Thuật ngữ là danh từ trong Từ điển thuật ngữVăn học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 70 - 72)

Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ

Danh từ Đơn tiết Đa tiết

TĐ TN Văn học (187 thuật ngữ 157 (83,96%) 29 (18,47%) 128 (81,53%)

d. Từ điển Triết học: chúng tôi thống kê đƣợc 275 thuật ngữ hóa từ thông thƣờng, danh từ chiếm số lƣợng đa số: 174 thuật ngữ, khoảng 63,28% trong đó có 9 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (5,17%) và 165 thuật ngữ là danh từ đa tiết (94,83%).

- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đơn tiết:

+ Ví dụ: “chất” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “vật chất tồn tại ở một thể nhất định, cái cấu tạo nên các vật thể” [97, tr. 138]. Vd: “Cùng với đạm (protein), đường (gluxit), mỡ (lipid) là một trong những chất cơ bản, cần thiết để cung cấp

năng lượng cho hoạt động của cơ thể”. Theo nghĩa thuật ngữ của ngành Triết học,

“chất” là “tính quy định của một sự vật khiến cho nó là sự vật này, chứ không phải là sự vật khác, và khác với các sự vật khác” [105, tr. 81]. Vd: “Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với những người khác, với môi trường xung quanh, thông qua lời nói và việc làm của người ấy” [79, tr. 233].

+ Ví dụ: “lượng” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “mức độ nhiều ít, có thể xác định đƣợc bằng con số cụ thể”. Vd: Lượng mưa hàng năm [97, tr. 579]. Theo nghĩa thuật ngữ, “lượng” là “một tính quy định của sự vật mà nhờ đó (trên thực tế hoặc trong tƣ duy), ta có thể phân chia nó thành những bộ phận cùng loại và có thể tập hợp các bộ phận đó lại làm một” [105, tr. 81]. Vd: “Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm... Trong thực tế, lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc của ánh

sáng là 300.000km trong một giây...” [79, tr. 235].

- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đa tiết:

+ Ví dụ: “điều kiện” (d.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra” [97, tr. 311]. Vd: “Tại huyện Phú Xuyên, một số trường học chỉ có thể tạo điều kiện cho giáo viên có tiền đón Tết bằng cách ứng trước lương tháng...” [74, tr. 16]. “2. Điều nêu ra nhƣ một đòi hỏi trƣớc khi thực hiện một việc nào đó” [97, tr. 311]. Vd: “...Như vậy, theo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng đủ các điều kiện: hoàn toàn tự nguyện và phải được lập thành

văn bản” [114, tr. 6]. “3. Những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc

sự xảy ra của một cái gì đó (nói tổng quát); hoàn cảnh” [97, tr. 311]. Vd: “...Tuy nhiên, theo chị, tùy điều kiện gia đình, có thể không duy trì bữa sáng, bữa trưa nhưng bữa tối thì nên đều đặn. Đó là khoảng thời gian tất cả mọi thành viên

đoàn tụ sau một ngày làm việc, học tập” [92, tr. 7]. Theo nghĩa thuật ngữ trong

ngành Triết học, “điều kiện” là “phạm trù triết học nói lên quan hệ giữa đối tƣợng với các hiện tƣợng bao quanh nó và nếu không có chúng thì đối tƣợng không thể tồn tại đƣợc” [105, tr. 180]. Vd: “...Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lí luận...” [125, tr. 363].

+ Ví dụ: “biểu tượng” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “hình ảnh tƣợng trƣng” [97, tr. 64]. Vd: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình. Theo nghĩa thuật ngữ của ngành triết học, “biểu tượng” là “hình ảnh trực quan - cảm tính, khái quát về các sự vật, hiện tƣợng và hiện tƣợng của hiện thực, đƣợc giữ lại và tái tạo lại trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân sự vật và các hiện tƣợng đến giác quan” [105, tr. 42]. Vd: “Tư tưởng triết học Trung Quốc xuất hiện vào thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) từ thiên niên kỷ II-I tr.CN với các

biểu tượng như „đế‟, „thượng đế‟, „quỷ thần‟, „âm dương‟,...” [125, tr. 31].

+ Ví dụ: “ý thức” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “sự nhận thức đúng đắn,

biểu hiện bằng thái độ hành động cần phải có” [97, tr. 127]. Vd: “...Ngoài ra, các em còn có ý thức phân công công việc, biết cách bảo vệ môi trường và quan

tâm, chia sẻ với nhau hơn” [112, tr. 8]. Theo nghĩa thuật ngữ, “ý thức” là “hình

thức phản ánh cao cấp, riêng có ở con ngƣời, đối với thực tại khách quan. Ý thức là toàn bộ các quá trình tâm lí tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con ngƣời đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó” [105, tr. 711]. Vd: “Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục

tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp” [79, tr. 178].

Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 2.11 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)