Thuật ngữ là tính từ trong Từ điển Triết học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 124)

Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ

Tính từ Đơn tiết Đa tiết

TĐ Triết học (275 thuật ngữ) 48 (17,45%) 4 ( 5,17%) 44 (94,83%) 3.4.1.4. Nhận xét đánh giá

Kết quả tổng hợp số liệu khảo sát thống kê các thuật ngữ là tính từ đơn tiết và đa tiết từ bốn ngữ liệu chuyên ngành trên trong lĩnh vực KHXH&NV đƣợc thể hiện trong bảng 3.24hình 3.4 sau:

Bảng 3.24. Tỉ lệ thuật ngữ là tính từ đơn tiết và tính từ đa tiết trong lĩnh vực KHXH&NV

STT Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ

Tính từ Đơn tiết Đa tiết

1 TĐ Triết học (275 thuật ngữ) 48 (17,45%) 4 ( 5,17%) 44 (94,83%) 2 TĐ GTTN Ngôn ngữ học (206 thuật ngữ) 15 (7,28%) 1 (6,67%) 14 (93,33%) 3 TĐ Tâm lý (229 thuật ngữ) 31 (22.63%) 10 (32,26%) 21 (67,74%) 4 TĐ thuật ngữ Văn học (187 thuật ngữ) 6 (3,21%) 0 (0%) 6 (100%)

Hình 3.4. Tỉ lệ thuật ngữ là tính từ đơn tiết và tính từ đa tiết trong lĩnh vực KHXH&NV

Bảng 3.24hình 3.4 về tỉ lệ thuật ngữ là tính từ đơn tiết và tính từ đa tiết trong lĩnh vực KHXH&NV cho thấy: TĐ Tâm lý có số lƣợng thuật ngữ là tính từ nhiều nhất (22,63%), TĐ thuật ngữ Văn học có số lƣợng thuật ngữ là tính từ ít nhất (3,21%). Sau TĐ Tâm lý thì số lƣợng thuật ngữ là tính từ giảm dần lần lƣợt trong TĐ triết học (17,45%) và TĐ GTTN Ngôn ngữ học (7,28%).

Trong tổng số các thuật ngữ là tính từ đƣợc thống kê ở cuốn TĐ Triết học và

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 TĐ Tr.H TĐ GTTN NNH TĐ TL TĐ TNVH TT đơn tiết TT đa tiết TN TT

chiếm 94,83% trong TĐ Triết học, chiếm 93,33% trong GTTN Ngôn ngữ học. Đối với TĐTN Văn học, thuật ngữ là tính từ đa tiết chiếm tuyệt đối (100%), tức là không có một thuật ngữ là tính từ đơn tiết nào. TĐ Tâm lý có số lƣợng thuật ngữ là tính từ đơn tiết cao nhất (32,26%).

3.4.2. Kết quả phân tích định tính

3.4.2.1. Chuyển nghĩa của thuật ngữ trong một chuyên ngành

Đối với tính từ, trong các ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có hiện tƣợng một thuật ngữ kiêm hai nghĩa khác nhau xuất hiện trong lĩnh vực chuyên ngành Toán học.

+ Ví dụ: “vuông” (t.) là thuật ngữ mang hai nghĩa chuyên môn. Với nghĩa thứ nhất, “vuông” là “(tam giác hay hình thang) có một góc vuông” [97, tr. 1110].

Vd:“Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông” [29, tr. 130]. Với nghĩa thứ hai,

“vuông” là “(góc hình học) bằng nửa góc bẹt, tức là bằng 900” [97, tr. 1110]. Vd: “Hai đường thẳng xx‟, yy‟ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc” [29, tr. 84].

+ Ví dụ: “lồi” (t.) là thuật ngữ mang hai nghĩa chuyên môn. Với nghĩa thứ

nhất, “lồi” là “(góc) bé hơn 1800” [28, tr. 577]. Với nghĩa thứ hai, “lồi” là “(đa giác) nằm về một phía của bất kì đƣờng thẳng nào chứa một cạnh của nó” [28, tr.

577]. Vd: Một đa giác lồi có tính chất là bất kỳ 2 điểm nào nằm trong đa giác này

thì đoạn thẳng nối 2 điểm trên phải nằm hoàn toàn trong tam giác đó. Như vậy, mọi hình tam giác hay hình chữ nhật là lồi.

3.4.2.2. Thuật ngữ kiêm chức năng - nghĩa trong các chuyên ngành khác nhau

So với từ loại danh từ và động từ, trƣờng hợp một đơn vị ngôn ngữ kiêm những chức năng - nghĩa trong những chuyên ngành khác nhau xuất hiện trong từ loại tính từ rất khiêm tốn. Trong quá trình thống kê khảo sát, chúng tôi thấy có một thuật ngữ kiêm hai chức năng - nghĩa khác nhau trong hai chuyên ngành khác nhau.

Cụ thể là thuật ngữ “mềm” kiêm chức năng - nghĩa trong lĩnh vực chuyên ngành Hoá học và Ngôn ngữ học nhƣ sau:

Trong lĩnh vực chuyên ngành Hoá học, “mềm” (t.) là “(nƣớc) chứa rất ít muối calcium và magnesium, giặt với xà phòng ra nhiều bọt, đun sôi không có cặn bám ở đáy ấm; trái với cứng” [97, tr. 624]. Vd: Nước mưa là một thứ nước mềm.

Trong lĩnh vực chuyên ngành Ngôn ngữ học, “mềm” (t.) là “thuộc tính ngữ âm của hệ phụ âm có thế tƣơng liên do quá trình ngạc hoá tạo nên. Phụ âm mang thuộc tính mềm có kèm theo một cấu âm phụ nhằm thu hẹp khoang miệng và làm nới rộng khoang hầu. Về âm học, phổ của các phụ âm này có độ tập trung năng lƣợng ở vùng tần số cao hơn so với phụ âm cứng tƣơng ứng và các phoocmăng thứ hai và/hoặc thứ ba của nguyên âm đi sau bị đẩy lên cao hơn so với nguyên âm bình thƣờng”[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn] .Vd: tiếng Nga có 11 phụ âm mềm (trong thế tương liên với phụ âm cứng) là: /n‟/, /b‟/, /t‟/, /d‟/, /p‟/, /l‟/, /m‟/, /s‟/, /z‟/, /v‟/, /f‟/.

3.5. Tổng hợp chung của ba từ loại: danh từ, động từ và tính từ

Từ những ngữ liệu thuật ngữ là danh từ, động từ và tính từ đƣợc khảo sát trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chúng tôi thu đƣợc kết quả tổng hợp qua bảng 3.25 nhƣ sau:

Bảng 3.25. Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ, động từ, tính từ trong lĩnh vực KHTN và lĩnh vực KHXH&NV STT NGỮ LIỆU DANH TỪ ĐỘNG TỪ TÍNH TỪ TỔNG 1. SGK Toán (PTTH) 326 (80,09%) 61 (14,99%) 20 (4,92%) 407 (100%) 2. TĐ Hoá học phổ thông 179 (80,27%) 41 (18,39%) 3 (1,34%) 223 (100%) 3. TĐ Sinh học 293 (80,05%) 53 (14,48%) 20 (5,47%) 336 (100%) 4. TĐ Vật lí phổ thông 256 (82,85%) 40 (12,94%) 13 (4,21%) 309 (100%) 5. TĐ GTTN Ngôn ngữ học 162 (78,64%) 29 (14,08%) 15 (7,28%) 206 (100%) 6. TĐ Tâm lý 109 (47,60%) 89 (29,77%) 31 (22,63%) 229 (100%) 7. TĐ TN Văn học 157 (83,96%) 24 (12,83%) 6 (3,21%) 187 (100%) 8. TĐ Triết học 174 (63,28%) 53 (19,27%) 48 (17,45%) 275 (100%)

Từ những phân tích dẫn giải trên có thể thấy:

Nhìn chung, so với tính từ, hiện tƣợng chuyển đổi chức năng - nghĩa trong phạm vi động từ xảy ra nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn. Các đơn vị khác nhau có khả năng chuyển đổi chức năng - nghĩa không giống nhau: có những đơn vị chỉ có khả năng chuyển đổi chức năng - nghĩa từ lĩnh vực đời thƣờng sang một phạm vi chuyên ngành; có những đơn vị có khả năng chuyển đổi chức năng - nghĩa từ lĩnh vực đời thƣờng sang nhiều chuyên ngành khác nhau, nghĩa là cùng một đơn vị nhƣng cùng một lúc kiêm nhiều chức năng - nghĩa khác nhau khi có vai trò trong các chuyên ngành; thậm chí khi một đơn vị chuyển đổi chức năng - nghĩa từ lĩnh vực đời thƣờng sang một lĩnh vực chuyên ngành thì ngay chính trong lĩnh vực

chuyên ngành này, đơn vị đó còn bao hàm nhiều nội dung chuyên môn khác nhau (ở từ loại động từ xuất hiện nhiều hơn ở từ loại tính từ).

Trƣờng hợp thuật ngữ là động từ bao hàm nhiều nội dung chuyên môn khác nhau trong một chuyên ngành hay kiêm nhiều chức năng - nghĩa trong các chuyên ngành diễn ra phong phú hơn thuật ngữ là tính từ.

Đối với thuật ngữ là động từ, trƣờng hợp một thuật ngữ kiêm nhiều nghĩa trong một chuyên ngành xảy ra ở cả lĩnh vực KHTN và KHXH&NV, trong đó chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực KHTN và xuất hiện ít trong lĩnh vực KHXH&NV. Khả năng thuật ngữ là động từ bao hàm số lƣợng nghĩa trong một chuyên ngành tối đa là ba nghĩa nhƣng những thuật ngữ đó có số lƣợng không đáng kể, còn những thuật ngữ là động từ bao hàm hai nghĩa trong một chuyên ngành xuất hiện khá nhiều. Đối với thuật ngữ là tính từ, trƣờng hợp một thuật ngữ bao hàm nhiều nghĩa trong một chuyên ngành chỉ có một thuật ngữ xuất hiện với số lƣợng nghĩa tối đa là hai nghĩa.

Trƣờng hợp một thuật ngữ kiêm nhiều chức năng - nghĩa trong các chuyên ngành xảy ra ở thuật ngữ là động từ đa dạng hơn ở thuật ngữ là tính từ. Trong khi thuật ngữ là động từ có khả năng kiêm chức năng - nghĩa trong ba phạm vi chuyên môn thì thuật ngữ là tính từ chỉ có khả năng kiêm chức năng - nghĩa trong hai phạm vi chuyên môn và cũng chỉ có một thuật ngữ là tính từ có khả năng kiêm chức năng - nghĩa nhƣ vậy.

3.6. Tiểu kết

Từ kết quả khảo sát và thống kê đƣợc tổng hợp trong bảng 3.25, chúng ta thấy quá trình chuyển đổi chức năng - nghĩa không chỉ xảy ra trong từ loại danh từ mà còn xảy ra cả trong từ loại động từ và tính từ và biểu hiện rõ hơn cả là ở từ loại danh từ. Thuật ngữ là danh từ chiếm số lƣợng lớn, tiếp đến là động từ và cuối cùng là tính từ. Kết quả cho thấy nhu cầu đi sâu vào chi tiết, phản ánh tính phong phú đa dạng trong cách định danh của các sự vật, hiện tƣợng cao hơn nhu cầu chi tiết hóa các hoạt động, thuộc tính. Việc nói rằng thuật ngữ là chuyên danh (định

năng - nghĩa ở động từ, tính từ không nhiều nhƣ ở danh từ, tuy nhiên vẫn không vắng bóng hẳn và có trƣờng hợp cũng biểu hiện khá đa dạng. Chính sự đa dạng

nhƣ đa nghĩa, đa ngành trong nội dung khái niệm khác nhau (hoặc biến thể) của

sự chuyển đổi, thuật ngữ hóa từ thƣờng ở cả ba từ loại cho thấy sự khẳng định con đƣờng cấu tạo thuật ngữ này; đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần chuẩn hóa thuật ngữ trong phát triển và hội nhập.

Chƣơng 4

HỆ QUẢ CỦA PHƢƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA VÀ CHUẨN HÓA NGHĨA THUẬT NGỮ HÓA TỪ THƢỜNG

4.1. Dẫn nhập

Kể từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia thống nhất. Tiếng Việt không chỉ đƣợc dùng rộng rãi trong giao tiếp toàn xã hội, trong các văn bản pháp quy nhà nƣớc mà còn là công cụ đƣợc dùng để giảng dạy trong nhà trƣờng. Do nhu cầu phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học nên việc xây dựng thuật ngữ cho các ngành là rất cần thiết. Việc nghiên cứu các nguyên tắc, con đƣờng, phƣơng thức hình thành thuật ngữ khoa học tiếng Việt đã đƣợc chú ý tìm hiểu vận dụng. Trong các con đƣờng phát triển, con đường thuật

ngữ hóa từ thường cũng đã đƣợc nói đến, tuy nhiên chƣa đƣợc đào sâu chứng minh

thấu đáo. Chính vì vậy, việc cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu thuật ngữ hóa từ thông thƣờng trong tiếng Việt vẫn có vai trò quan trọng nhằm góp phần hiệu quả vào quá trình xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ tiếng Việt ngày nay. Đây là con đƣờng biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ). Trong trƣờng hợp này, nghĩa thuật ngữ chính là nghĩa phái sinh trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ.

Trong quá trình khảo sát và phân tích ngữ liệu về sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong phạm vi danh từ, động từ và tính từ ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi nhận thấy có hai phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản tạo nghĩa phái sinh của từ đa nghĩa: ẩn dụhoán dụ. Ở chƣơng 4 này, chúng tôi nghiên cứu sự chuyển chức năng - nghĩa của từ theo hai phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ trong phạm vi ba loại từ loại cơ bản của tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ) nhƣ là nghiên cứu trường hợp.

Ngoài ra, trong chƣơng này chúng tôi tổng hợp lại và rút ra hệ quả của sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt, đồng thời từ đó đƣa ra một số kiến nghị về chuẩn hóa nghĩa thuật ngữ tiếng Việt để đảm bảo tính nguyên tắc và

tiêu chuẩn của một thuật ngữ: tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tếtính dân tộc.

4.2. Ẩn dụ và hoán dụ - hai phƣơng thức chuyển nghĩa của từ

4.2.1. Quan niệm về ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ học

Khi bàn về phƣơng thức biến đổi nghĩa trong ngôn ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ học tiền cấu trúc luận, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra nhiều kiểu loại. Chẳng hạn, trong tác phẩm nổi tiếng “Ý nghĩa và sự biến đổi nghĩa” (Meaning and change of meaning -1931), G.Stern đã chỉ ra các lớp hạng biến đổi nghĩa, trong đó có ẩn dụ

hoán dụ. Ông gọi ẩn dụ là “sự chuyển đổi” (transfer-regular) và hoán dụ là “sự

hoán vị” (permutation). Ông xem chúng có vị trí quan trọng trong chuyển nghĩa của

từ [177, tr. 51].

Đến thời cấu trúc luận, S.Ullmann, một trong những tác giả ngữ nghĩa học tiêu biểu trong tác phẩm “Nguyên lí ngữ nghĩa học” (The principles of semantics, 1975), trong chƣơng 8 “Sự thay đổi của nghĩa”, ông cũng xem ẩn dụ (similarity of senses-metaphor) và hoán dụ (contiguity of senses - Metonymy) là hai phƣơng thức hàng đầu trong chuyển đổi nghĩa.

Trong ngôn ngữ học Nga - Xô Viết, các tác giả quen thuộc với Việt Nam nhƣ A.A.Reformaxki, O.A.Akhmanôva, Ju. X. Xtêpanôv cũng đã bàn về ẩn dụ và chú ý khảo sát hoán dụ nhƣ một phƣơng thức phát triển từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Ju.X. Xtêpanôv cho rằng: bản thân thuật ngữ Metaphora là từ Hy Lạp, cũng có nghĩa là sự chuyển nghĩa và khi một từ tuy vẫn liên hệ với biểu vật cũ nhƣng lại có thêm một sự liên hệ mới thì hiện tƣợng đó là ẩn dụ.

Đến thời hiện đại cũng xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ nhƣ R.Jakobson, J.Cohen, và sau này là George Lakoff and Mark Johnson… Nếu nhƣ quan niệm truyền thống chỉ xem ẩn dụhoán dụ

nhƣ là một phƣơng tiện sáng tác của thơ ca hay nghệ thuật hùng biện, ẩn dụ và hoán dụ chỉ đƣợc xem nhƣ là vấn đề của ngôn ngữ hơn là của tƣ duy và hành động thì đến những năm gần đây George Lakoff và Mark Johnson trong tác phẩm

“Metaphors we live By” (1980) đã cho rằng: ẩn dụ và hoán dụ tồn tại không chỉ trong ngôn ngữ mà còn hiện hữu trong tư duy và hành động.

Ở Việt Nam, ẩn dụhoán dụ đã đƣợc các nhà nghiên cứu trong nƣớc quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu với các tác giả tiêu biểu nhƣ Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu , Hữu Đạt, Nguyễn Đức Tồn , Phan Thế Hƣng… Trong “Khái luận ngôn ngữ học” (1960), Nguyễn Văn Tu cho rằng: “ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu đƣợc mối quan hệ đó, chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ ta theo tƣởng tƣợng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trƣớc thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [143, tr. 159]. “Hoán dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác. Hoán dụ dựa vào mối quan hệ trực tiếp là chỗ giống nhau của hai sự vật mà ngƣời ta thấy trực tiếp đƣợc” [143, tr. 159].

Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng thừa nhận: hai phƣơng thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụhoán dụ. Theo ông, “ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên của một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tƣơng đồng” [18, tr. 52], “hoán dụ là hiện tƣợng chuyển hóa về tên gọi - tên của một đối tƣợng này đƣợc dùng để gọi vật kia - dựa trên quy luật liên tƣởng tiếp cận” [18, tr.52].

Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y có nét nào đó giống nhau. Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên tức là x và y không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng [21, tr. 145].

Ông cho rằng “Trong…hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau…không tùy thuộc vào nhận thức của con ngƣời cho nên hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)