Tóm tắt phân loại động từ của Diệp Quang Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 93 - 96)

Các lớp động từ Ví dụ Bản chất ý nghĩa quá trình gắn với động từ Động từ không độc lập Tình thái nên, cần, phải... có thể, không thể... định, toan, dám, nỡ,… mong, muốn, ước,…

bị, được, mắc phải, chịu, cho, xem, thấy,… - Chỉ sự cần thiết - Chỉ khả năng - Chỉ ý chí - Chỉ mong muốn - Chỉ tiếp thụ - Chỉ bình giá Quan hệ Là, làm Còn, có, mất, biến,…

Hóa, thành, hóa ra,… Bắt đầu, tiếp tục,... Gần, xa, gần gụi... Giống, khác, hơn, kém - Chỉ đồng nhất - Chỉ tồn tại - Chỉ sở hữu - Chỉ biến hóa - Diễn trình thời gian - Diễn trình không gian - So sánh, đối chiếu Động từ độc lập Phân loại theo phụ từ đi kèm Viết, đánh, đi, làm lụng

Nói, nghe, hiểu Hành động

Yêu, ghét, thích, mê...

Thấy, cảm thấy... Trạng thái

Phân loại theo thực từ đi kèm Ngồi, đứng, nằm, lăn,... Ngủ, thức, cười Cằn nhằn, hậm hực,… - Hành động (Không tác động- Không đòi hỏi thực từ đi kèm)

đánh, trồng, học... cho, tặng, gửi, lấy... sai, bảo, khiến,... ra, vào, lên, xuống,... đi, chạy, bò, lăn,... kéo, đẩy, xô...

- Hành động (Tác động hoặc bị tác động, hoặc chuyển động - Thƣờng có thực từ đi kèm)

Từ loại động từ đƣợc phân loại rất cụ thể và các tác giả có những cách phân loại khác nhau theo những tiêu chí khác nhau: ngữ pháp, ngữ nghĩa. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm tới vấn đề sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ trong các

lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, chúng tôi không xét tới các động từ tình thái, động từ

chỉ quan hệ mang nghĩa trừu tƣợng mà chỉ xét lớp động từ động từ độc lập - động từ có thể đứng một mình làm thành phần câu - đƣợc thể hiện trong bảng phân loại của Diệp Quang Ban. Ta lấy ví dụ từ“biểu diễn”(đg.) vốn là từ quen thuộc, thƣờng dùngtrong giao tiếp đời sống với nghĩa “trình bày nghệ thuật hay võ thuật cho công chúng thƣởng thức” [97, tr. 79]. Vd: “Năm cung chèo có thời gian là 50 phút, nhưng khi xúc tiến du lịch, Nhà hát chèo Việt Nam không biểu diễn cả 50 phút” [48,

tr. 11]. Khi từ “biểu diễn” đƣợc dùng trong chuyên ngành Toán học thì nó không còn là từ thƣờng nữa mà là thuật ngữ với nội dung chuyên môn “diễn tả bằng công thức hoặc hình vẽ”. Vd: “Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên

trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b” [26, tr. 71]; “Biểu diễn hình học

tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn: 2x+y≤3” [57, tr. 96]. Nhƣ vậy,

“biểu diễn” khởi thủy vốn là một từ thông thƣờng, mang nghĩa biểu thị thuộc tầng

nghĩa thực tiễn nay từ này đảm nhiệm thêm chức năng thuật ngữ với nội dung khái niệm khoa học cần biểu đạt. Nghĩa thuật ngữ mới này vƣợt khỏi giới hạn tầng nghĩa đã có (tầng nghĩa thực tiễn) chuyển sang tầng nghĩa trí tuệ. Một thí dụ khác,

“khử” (đg.) mang nghĩa thông thƣờng là “làm cho mất đi để loại bỏ tác dụng” [97,

tr. 498]. Vd: Bón vôi khử chua cho đất. Về sau “khử” đƣợc dùng trong lĩnh vực chuyên ngành Hóa học với chức năng thuật ngữ mang nghĩa chuyên môn: “Quá trình làm giảm số oxi hóa của một nguyên tố do nhận thêm electron… 2. Cộng hiđro vào một chất hoặc tách oxi ra khỏi một chất” [14, tr. 175]. Vd: “Lập phương trình hóa học của phản ứng khí cacbon monooxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao thành sắt và cacbon đioxit theo sơ đồ phản ứng:

[142, tr. 81].

3.2.2. Các loại tính từ và sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của tính từ trong các lĩnh vực khoa học khác nhau lĩnh vực khoa học khác nhau

Tính từ là từ loại có vị trí quan trọng trong các thực từ tiếng Việt, sau danh từ và động từ. Tính từ có ý nghĩa chỉ ra tính chất, các đặc trƣng nói chung. Sự vật (các thực thể) trong thế giới có hai thuộc tính rất cơ bản: tồn tại trong sự vận động và trong sự đa dạng. Thuộc tính vận động là cơ sở khách quan của việc hình thành ý nghĩa của từ loại động từ. Ý nghĩa đó là một loại đặc trƣng cho chủ thể. Thuộc tính đa dạng khiến các sự vật không giống nhau. Nét khu biệt về kích thƣớc, trọng lƣợng, màu sắc và các khía cạnh chất lƣợng đã khiến hình thành một phƣơng diện khác đặc trƣng. Nó cũng là đặc trƣng cho chủ thể, chỉ ra cái hạn định cho mỗi đối tƣợng. Đặc trƣng này chính là cơ sở ngữ nghĩa của tính từ. Với thuộc tính từ vựng, ý nghĩa tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dung phản ánh thực tại. Nhƣng ý nghĩa tính từ, khác với danh từ và động từ, còn bao gồm đặc trƣng hình thành theo nhận thức chủ quan của con ngƣời trong quan hệ đối tƣợng - những quan hệ của trạng thái tình cảm và những liên hệ trừu tƣợng hơn.

Trong tiếng Việt, trong quan hệ với danh từ, chức năng của tính từ có bị thu hẹp, do sự mở rộng khả năng ngữ pháp của danh từ. Trong trƣờng hợp các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có chung một biểu vật (ý nghĩa ngữ pháp gắn với đối tƣợng phản ánh mang tính thƣờng xuyên), đây là thuộc tính bản chất; các ý nghĩa ngữ pháp hình thành do mối quan hệ giữa các khái niệm tƣ duy mang tính thƣờng xuyên, thuộc tính này thiên về chức năng. Nhƣ vậy, nếu có sự trùng hợp về biểu vật mà có mặt ý nghĩa ngữ pháp khác nhau thì cơ sở phân định từ loại (xét về phƣơng diện ngữ nghĩa) là loại ý nghĩa thƣờng xuyên. Ví dụ: từ “công nhân” có ý nghĩa thực thể (một bác công nhân) vừa có ý nghĩa đặc trƣng (tác phong công nhân), nhƣng ý nghĩa thực thể là ý nghĩa cơ bản, sẽ đƣợc lấy làm cơ sở để phân định. Do

đó, “công nhân” thuộc về ý nghĩa của danh từ là chính.

Tính từ cũng là một từ loại cơ bản nhƣ danh từ, động từ. Tính từ rất cần thiết, có tác dụng miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt. Nó có vai trò tích cực về mặt tạo từ. Cả trên bình diện ngữ pháp và trên bình diện ngữ nghĩa, tính từ làm thành một lớp từ gián tiếp, không độc lập, xét trong quan hệ với thực tại. Do tính từ không có một phạm vi đối tƣợng riêng, tính từ thiếu đi một

ngoại diên riêng, nên chúng phải tiếp nhận một phạm vi ngoại diên của danh từ mà chúng hạn định, đồng thời bổ sung nội hàm của mình cho danh từ đó.

Việc phân loại tính từ tiếng Việt đƣợc đƣa ra theo những tiêu chí khác nhau của các tác giả. Chẳng hạn: Lê Biên dựa vào tiêu chí nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ để chia từ loại tính từ thành các tiểu loại [9, tr. 103-108]:

- Những tính từ chỉ đặc trƣng, tính chất tuyệt đối. - Những tính từ chỉ đặc trƣng thuộc về phẩm chất.

Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trƣng (đặc trƣng của thực thể hay đặc trƣng của quá trình). Ý nghĩa đặc trƣng đƣợc biểu hiện trong tính từ thƣờng có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ).

Từ cách phân chia tính từ thành các tiểu loại của Diệp Quang Ban, chúng tôi tổng hợp qua bảng 3.3 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)