Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Danh từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ Hóa học phổ thông (223 thuật ngữ) 179 (80,27%) 32 (17,88%) 147 (82,12%)
c. Từ điển Sinh học: chúng tôi thống kê đƣợc 336 thuật ngữ, trong đó có 293 thuật ngữ là danh từ, chiếm 80,05%: 119 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (40,61%) và 174 thuật ngữ là danh từ đa tiết (59,39%). Chúng tôi xin dẫn một số ví dụ trong nguồn ngữ liệu này:
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đơn tiết:
Ví dụ: “bộ” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “tập hợp gồm những vật cùng loại hoặc thƣờng đƣợc dùng phối hợp bổ sung với nhau, làm thành một chỉnh thể”.
Vd: Bộ quần áo [97, tr. 76]. Trong ngành Sinh học, “bộ” mang nghĩa thuật ngữ là
“đơn vị phân loại sinh học, dƣới lớp, trên họ” [97, tr. 76]. Vd: “Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau. Dưới ngành còn có các bậc phân loại thấp hơn: lớp, bộ, họ, chi, loài. Loài là bậc phân loại cơ sở” [153, tr.
141]; “Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt
nghiền mồi…” [155, tr. 163].
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đa tiết:
+ Ví dụ: “chất dẻo” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “vật liệu có khả năng tạo hình dƣới tác dụng của nhiệt độ và áp suất, và sau đó giữ nguyên hình dạng đã tạo”
[97, tr. 139]. Trong ngành Sinh học, “chất dẻo” là thuật ngữ mang nghĩa chuyên môn “một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo, có nghĩa là khi ép chất dẻo vào khuôn ở nhiệt độ thích hợp sẽ thu đƣợc các vật phẩm có hình dạng xác định”.
Vd: “Trong chất dẻo có thể có một số chất khác như: chất hóa dẻo (làm tăng tính dẻo, thuận lợi cho việc gia công sản phẩm), chất độn (làm tăng độ bền cơ học, tăng tính chịu nước, chịu nhiệt)” [138, tr. 162].
+ Ví dụ: “quang hợp” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “quá trình tạo thành
các chất hữu cơ trong thực vật và vi khuẩn nhờ carbon của các hợp chất vô cơ và dƣới tác dụng của ánh sáng” [97, tr. 773]. Theo nghĩa chuyên môn, “quang hợp” là “sự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lƣợng ánh sáng do chất diệp lục hấp thụ. Phƣơng trình tổng quát của quang hợp: CO2 + H2O + năng lƣợng ánh sáng → (CH2O) + O2” [80, tr. 260]. Vd: “Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng, còn pha tối có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối” [38, tr. 67].
Số lƣợng, tỉ lệ các thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết trong “Từ điển Sinh học” đƣợc thể hiện qua bảng 2.5 sau: