng hạn:từ “chu kì”(d.) trong “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên có bốn nghĩa trong đó có hai nghĩa thƣờng và hai nghĩa chuyên môn:

1. Khoảng thời gian không đổi ngắn nhất để một quá trình tuần hoàn lặp lại sự diễn biến của nó. Chu kì quay của Trái Đất là một ngày đêm. 2. Khoảng thời gian tƣơng đối không đổi giữa hai lần diễn ra kết tiếp nhau của một hiện tƣợng thƣờng xuyên lặp đi lặp lại. Chu kì sinh đẻ của cá... 3 (chm.). Dãy nguyên tố hóa học sắp xếp theo chiều tăng của nguyên tử số, từ một nguyên tố kiềm đến một khí trơ, trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

4(chm.). Số nhỏ nhất mà khi cộng hay trừ số ấy vào bất kì giá trị nào của biến số cũng không làm thay đổi giá trị tƣơng ứng của hàm số [97, tr. 167]. Ở đây nghĩa 3 và nghĩa 4 là hai nghĩa thuộc lĩnh vực chuyên môn nên tác giả đã chỉ chú thích là (chm.) để phân biệt với hai nghĩa thƣờng (nghĩa 1 và nghĩa 2). Để hiểu nghĩa rõ hơn, chính xác hơn và tránh nhầm lẫn,gây mơ hồ, chúng ta cần viết thêm chú thích nghĩa đó thuộc chuyên ngành nào. Cụ thể là, nghĩa 3 thuộc chuyên ngành Hóa học, nghĩa 4 thuộc chuyên ngành Toán học thì nên chú thích nhƣ sau: 3 (chm-

H). “Dãy nguyên tố hóa học sắp xếp theo chiều tăng của nguyên tử số, từ một nguyên tố kiềm đến một khí trơ, trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học”. 4

(chm-T). “Số nhỏ nhất mà khi cộng hay trừ số ấy vào bất kì giá trị nào của biến số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)