Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Danh từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ Tâm lý (229 thuật ngữ) 109 (47,60%) 30 (27,52%) 79 (72,48%)
c. Từ điển thuật ngữ Văn học: chúng tôi thống kê đƣợc 187 thuật ngữ, trong đó có 157 thuật ngữ là danh từ, chiếm 83,96%: 29 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (18,47%) và 128 thuật ngữ là danh từ đa tiết (81,53%).
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đơn tiết:
Ví dụ: “hồi” (d.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Từ dùng để chỉ từng đơn vị quá trình diễn ra của một hoạt động liên tục, trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn. Đánh một hồi trống. Tiếng chuông đổ hồi. 2. Khoảng thời gian tƣơng đối ngắn, coi là thời điểm đã (hoặc đôi khi đang) diễn ra một sự việc nào đó.
Mưa hồi đêm. Hồi lâu. Hồi con gái” [97, tr. 442]. Theo nghĩa chuyên môn, “hồi” là “những phần đƣợc chia ra trong một vở kịch, về hình thức sân khấu, đƣợc đánh giá bằng việc hạ màn để khán giả giải lao và để thay đổi trang trí, về nội dung, là thể hiện xong một bƣớc ngoặc lớn của vở kịch. Vì vậy một hồi bao giờ cũng có sự biến quan trọng làm trung tâm” [50, tr. 151]. Vd: “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là lớp kịch kết thúc hồi II của vở kịch “Trưởng giả học làm sang”.
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đa tiết:
Ví dụ: “kết cấu” (d.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Cấu trúc. 2.
Hệ thống các cấu kiện riêng rẽ của công trình xây dựng hay máy móc kết hợp với nhau, làm thành một thể có chức năng thống nhất” [97, tr. 468]. Theo nghĩa ngành Văn học, “kết cấu” là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [50, tr.
156]. Vd: “…Như thế, kiểu kết cấu theo dòng chảy của một quá trình hồi tưởng là
một công phu sáng tạo về hình thức. Nhưng ý nghĩa nghệ thuật của sự sáng tạo hình thức ấy lại ở chỗ nó góp phần đắc lực nhất trong việc biểu hiện những khám phá về mặt nội dung” [91, tr. 597].
Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 2.10 sau: