Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Tính từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ Sinh học (366 thuật ngữ) 20 (5,47%) 6 (30%) 14 (70%)
d. Từ điển Vật lí phổ thông: trong tổng số 309 thuật ngữ hoá từ thông thƣờng thì số lƣợng thuật ngữ là tính từ khá khiêm tốn: 13 đơn vị (chiếm khoảng 4,21%). Trong đó, số lƣợng thuật ngữ là tính từ đa tiết chiếm đa số: 12 đơn vị (chiếm khoảng 92,31%) và chỉ xuất hiện 01 thuật ngữ là tính từ đơn tiết (chiếm khoảng 7,69%).
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của tính từ đơn tiết:
Ví dụ: “nhớt” (t.) theo nghĩa thông thƣờng là “có tính chất dễ dính và khó chảy” [97, tr. 702]. Vd: Độ nhớt của dầu. Theo nghĩa thuật ngữ chuyên ngành Vật
lí, “nhớt” là “tính chất của các chất lỏng và chất khí cản trở sự dịch chuyển của
phần này đối với phần khác của chúng” [6, tr. 137]. Vd: “Theo định luật Poadây, nếu một chất lỏng chảy qua một mao quản chiều dài L (cm), bán kính r (cm) dưới tác dụng của áp suất P (đin/cm2), sau thời gian t chảy qua được một thể tích V, thì độ
nhớt tuyệt đối được tính theo công thức sau: ” [7, tr. 86].
Ví dụ: “bất biến” (t.) theo nghĩa thông thƣờng là “ở trạng thái không hề thay đổi, không phát triển” [97, tr. 47]. Vd: Không có hiện tượng tự nhiên cũng như xã
hội nào là bất biến. Theo nghĩa thuật ngữ chuyên ngành Vật lí, “bất biến” là “đại
lƣợng không thay đổi đối với một phép biến đổi nào đó” [6, tr. 17]. Vd: “Gia tốc là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán tính, vì nó không đổi khi ta thay hệ quy chiếu quán tính này bằng hệ quy chiếu quán tính khác” [6, tr. 17].
Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 3.18 sau: