Cách phân loại danh từ của Nguyễn Tài Cẩn và Diệp Quang Ban đều chủ yếu dựa vào đặc điểm hoạt động ngữ pháp rồi đến đặc trƣng ngữ nghĩa. Trong khi đó bảng phân loại danh từ của Đinh Văn Đức không những nhấn mạnh sự phân biệt về đặc trƣng ngữ pháp mà còn đào sâu vào ngữ nghĩa của danh từ. Vì luận án nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng nên chúng tôi dựa vào cách phân loại của Đinh Văn Đức.
Do mục đích chính của luận án là phân tích ngữ nghĩa nên phạm vi xem xét trong chƣơng này là danh từ chung, loại danh từ đại diện điển hình về nghĩa danh từ. Nội bộ của danh từ chung, xét về mặt nội dung, có nhiều tiểu loại: danh từ cụ thể, danh từ trừu tƣợng. Các tiểu loại đƣợc phân biệt không phải bằng tiêu chí ngữ pháp mà cả tiêu chí ngữ nghĩa. Nghĩa và chức năng ngữ pháp có mối quan hệ không tách rời. Bây giờ đi sâu vào ngữ nghĩa của danh từ, chúng tôi không muốn dừng lại ở phạm vi chức năng ngữ pháp thuộc phạm trù từ vựng - ngữ pháp mà đi sâu vào
phạm vi chức năng - nghĩa để thấy rõ hơn chức năng ngữ nghĩa của danh từ, đặc
điểm kiêm chức năng của danh từ trong khi từ vẫn giữ tính đồng nhất từ loại (chƣa phân li thành đồng âm). Lí luận truyền thống và hiện đại về chức năng - nghĩa cũng đã cung cấp những cơ sở để làm chỗ dựa cho sự phân tích nghĩa.
Phạm vi chức năng - nghĩa mà chúng tôi đang bàn ở đây là từ nhƣng không phải là từ chung chung, mà nội dung danh từ - nghĩa của nó tƣơng ứng với những phạm vi, dấu hiệu, thuộc tính, đặc điểm khác nhau của sự vật đƣợc gọi tên thuộc những phạm vi hoạt động, tồn tại cụ thể mà ở đó nghĩa của từ khi nó hoàn thành chức năng thì bộc lộ ra. Chẳng hạn: “đường” là một danh từ có nghĩa thông thƣờng “chất kết tinh vị ngọt, thƣờng chế từ mía hoặc củ cải đƣờng” [97, tr. 346]. Theo kiểu nghĩa chức năng từ vựng, nghĩa này thuộc kiểu nghĩa biểu thị của tầng nghĩa thực tiễn, thể hiện trong các kết hợp: đường trái cây; nước đường... Với tƣ cách là thuật ngữ Hóa học, “đường”mang nghĩa thuật ngữ “tên thƣờng gọi của saccarôzơ C12H22O11, chất tinh thể trắng có vị ngọt, tan trong nƣớc và ít tan trong các dung môi hữu cơ” (thuộc kiểu nghĩa biểu niệm, tầng nghĩa trí tuệ) [14, tr. 118]. Vd:
kiêm thêm chức năng thuật ngữ. Điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình chuyển đổi nghĩa của từ “đường” thu nạp thêm nội dung mới (nội dung chuyên môn).
Nhƣ vậy, xét về chức năng định danh, ngoài chức năng nghĩa thông thường, danh từ còn có chức năng chính xác hóa biểu thị khái niệm là nghĩa thuật ngữ. Đó chính là hiện tƣợng thuật ngữ hóa, tức vốn là một từ thƣờng mang nghĩa thông thƣờng nay kiêm thêm chức năng thuật ngữ với thuộc tính nội dung xác định, nội dung thuật ngữ khoa học (phân biệt nội dung thƣờng dùng).
2.3. Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ trong các lĩnh vực khoa học khác nhau khác nhau
Khi khảo sát vốn thuật ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có một quá trình kiêm chức năng - nghĩa rất rõ nét. Hiện tƣợng này đƣợc xem nhƣ một phƣơng thức tạo thuật ngữ mà ngƣời ta gọi là thuật ngữ hóa từ thông thƣờng. Đây là hiện tƣợng xảy ra trong quá trình phát triển vốn từ tiếng Việt. Nó tƣơng ứng với sự phát triển xã hội và khoa học của Việt Nam. Từ những năm đầu thế kỉ XX, do tiếp xúc với nền văn hóa, văn minh mới nên bắt đầu xuất hiện hệ thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, phƣơng thức phát triển nghĩa của từ bằng con đƣờng thuật ngữ hóa từ thông thƣờng chƣa phải là hƣớng phát triển chính. Việc phát triển nghĩa bằng con đƣờng thuật ngữ hóa từ thông thƣờng phải đến những năm 40 của thế kỉ XX mới thực sự đƣợc quan tâm, bằng chứng là sự ra đời cuốn “Danh từ khoa học” của tác giả Hoàng Xuân Hãn, hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên và công nghệ Việt Nam hình thành. Một loạt từ ngữ mang nghĩa thuật ngữ ra đời chỉ những sự vật, hiện tƣợng, những khái niệm trong các lĩnh vực: chính trị, khoa học, quân sự,... Thời kì này, Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc đã đề ra việc ƣu tiên dùng những từ sẵn có của tiếng Việt để tạo ra những thuật ngữ khoa học: cứng, co, dính,... Thành tích của công tác thuật ngữ hóa những từ thông thƣờng ở giai đoạn này là rất lớn. Tuy nhiên, công tác đó chƣa có sự thống nhất về nguyên tắc, thiếu sự chỉ đạo thống nhất nên dẫn tới hiện tƣợng một trƣờng hợp có thể đƣợc gọi bằng nhiều cách khác nhau. Thời kì đổi mới, hàng loạt những sự vật, hiện tƣợng mới đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,... xuất hiện. Khuynh
hƣớng chuyển nghĩa bằng con đƣờng thuật ngữ hóa từ thông thƣờng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây, không những là điều kiện để các từ ngữ mới xuất hiện mà còn là nguyên nhân, điều kiện để xuất hiện và phát triển các nghĩa mới. Đây chính là phạm vi chuyển đổi chức năng - nghĩa mà chúng tôi đề cập tới. Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa này diễn ra cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
2.3.1. Sự chuyển đổi đa dạng chức năng - nghĩa của danh từ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên học tự nhiên
Việc sử dụng các từ thông thƣờng có sẵn trong từ vựng tiếng Việt và bổ sung cho những từ đó các khái niệm khoa học cần biểu đạt để chúng đảm nhiệm chức năng thuật ngữ trong phong cách khoa học, văn bản khoa học là con đƣờng thuật ngữ hóa từ thông thƣờng. Đây chính là con đƣờng tạo thành hệ thuật ngữ tiếng Việt đảm bảo đƣợc một trong những nguyên tắc xây dựng thuật ngữ là tính dân tộc và
đại chúng. Khởi thủy vốn là một từ thông thƣờng có nghĩa biểu thị thuộc tầng nghĩa
thực tiễn nay từ đó kiêm thêm chức năng thuật ngữ với nội dung khái niệm khoa học cần định danh, cần biểu đạt. Ví dụ trong tiếng Việt, từ “chu kì” (d.) là một danh từ kiêm chức năng - nghĩa. Ngay từ khi mới ra đời, “chu kì” xuất hiện trong phong cách ngôn ngữ giao tiếp sinh hoạt đời thƣờng với nghĩa thông thƣờng là “khoảng thời gian không đổi ngắn nhất để một quá trình tuần hoàn lặp lại sự diễn biến của nó” [97, tr. 167]. Vd: Chu kì quay của Trái Đất là một ngày đêm. Khi đơn vị này tham gia vào các lĩnh vực khoa học khác nhau thì nó đảm nhiệm chức năng thuật ngữ với những khái niệm khác nhau. Cụ thể là, trong ngành Hóa học, “chu kì”
mang nghĩa thuật ngữ là “dãy nguyên tố hóa học sắp xếp theo chiều tăng của nguyên tử số, từ một nguyên tố kiềm đến một khí trơ, trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học” [97, tr. 167]. Trong lĩnh vực Toán học, “chu kì” mang nghĩa thuật ngữ khác, đó là “số nhỏ nhất mà khi cộng hay trừ số ấy vào bất kỳ giá trị nào của biến số cũng không làm thay đổi giá trị tƣơng ứng của hàm số” [97, tr. 7]. Vd: “Hàm số hằng f(x) = c (c là hằng số) là một hàm số tuần hoàn. Với mọi số dương T ta đều có f(x+T) = f(x) = c. Tuy nhiên không có số dương T nhỏ nhất thỏa mãn định
nghĩa nên hàm số tuần hoàn này không có chu kì” [58, tr. 14]. Nghĩa thuật ngữ mới này vƣợt khỏi giới hạn của tầng nghĩa đã có (tầng nghĩa thực tiễn) chuyển sang tầng nghĩa trí tuệ, tầng nghĩa biểu đạt những khái niệm khoa học, nội dung chuyên môn.
Nhƣ vậy cùng một chức năng gọi tên nhƣng “chu kì” đƣợc phân biệt bởi những dấu hiệu, phạm vi, thuộc tính khác nhau, cụ thể là phạm vi đời thƣờng và phạm vi khoa học tự nhiên.
2.3.2. Sự chuyển đổi đa dạng chức năng - nghĩa của danh từ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn học xã hội và nhân văn
Từ “kết cấu” (d.) là một danh từ kiêm chức năng - nghĩa trong cả phong cách sinh hoạt đời thƣờng và phong cách khoa học xã hội và nhân văn. Với nghĩa thƣờng, “kết cấu”mang những nghĩa sau: “1. Cấu trúc. 2. Hệ thống các cấu kiện riêng rẽ của công trình xây dựng hay máy móc kết hợp với nhau, làm thành một thể có chức năng thống nhất. 3. Sự phân chia và bố trí các phần, các chƣơng mục theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm” [97, tr. 468]. Khi “kết
cấu” đƣợc dùng trong lĩnh vực Văn học thì nó mang nghĩa chuyên môn: “toàn bộ tổ
chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [50, tr. 156]. Vd: “...Như thế, kiểu kết cấu theo dòng chảy của một quá trình hồi tưởng là một công phu sáng tạo về hình thức. Nhưng ý nghĩa nghệ thuật của sự sáng tạo hình thức ấy lại ở chỗ nó góp phần
đắc lực nhất trong việc biểu hiện những phám khá về mặt nội dung” [91, tr. 597].
Nhƣ vậy, “kết cấu” vốn là từ thƣờng mang nghĩa biểu thị thuộc tầng nghĩa thực tiễn. Khi đơn vị này xuất hiện trong phong cách khoa học thì nó mang chức năng thuật ngữ với nghĩa chuyên môn của ngành Văn học. Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa thuật ngữ của “kết cấu” là dựa vào nét nghĩa chung “cấu trúc”. Điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng.
2.4. Kết quả phân tích định lƣợng và định tính
Thực tế việc phân lập, phân biệt chức năng - nghĩa xảy ra khá phổ biến trong các loại hình phong cách chức năng, trong việc chọn dùng từ thƣờng với nội dung thuật ngữ. Đi vào luận giải đánh giá nội dung nghĩa chuyển tầng, chuyển phạm vi
chức năng - nghĩa từ vựng, chúng tôi chủ yếu dẫn thông tin, những nghĩa thông thƣờng trong “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên - cuốn từ điển đƣợc đánh giá cao, những nghĩa thuật ngữ đƣợc trích dẫn từ các cuốn từ điển chuyên ngành mà luận án nghiên cứu, cũng có trƣờng hợp nghĩa chuyên môn đƣợc trích trong “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê mà từ điển chú thích là (chm.).
Những đơn vị chúng tôi chọn để khảo sát, thống kê, chứng minh và đƣa thí dụ về sự chuyển đổi chức năng - nghĩa chỉ là từ - một trong hai loại đơn vị làm thành hệ thuật ngữ là từ và ngữ, cụ thể là từ đơn và từ ghép nghĩa. Vì từ đơn phần nhiều là từ thuần Việt, từ ghép nghĩa là loại điển hình cho từ ghép nên chúng càng thể hiện rõ quy luật chuyển đổi. Với những từ ghép nghĩa đó chúng tôi coi là từ đa tiết. Nhƣ vậy những dẫn dụ chứng tỏ sự chuyển tầng nghĩa, chuyển đổi nội dung chức năng là thuộc cấp độ từ, đơn vị định danh cơ bản của ngôn ngữ, từ vừa là kí hiệu ngôn ngữ cũng vừa là kí hiệu văn hóa - xã hội đang đƣợc đặc biệt chú ý khảo cứu. Chúng tôi xin lần lƣợt phân tích một số biểu hiện.
2.4.1. Kết quả phân tích định lượng
Nhƣ phần đầu đã nói, trong ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát là “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (từ điển tƣơng đối chuẩn) và các sách giáo khoa, các cuốn từ điển thuật ngữ của các ngành khoa học. Đó là những cuốn từ điển đã đƣợc công bố và xuất bản một cách chính thức. Những cuốn từ điển này phục vụ cho đối tƣợng phổ rộng, từ học sinh trung học đến trình độ đại học và sau đại học, chẳng hạn nhƣ “Từ điển Hóa học phổ thông”, “Từ điển Vật lí phổ thông”, “Từ điển Sinh học” dành cho học sinh trung học, còn “Từ điển Triết học” và “Từ điển Tâm lý” dành cho những nhà chuyên môn. Phải nói rằng chất lƣợng giải thích nghĩa (nghĩa khái niệm) của thuật ngữ dành cho học sinh phổ thông ở một mức độ cần thiết cho sự dễ hiểu, dễ nhớ tức là có ƣu điểm về mặt sƣ phạm nhƣng nội dung chính xác cao của thuật ngữ chƣa hẳn đã hoàn toàn thỏa mãn. Tuy nhiên, về nguyên tắc nghiên cứu, để tôn trọng trích dẫn khách quan, chúng tôi giữ nguyên những chú thích nghĩa nhƣ văn bản vốn có. Do đó, giữa các định nghĩa, lời giải thích ở trình độ cao và
chuẩn mực với những các định nghĩa, lời giải thích ở trong tài liệu phổ thông có độ chênh nhất định.
Chúng tôi đã thống kê các thuật ngữ (danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết) vốn là từ thƣờng nay kiêm thêm chức năng thuật ngữ trên các ngữ liệu thuộc lĩnh vực KHTN và lĩnh vực KHXH&NVvới những kết quả nhƣ sau:
2.4.1.1. Ngữ liệu về lĩnh vực khoa học tự nhiên
Theo “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê, KHTN cũng nhƣ từng lĩnh vực chuyên môn đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Khoa học tự nhiên là “tên gọi chung các khoa học nghiên cứu những quy luật
của thế giới vật chất, nhƣ: Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học, v.v.” [97, tr.
485]. Toán học là “khoa học nghiên cứu các quan hệ số lƣợng và hình dạng trong
thế giới khách quan” [97, tr. 969]. Hóa học là “khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và sự biến hóa của các chất ” [97, tr. 431]. Vật lí là “khoa học nghiên cứu về cấu trúc và các dạng chuyển động của vật chất” [97, tr. 1068]. Sinh học là “tổng thể các khoa học về thế giới hữu sinh và về các quá trình sống” [97, tr. 969].
Từ những định nghĩa trên và để có cơ sở khoa học trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đƣa ra một định nghĩa về thuật ngữ KHTN nhƣ sau: Thuật ngữ KHTN là từ ngữ biểu thị khái niệm hoặc đối tượng trong một chuyên ngành thuộc lĩnh vực KHTN.
Chúng tôi đã thống kê và phân loại các thuật ngữ hóa từ thông thƣờng thuộc từ loại danh từ trong các tƣ liệu: sách giáo khoa Toán học lớp 10,11,12 (bao gồm sách Hình học, Đại số và Giải tích); Từ điển Hóa học phổ thông; Từ điển Sinh học; Từ điển Vật lí phổ thông.
a. Sách giáo khoa Toán học lớp 10, 11, 12 (bao gồm sách Hình học, Đại số và Giải tích): chúng tôi đã thống kê đƣợc 407 thuật ngữ hóa từ thông thƣờng, trong đó thuật ngữ là danh từ chiếm 326 thuật ngữ: 45 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (13,8%) và 281 thuật ngữ là danh từ đa tiết (86,2%). Nhƣ vậy, số lƣợng danh từ chiếm đa số 326/407 = 80,09%. Chúng tôi xin dẫn một số ví dụ trong nguồn ngữ liệu này:
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đơn tiết:
+ Ví dụ: “cạnh” (d.) theo nghĩa thông thƣờng: “1. Chỗ một mặt phẳng tiếp giáp
với một mặt phẳng khác trong cùng một vật và chìa ra phía ngoài...2. Chỗ vật này tiếp giáp với những vật khác; chỗ sát liền bên...” [97, tr. 108]. Theo nghĩa chuyên môn,“cạnh” là “đoạn làm thành phần của một đƣờng gấp khúc hay của một đa giác” [97, tr. 108]. Vd: “Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự ở E và F.
a)Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
b)Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi?” [28, tr. 109]
+ Ví dụ: “chuỗi” (d.) trong “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê mang những
nghĩa thông thƣờng sau: “1. Tập hợp gồm nhiều hạt xâu thành dây, dùng làm vật trang sức. Vd: đeo chuỗi ngọc. 2. Tập hợp gồm nhiều vật nhỏ cùng loại hoặc có hình dạng gần giống nhau, xâu thành dây. Vd: Một chuỗi tiền xu. 3. Tổng thể nói chung những sự vật hay sự việc cùng loại kế tiếp nhau” [97, tr. 178]. Vd: “Trước và sau Tết 2 ngày, La Vie đồng loạt triển khai chuỗi hoạt động vui xuân, đón Tết cùng những phần quà hấp dẫn tại 4 thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ” [149, tr. 3]. Theo nghĩa chuyên môn, “chuỗi” là “dãy số hoặc dãy